Main là gì? Vai trò và thành phần chính của mainboard

0
(0)

Đam mê công nghệ hay dự định trang bị cho bản thân một bộ PC xịn sò. Cùng Dinhnghia tìm hiểu bài viết sau đây để biết main máy tính là gì cũng như thành phần cấu tạo nên bộ main máy tính, vai trò, những điểm thú vị của main máy tính!

Main là gì?

Main máy tính (Mainboard) là bo mạch chủ của một bảng mạch, đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc cấu tạo nên một bộ máy tính và laptop. Giúp liên kết các bộ phận khác trong máy tính thành một thể hoàn chỉnh, mainboard được đặt trong thùng máy tính.

Main máy tính
Main máy tính

Vai trò của mainboard trong máy tính

Được coi như là trung tâm quản lý và điều khiển bên trong máy tính, mainboard có tác động quan trọng tới các thiết bị ngoại vi khác gồm các chức năng dưới đây:

  • Điều khiển điện áp, tốc độ đường truyền dữ liệu của các thiết bị.
  • Quản lý đường đi, tốc độ của luồng dữ liệu.
  • Góp phần quan trọng trong cấu trúc, cấu hình và độ bền của máy tính.
Thùng máy tính
Thùng máy tính

Cách thức hoạt động của main máy tính

Để hiểu rõ hơn về main máy tính hay mainboard máy tính thì nguyên lý hoạt động là phần quan trọng, không thể bỏ qua.

Sơ đồ hoạt động của main máy tính
Sơ đồ hoạt động của main máy tính
  • Bus là các thiết bị có tốc độ truyền tải dữ liệu thông tin có chức năng truyền nhận dữ liệu thông giữa các thành phần khác nhau trong máy tính.
  • 2 chipset cầu bắc và chip cầu nam nối các thành phần linh kiện nối CPU – RAM hay CPU – VGA Card, RAM với các khe cắm mở rộng.
  • Tiếp tục, tốc độ Bus sẽ được điều khiển để tạo sự đồng bộ thông qua chip cầu bắc và chip cầu nam để mọi thứ được đồng bộ, thống nhất.

Các thành phần chính của main máy tính

Mainboard (Main máy tính) được cấu tạo bởi nhiều thành phần:

BIOS

BIOS, “Basic Input/Output System” (hệ thống thông tin đầu vào/đầu ra cơ bản”). Chứa đầy đủ các thông số làm việc của hệ thống, là thiết bị vào/ra cơ sở Main Server. Phụ trách việc kết nối và chạy trình điều khiển cho một số các thiết bị ngoại vi khác.

Bios trong mainboard
Bios trong mainboard

CPU

CPU là bộ vi xử lý trung tâm, chịu trách nhiệm tính toán kỹ lưỡng để đưa ra lệnh điều khiển vận hành và xử lý mọi yêu cầu của máy tính khi có thông tin dữ liệu được nhập vào máy tính. CPU được xem là một thành phần cốt lõi trong main máy tính, càng hiện đại càng chứng tỏ được độ mạnh mẽ của chiếc máy tính bạn đang sử dụng.

Tham khảo Intel Core I9 12900KS

CPU trong main máy tính
CPU trong main máy tính

Socket

Ổ cắm CPU, CPU sẽ được cắm vào vị trí này và tiếp xúc trực tiếp với mainboard. Socket của CPU theo từng loại sẽ được hỗ trợ bởi mainboard khác nhau. Số lượng chân socket của mỗi CPU cũng sẽ khác nhau.

Stocket trong main máy tính
Stocket trong main máy tính

Hệ thống Bus

Như tên gọi đây là một hệ thống máy tính có chức năng là kết nối các thành phần chính trong một máy tính, hỗ trợ việc truyền nhận dữ liệu giữa các thành phần đó. Bus có 2 loại phổ biến là bus trong (internal bus) và bus ngoài (external bus). Bus máy tính đơn lẻ có vai trò kết nối các thành phần chính của một hệ thống máy tính. Hệ thống bus sẽ kết hợp cùng các chức năng của một bus dữ liệu để mang thông tin.

Hệ thống Bus
Hệ thống Bus

Chipset

Nằm trong Main Server bao gồm 2 thành phần chipset cầu nam và chipset cầu bắc. Đảm nhận nhiệm vụ đưa thông tin dữ liệu từ đĩa cứng sang bộ nhớ rồi đến CPU và các thiết bị khác.

Chipset quyết định sự tương thích của phần cứng, khả năng OC (ép xung) và một số tùy chọn mở rộng khác trên máy.

Chipset bắc-nam
Chipset bắc-nam

Khe cắm PCI

PCI là từ viết tắt của Peripheral Component Interconnect ( Kết nối các thành phần ngoại vi) được biết tới là một chuẩn để truyền dữ liệu giữa các thiết bị ngoại vi đến mainboard.
Đối với main máy tính, RAM, card đồ họa, âm thanh, chuột, bàn phím, loa máy tính, card mạng,… thông thường được quyết định bởi chuẩn PCI.

Khe cắm PCI
Khe cắm PCI

Khe cắm PCI Express

PCI Express, từ viết tắt của Peripheral Component Interconnect Express, tên khác PCle là chuẩn kết nối tốc độ cao, khe cắm này được dùng để kết nối card đồ họa, cổng mạng nội bộ, USB, ổ SSD,… vào mainboard của máy tính.

Khe cắm PCI Express
Khe cắm PCI Express

Pin CMOS

CMOS, viết tắt của Complementary Metal – Oxide Semiconductor, pin CMOS là loại pin tròn nhỏ như hình dạng chiếc cúc áo, có kích thước đường kính khoảng 20mm dùng để cung cấp nguồn cho loại chip cùng tên nằm trên mainboard.

Pin CMOS
Pin CMOS

Kết nối IDE

IDE, từ viết tắt của Integrated Drive Electronics là loại kết nối tiêu chuẩn cho các thiết bị có vai trò lưu trữ bên trong máy tính như ổ cứng và ổ đĩa mềm. Đầu IDE 40 chân để kết nối với ổ đĩa cứng và đầu 34 chân để kết nối với ổ đĩa mềm.

Kết nối IDE
Kết nối IDE

Kết nối nguồn

Power Connectors tên tiếng việt là kết nối nguồn để nhận nguồn điện từ SMPS (Switching Mode Power Supply – bộ nguồn chuyển mạch), có các đầu nối gắn trên main máy tính.

Kết nối nguồn
Kết nối nguồn

Kết nối SATA

SATA, có tên viết tắt Serial Advanced Technology Attachment là một loại tiêu chuẩn kết nối các loại ổ cứng SSD, HDD,… với main máy tính. Có khả năng truyền thông tin dữ liệu chất lượng cao, tốc độ tải nhanh, dung lượng lưu trữ khủng 500 GB đến 16 TB.

Kết nối SATA
Kết nối SATA

Các lưu ý khi lựa chọn main máy tính

Việc lựa chọn cho bản thân một chiếc main máy tính ưng ý và có tính năng sử dụng lâu dài giúp tiết kiệm và tối ưu tính năng cần lưu ý những điều sau:

Lựa chọn Socket phù hợp với CPU: CPU là bộ vi xử lý trong main máy tính nên cần lựa chọn và xác định rõ xem main máy tính mà bạn dự định mua phải phù hợp để có thể kết nối được với CPU, đảm bảo rằng CPU và mainboard phải cùng loại socket.

  • Ví dụ: CPU i7/ i9 Ryzen thì bạn nên chọn mainboard dòng X hoặc dòng z như Mainboard Asus ROG Strix X299-E Gaming II,… và dòng Z như Mainboard ASUS ROG Strix Z690-A Gaming WiFi,…
Socket phải phù hợp với CPU
Socket phải phù hợp với CPU

Đối với bo mạch trên laptop: Lưu ý với máy tính xách tay CPU được hàn cố định trên bo mạch nên việc lựa chọn mainboard phù hợp dựa trên các tiêu chí về khả năng nâng cấp của bộ nhớ, RAM để phục vụ cho quá trình sử dụng lâu dài sau này.

Các loại main máy tính

Mainboard máy tính chuẩn AT

AT – Advanced Technology là một loại main được sử dụng vào năm 1980, nhược điểm là khó cài đặt các ổ đĩa mới khi cần, hiện tại đã không còn được quá ưa chuộng và sử dụng phổ biến trên thị trường.

Mainboard máy tính chuẩn ATX

ATX – Advanced Technology EXtended là một loại mainboard được nâng cấp, cải tiến từ AT
vào những năm 90. Có kích thước nhỏ 304,8×243,84mm, hiện tại vẫn còn được sử dụng.

Main AT năm 1980
Main AT năm 1980

Main máy tính ATX hiện đại

Là một sự nâng cấp có công nghệ vượt trội hơn main ATX trước đây với nhiều ưu điểm:
Ổ điện sạch và ổn định hơn với nhiều pha nguồn. Máy tính của bạn mát hơn bởi có nhiều khoảng trống xung quanh ổ cắm CPU để chứa bộ tản nhiệt lớn hơn. Giữa các khe có khoảng cách rộng, thông thoáng hơn dễ dàng thoát nhiệt từ bên trong ra ngoài, tăng độ bền cho các linh kiện bên trong.

Main ATX
Main ATX

Mainboard máy tính chuẩn micro-ATX

Một loại main máy tính kích thước nhỏ 243,84 x 243,84mm, có thể nhỏ hơn với kích thước 243,84 x 205,74mm phụ thuộc vào các nhà sản xuất. Micro-ATX có tối đa 4 khe cắm ít hơn ATX hiện đại có tối đa 7 khe cắm. Ưu điểm gọn nhẹ, giá thành rẻ.

Mainboard máy tính chuẩn mini ITX

Nhỏ hơn tất cả các loại main máy tính đã đề cập đến ở trên mini ITX chỉ có kích thước 170,18 x 170,18mm. Ưu điểm nhỏ, tiết kiệm điện bởi có thể không cần phải lắp quạt và sử dụng được cho các thiết kế chuẩn ATX, micro-ATX và các biến thể ATX khác nếu muốn.

Mainboard máy tính chuẩn E-ATX

Mạnh mẽ, hiệu năng cao là một trong những ưu điểm của E-ATX thường xuyên được các game thủ sử dụng để trang bị cho chiếc máy tính của mình. Ưu điểm là có thể mở rộng bộ nhớ và chứa một CPU mạnh. Tuy nhiên vì là một phiên bản cải tiến mở rộng của ATX nên có kích thước lớn hơn một ATX tiêu chuẩn tương đối nhiều.

Xem hình ảnh bên dưới để có cái nhìn trực quan hơn về các loại main máy tính dòng ATX hiện nay.

Các kích thước main hiện nay
Các kích thước main hiện nay

Xem thêm:

Hy vọng bạn đọc sẽ có được thêm trải nghiệm kiến thức main là gì, biết cách lựa chọn main máy tính phù hợp. Cùng theo dõi và đọc những bài viết tiếp theo của Dinhnghia để có thêm nhiều thông tin mới bạn nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Mạng 5G là gì? Mạng 5G khi nào phủ sóng toàn quốc?

Mạng 5G là bước tiến vượt bậc trong công...

Mạng 4G là gì? Có nhanh không? 4G và LTE khác gì nhau?

Mạng 4G, ra đời vào năm 2010, là thế...

3G là gì? Tốc độ của mạng 3G là bao nhiêu? Khác gì với 2G và 4G

Mạng 3G, ra đời vào đầu những năm 2000,...

Mạng 2G là gì? Tại sao cắt mạng 2G? Khi nào cắt?

Mạng 2G, công nghệ di động phổ biến từ...