Lúa mạch là một loại ngũ cốc được mọi người ưa chuộng sử dụng bởi thành phần dinh dưỡng cao kèm theo hương vị thơm ngon. Vậy lúa mạch là gì, lúa mạch có tác dụng gì? Hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
Nội dung bài viết
Lúa mạch là gì?
Lúa mạch có tên gọi khác là đại mạch (tên khoa học là Hordeum vulgare), đây là loại thực vật thân thảo, thuộc họ lúa mạch.
Lúa mạch được chia làm nhiều loại khác nhau nên cũng có thành phần dinh dưỡng khác nhau. Tùy theo mỗi loại lúa mạch mà người ta sử dụng cho mục đích chăn nuôi hoặc ăn uống. Lúa mạch chính là thành phần chính làm ra rượu, bia.

Tác dụng của lúa mạch đối với sức khoẻ
Giàu chất dinh dưỡng
Trong lúa mạch chứa rất nhiều thành phần vitamin và khoáng chất cùng các hợp chất thực vật. Khi được tiêu thụ ở dạng hạt, lúa mạch cung cấp rất nhiều chất xơ, molypden, mangan rất nhiều cho cơ thể. Ngoài ra, lúa mạch còn chứa chất Lignans giúp chống oxy hóa, ngăn ngừa bệnh tim.

Hỗ trợ giảm cân
Lúa mạch khi sử dụng sẽ làm giảm nhanh cơn đói đồng thời còn giúp tăng cảm giác no. Điều này rất thích hợp cho việc sử dụng cho mục đích giảm cân. Như đã nói ở trên, trong lúa mạch chứa rất nhiều chất xơ sẽ có hữu ích rất nhiều trong việc giảm cân.

Cải thiện hệ tiêu hoá
Phần lớn chất xơ trong lúa mạch thuộc loại không tan trong nước nên sẽ đẩy nhanh nhu động ruột, làm việc đại tiện trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, lúa mạch còn là nguồn dinh dưỡng cho nhóm lợi khuẩn đường ruột giúp cải thiện các tình trạng viêm, rối loạn đường ruột.

Giảm cholesterol
Các beta-glucans chứa trong lúa mạch giúp bạn giảm được lượng cholesterol xấu bằng cách liên kết với các axit mật. Việc sử dụng lúa mạch giúp cơ thể tăng hàm lượng cholesterol tốt và giảm thiểu các chất béo trung tính cho cơ thể.

Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim
Ngoài việc giảm các cholesterol xấu LDL, các chất xơ hòa tan trong lúa mạch còn có thể giúp cơ thể giảm huyết áp hiệu quả. Tình trạng huyết áp cao và các cholesterol xấu sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng của cơ thể cũng như tim mạch.

Ngăn ngừa sỏi mật
Những chất xơ không hòa tan trong lúa mạch sẽ giúp ngăn ngừa hiệu quả sự hình thành của sỏi trong túi mật. Các chất xơ này còn làm giảm khả năng phẫu thuật túi mật. Trung bình, 5g chất xơ không hòa tan trong lúa mạch sẽ giảm 10% nguy cơ sỏi mật cho cơ thể.

Giảm ung thư ruột kết
Các chất sơ hòa tan trong lúa mạch có khả năng liên kết với các chất ung thư trong cơ thể và từ đó đào thải chúng quá đường chất thải. Các hợp chất chống oxy hóa, axit phytic, axit phenolic và saponin trong lúa mạch sẽ làm chậm đi quá trình phát triển của ung thư ruột kết.

Chống loãng xương
Trong lúa mạch chứa một lượng lớn các chất canxi và photpho, đây chính là những yếu tốt chính trong việc hình thành và phát triển xương. Những dưỡng chất này sẽ giúp xây dựng cấu trúc xương, ngăn ngừa hiệu quả tình trạng loãng xương cho cơ thể.

Hỗ trợ chăm sóc da
Selen có chứa rất nhiều trong lúa mạch nên việc sử dụng loại ngũ cốc này sẽ giúp bạn chống lại các tế bào gây hại và giảm đáng kể tình trạng oxy hóa trên da. Việc này sẽ ngăn ngừa các nếp nhăn xuất hiện trên cơ thể, giúp da căng bóng, trắng sáng.

Tốt cho người thiếu máu
Tiêu thụ lúa mạch sẽ cung cấp một hàm lượng sắt và đồng, đẩy nhanh quá trình sản xuất tế bào hồng cầu và hemoglobin, giúp lưu thông khí huyết, ngăn ngừa hiệu quả trình trạng thiếu máu của cơ thể.

Giảm tình trạng hen suyễn
Rrotein nội nhũ 14.5 kDa có khả năng làm giảm tình trạng hen suyễn rất hiệu quả, làm giảm thiểu tối đa tình trạng hen suyễn trên cơ thể.

Cách bổ sung lúa mạch vào chế độ ăn uống
Lúa mạch có giá thành khá thấp nên việc bổ sung lúa mạch vào chế độ ăn uống hàng ngày là việc rất dễ dàng.
Các bạn có thể sử dụng lúa mạch để làm món ăn phụ hoặc ăn kèm, việc thay thế cơm trắng bằng lúa mạch cũng là một ý tưởng không tồi.
Bạn cũng có thể sử dụng lúa mạch cho các món súp, hầm, salad đều rất hiệu quả. Người dùng cũng có thể sử dụng các loại bánh có chứa sẵn các hạt ngũ cốc.

Cách bảo quản lúa mạch
Lúa mạch cũng giống như gạo rất dễ bị ẩm ướt và sâu bệnh nếu không bảo quản tốt. Chúng ta cần bảo quản lúa mạch trong hộp kính, đặt ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Với bột lúa mạch, bạn có thể bảo quản trong hộp kín trong khoảng một tháng ở nhiệt độ phòng hoặc 2 đến 3 tháng trong tủ lạnh. Bột lúa mạch sẽ có thể bảo quản được 4 tháng khi được đông lạnh.

Xem thêm:
- Nấm linh chi là gì? Tác dụng và cách chọn mua nấm chất lượng
- Cốm là gì? Cách chọn mua và bảo quản cốm tươi ngon đúng chuẩn
- Nhựa lúa mạch là gì? Ưu nhược điểm, lợi ích cần biết
Bài viết trên đã thông tin chi tết đến bạn lúa mạch là gì lúa mạch có tác dụng gì? Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn lựa chọn được loại lúa mạch thích hợp cho bản thân. Nếu thấy bài viết hay, hãy chia sẻ ngay để mọi người cũng biết nhé!
Để lại một bình luận