Lipit là một trong những dưỡng chất thiết yếu trong cơ thể người. Chúng thường có trong những khẩu phần ăn hàng ngày như sữa tươi, dầu mỡ, phô mai,… Vậy lipit là gì? Cùng dinhnghia tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Lipit là gì?
Lipit (chất béo) là những este giữa acid béo và alcol. Đây là một trong những thành phần không thể thiếu trong sự phát triển của con người. Lipit trong thực phẩm đều có trong cả động và thực vật.
Lipit có nguồn gốc từ thực vật được gọi là dầu như dầu tinh luyện, đậu nành, bơ thực vật,… Còn lipit có nguồn gốc từ động vật thì được gọi là mỡ như thủy sản, trứng, thịt, cá,…
Ngoài ra, lipit được chia thành 2 nhóm chính đó là lipit đơn giản và lipit phức tạp. Lipit đơn giản có cấu tạo bao gồm hydro, carbon, oxy. Lipit phức tạp có tạo phức ngoài như C, H, O và có thêm thành phần như P, S,…
Vai trò của Lipit đối với cơ thể
Cung cấp năng lượng
Lipit có vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể. Bởi lipit chiếm đến 60% tế bào não điển hình là nhóm acid béo không no chuỗi dài là Omega-3 và Omega-6.
Bao myelin bọc dây thần kinh được cấu tạo từ chất béo Phospholipit. Điều này giúp trí não hoạt động nhạy bén hơn, bảo vệ não trước nguy cơ suy giảm trí nhớ do tuổi tác.
Cấu thành các tổ chức
Lipit có vai trò quan trọng trong việc cấu thành các tổ chức trong cơ thể. Màng tế bào sở dĩ là một lớp mỡ do lipit, glucolipit và cholesterol,… cấu thành. Bên cạnh đó, các mô thần kinh và tủy não cũng chứa lipit và glucolipit.
Duy trì nhiệt độ cơ thể và bảo vệ cơ thể
Lipit có chức năng ngăn ngừa sự mất nhiệt dưới da và giữ nhiệt tốt. Hơn thế nữa, lipit còn bao bọc nội tạng giúp bảo vệ, cố định vị trí và hạn chế các va chạm có thể gây hại cho cơ thể.
Thúc đẩy hấp thu các vitamin tan trong chất béo
Lipit có vai trò như dung môi trong cơ thể giúp hòa tan các loại vitamin A, D, E, K,… Điều này giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, trong thực phẩm có lipit tạo cho người dùng cảm giác no bụng hơn và thức ăn thơm ngon hơn.
Tầm quan trọng của Lipit đối với trẻ nhỏ
Tham gia cấu trúc cơ thể
Chất béo có vai trò quan trọng trong việc cấu thành cấu trúc cơ thể. Vì vậy, đây là yếu tố quan trọng cấu tạo nên bộ não của trẻ. Bên cạnh đó, Lipit có ở hầu hết các màng tế bào và màng nội quan của tế bào nên có vai trò khá quan trọng trong các hoạt động sống của tế bào ở trẻ.
Ảnh hưởng để sự phát triển não bộ
Lipit chiếm 60 % trong việc cấu thành não bộ nên chúng có khả năng vận hành và quyết định tính trọn vẹn của bộ não. Bên cạnh đó, lipit cũng tham gia vào việc tổng hợp cũng như các hoạt động dẫn truyền thần kinh não.
Bổ sung dinh dưỡng
Lipit có những vai trò dinh dưỡng quan trọng như:
- Cung cấp và dự trữ năng lượng cho cơ thể hoạt động.
- Điều hòa các hoạt động của tế bào trong cơ thể.
- Bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng thay đổi nhiệt độ đột ngột.
- Chuyển hóa tốt một số chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Nhu cầu bổ sung Lipit cho mẹ bầu trong thai kỳ
Để hạn chế tình trạng béo phì, thừa cân và hấp thu tốt các vitamin A, D, E, K thì trong khẩu phần ăn bạn phải hấp thu tối thiểu 20% lipit trong tổng số năng lượng. Các chuyên gia khuyến nghị lượng lipit là 25 – 30%.
Với người trưởng thành thì nhu cầu lipit động vật không vượt quá 60% lượng lipit nạp vào cơ thể. Đối với phụ nữ mang thai thì chỉ nên hấp thu lipit khoảng 50 – 65g/ngày, phụ nữ đang cho con bú là 50 – 60g/ngày.
Hướng dẫn cách bổ sung Lipit
Bổ sung bằng các thực phẩm giàu lipit như trứng, phô mai, dầu dừa, dầu oliu, hạt chia,… Để đảm bảo sức khỏe của bản thân và gia đình. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải thôi nhé.
Lipit có trong dầu ăn nhưng bạn cần lưu ý không được dùng lại dầu đã chiên nhiều lần. Bởi khi làm vậy thì dễ gây độc cho cơ thể, ảnh hưởng sức khỏe về lâu dài.
Xem thêm:
- Protein màng là gì? Cơ chế hoạt động và chức năng của protein màng
- Omega 6 là gì? Công dụng của nó đối với sức khỏe?
- Vitamin B3 có tác dụng gì? 7 lợi ích của Vitamin B3 với sức khỏe
Bài viết đã cung cấp thông tin giải đáp thắc mắc lipit là gì. Hy vọng những chia sẻ của Dinhnghia sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của lipit đối với cơ thể. Hãy cùng chờ đón các bài viết thú vị tiếp theo nhé!