Hiện tại, Logistics là một trong những ngành nghề ngày càng phát triển với mức lương khủng cũng như cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Với nhiều bạn trẻ, trước khi tìm hiểu những cơ hội và thách thức của ngành Logistics cần hiểu rõ được định nghĩa Logistics là gì. Hôm nay, cùng trang DINHNGHIA tìm hiểu ngay nhé!
Nội dung bài viết
Logistics là gì?
Logistics là một ngành dịch vụ hậu cần, thực hiện nhiều hoạt động có liên quan đến vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác. Logistics bao gồm các hoạt động cụ thể là vận chuyển, lưu trữ hàng hóa, đóng gói, kho bãi, thủ tục hải quan…
Các hoạt động cụ thể trong ngành Logistics
Từ khái niệm bên trên, bạn đã có thể biết được một số hoạt động cụ thể trong ngành này có liên quan đến quản lý hậu cần trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa trong nước/ nước ngoài, quản lý đội tàu/ kho bãi/ hàng tồn kho, xử lý vật liệu, hoạch định nhu cầu,…
Tại sao Logistics lại quan trọng
Có thể nói Logistics đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp. Các hoạt động trong logistics sẽ giúp họ vận chuyển, lưu trữ vật liệu hàng hóa trong khâu sản xuất hoặc đưa sản phẩm đến tận tay khách hàng.
Quá trình này có thuận lợi, trơn tru thì doanh nghiệp mới có thể vận hành tốt và ngày càng phát triển. Đó chính là nguyên nhân vì sao ngành logistics ngày càng phổ biến và là một lĩnh vực tiềm năng với nhiều cơ hội việc làm.
Cơ hội và thách thức cho ngành Logistics
Cơ hội cho ngành Logistics:
- Đây là một ngành nghề xuất hiện khá lâu tại Việt Nam nhưng những năm gần đây bắt đầu phát triển vượt bậc với tốc tốc độ lên đến 35 – 40% với hơn 1.500 doanh nghiệp đang hoạt động tính đến thời điểm hiện nay.
- Theo thống kê của Viện nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam, thị trường nguồn nhân lực trong ngành Logistics đang thiếu khoảng 18.000 lao động. Điều này giúp khẳng định tiềm năng phát triển và cơ hội việc làm cho ngành này là rất lớn.
Thách thức cho ngành Logistics:
- Khả năng ngoại ngữ là yêu cầu tất yếu nếu bạn có định hướng đi theo ngành này vì bạn sẽ cần làm việc với nhiều doanh nghiệp nước ngoài cùng các chứng từ, biên bản được trình bày dưới dạng tiếng Anh.
- Tâm lý chủ động, chăm chỉ, tỉ mỉ vì bạn sẽ phải di chuyển nhiều, và tiếp xúc với nhiều giấy tờ quan trọng.
Học Logistics ra thì làm gì và mức lương bao nhiêu?
Nếu tra trên mạng, bạn có thể thấy rất nhiều vị trí công việc liên quan đến ngành Logistics. Sau đây là một số vị trí cùng với mức lương mà bạn có thể tham khảo:
- Nhân viên xuất nhập khẩu (5.000.000 – 9.000.000 VNĐ)
- Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu (10.000.000 – 15.000.000 VNĐ)
- Nhân viên thu mua (8.000.000 – 14.000.000 VNĐ)
- Nhân viên quản lý hàng hóa (10.000.000 – 15.000.000 VNĐ)
- Nhân viên quản lý điều hành hoạt động vận tải (8.000.000 – 12.000.000 VNĐ)
Các cấp bậc của nghề Logistics
- Logistics Officer: Đây là vị trí phù hợp với các bạn sinh viên vừa ra trường vì thường không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm.
- Logistics Supervisor: Tiếp đến là vị trí supervisor, phù hợp với những bạn đã có 1-2 năm kinh nghiệm trong ngành.
- Logistics Manager: Đây là một vị trí khá quan trọng trong doanh nghiệp, thường sẽ tuyển các bạn có khoảng 3 năm kinh nghiệm trở lên cùng khả năng nói và viết tiếng Anh tốt.
- Logistics Director: Vị trí này đòi hỏi bạn phải có khả năng phân bổ, quản lý và kiểm soát hoạt động chuỗi cung ứng trong toàn công ty, nẵm rõ tất cả các nghiệp vụ và có trên 8 năm kinh nghiệm.
- Supply Chain Director: Giám đốc chuỗi cung ứng sẽ phụ trách, chịu trách nhiệm tất cả các hoạt động có liên quan đến chuỗi cung ứng quy mô công ty, trong nước và nước ngoài.
Học Logistics ở đâu tốt nhất?
Hiện nay, có khá nhiều trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành Logistics. Sau đây là danh sách các trường đại học được đánh giá cao trong lĩnh vực đào tạo ngành này, bạn có thể tham khảo:
- Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội
- Trường ĐH Ngoại thương cơ sở 2
- Trường ĐH Quốc tế – ĐH Quốc Gia TP.HCM
- Trường ĐH Quốc tế RMIT Việt Nam
- Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM
Xem thêm:
- Sale Marketing là gì? Thông tin về cơ hội, mức lương, kỹ năng
- ACCA là gì? Ý nghĩa và Giá trị của chứng chỉ ACCA
- Outbound marketing là gì? So sánh với inbound marketing
Bài viết đã mang đến cho bạn nhiều thông tin liên quan đến cơ hội, thách thức cũng như định nghĩa Logistics là gì? Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đã có được những hiểu biết và chuẩn bị nhất định trước khi quyết định lựa chọn công việc này để gắn bó lâu dài.