Leak là gì? Ý nghĩa của từ leak trong các lĩnh vực

0
(0)

Nếu bạn thường lướt web, mạng xã hội hoặc xem các tin tức công nghệ hay giải trí, chắc hẳn cũng đôi lần bạn nghe tới từ “leak”. Vậy leak là gì, có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng DINHNGHIA tìm hiểu nghĩa của từ leak trong tiếng Anh và trong các lĩnh vực khác nhé!

Leak là gì?

Trong tiếng Anh, “leak” là danh từ để chỉ khe hở, sự rò rỉ, sự rò ra. Nếu là động từ thì leak có nghĩa là việc rỉ ra của nước hoặc những thứ được chứa đựng, bảo vệ bị lọt ra bên ngoài.

Ví dụ: Oil leaked out of the bottle (Dầu bị rỉ ra khỏi chiếc can).

Từ leak mà bạn thấy trên các trang báo hay mạng xã hội thường được sử dụng để chỉ sự rò rỉ thông tin. Leak chỉ một thông tin bị rò rỉ, bị tiết lộ ra bên ngoài hoặc là bị một bên thứ ba biết được khi chủ sở hữu chưa đồng ý và không cho phép.

Leak là gì?
Leak là gì?

Một số ví dụ về leak trong các lĩnh vực

Chúng ta thường xuyên thấy những thông tin bị leak ra ngoài. Dưới đây là một số ví dụ về leak trong nhiều lĩnh vực:

  • “MV bị leak”, “Bài hát bị leak” là trường hợp MV và bài hát chưa được phát sóng nhưng giai điệu, hình ảnh bị lộ ra ngoài và nhiều người xem trước khi chính thức phát hành.
  • “Bộ phim bị leak” tức là các thông tin, tình tiết của bộ phim bị lộ ra ngoài trước thời gian công chiếu.
  • “Tin nhắn bị leak” là cuộc trò chuyện của bạn bị xem lén và ai đó tự ý phát tán tin nhắn ra bên ngoài.
  • “Leak” trong công nghệ chỉ việc thông tin về các sản phẩm trước khi ra mắt bị leak. Ví dụ như iPhone bị rò rỉ thông tin về thiết kế, cấu hình,… khi sắp ra mắt.
  • “Facebook bị leak”, “Instagram bị leak” là trường hợp bạn bị người khác lấy thông tin cá nhân, hình ảnh trên Facebook và Instagram sử dụng với nhiều mục đích nhưng chưa được cho phép.
iPhone bị rò rỉ thông tin về thiết kế, cấu hình,... khi sắp ra mắt
iPhone bị rò rỉ thông tin về thiết kế, cấu hình,… khi sắp ra mắt

Leak là gì trong Kpop

Khái niệm

Trong cộng đồng Kpop, nhiều lúc ta sẽ bắt gặp cụm từ như MV bị leak ra, nhạc bị leak. Đây là chỉ việc file nhạc hoặc hình ảnh trong video ca nhạc bị phát tán trên mạng trước thời gian phát hành chính thức.

Việc những nội dung ca này bị phát tán khắp nơi trước khi phát hành gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến việc tăng view cũng như thành tích nhạc số của bài hát. Lý do là vì mọi người đã được xem từ trước nên không còn quá thu hút nữa.

Những bài hát hoặc MV bị lộ ra có thể do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Chẳng hạn như nhân viên kỹ thuật đặt sai giờ phát hành, những nhà đài, kênh phân phối bài hát vô tình tiết lộ quá nhiều về bài hát hoặc nghiêm trọng hơn là do các hacker cố tình leak những thông tin này ra để gây chú ý, làm ảnh hưởng đến sản phẩm âm nhạc.

Leak là gì trong Kpop
Leak là gì trong Kpop

Một số trường hợp bài hát bị leak trước khi phát hành

One More Time – TWICE

Vào tháng năm 2017, album One More Time tại Nhật Bản của TWICE dự được phát hành vào ngày 18/10. Tuy nhiên, ngày 04/10, mọi người đã có thể nghe được toàn bộ các ca khúc trong album vì có người đã phát tán những ca khúc  trong album này lên mạng. Việc full album bị rò rỉ trước gần nửa tháng đã gây ảnh hưởng rất lớn đến lượt stream digital của bài hát tại Nhật.

Fake Love – BTS

Tháng 9/2017, vài giờ trước khi bài hát Fake Love của BTS lên sóng, người hâm mộ đã vô cùng bất ngờ khi phát hiện hàng loạt bản audio ca khúc mới trong album xuất hiện trên mạng xã hội. Nguyên nhân xuất phát từ một trang nhạc số ở Ả Rập đã cài đặt nhầm giờ phát hành khiến toàn bộ album bị rò rỉ.

Ngay sau đó, công ty chủ quản của BTS – Big Hit Music đã nhanh chóng dùng các biện pháp ngăn chặn. Tuy nhiên, vì sản phẩm đã chia sẻ tràn lan nên không thể làm được gì. Nhưng cũng thật may là những bản nhạc bị rò rỉ này chỉ được phát tán trước vài giờ và fan cũng quyết tâm không xem mà chờ video và nghe nhạc khi bài hát chính thức ra mắt. Do đó không để lại thiệt hại gì nhiều cho nhóm.

I Love You – EXID

Ngày ấn định phát hành MV I Love You là ngày 21/11/2018 nhưng ngày 19/11, trong khi các teaser vẫn chưa được giới thiệu hết thì một đoạn dài gần 1 phút của MV chính thức I Love You đã được chia sẻ tràn lan trên mạng.

Nguyên nhân là do TV Show tên I’m Celuv, vì để làm trailer cho sự xuất hiện của nhóm trên chương trình mà đã dùng đến 1 phút trong MV I Love You và phát tán nó trên mạng xã hội. Ngay sau bị người hâm mộ phản đối việc rò rỉ nội dung MV trước giờ phát hành, chương trình nói trên đã gỡ trailer khỏi trang web. Thế nhưng video ngắn 1 phút kia sau đó vẫn được lan truyền mạnh mẽ.

Solo – Jennie

Vì để ưu ái cho các fan nghe bài hát trước khi phát hành nên bài hát Solo của Jennie đã được chiếu trước trong concert của BlackPink. Thế nhưng, một vài khán giả vô ý thức đã lén quay lại MV và phát tán nó khắp nơi trên các trang mạng xã hội.

Điều này điều này đã gây ảnh hưởng rất nhiều đến độ hot của bài hát khi phát hành chính thức. Tuy nhiên với giai điệu ấn tượng và lượng fan ủng hộ lớn, bài hát vẫn dẫn đầu các bảng xếp hạng tại thời điểm đó.

Vì sao lại có hiện tượng leak?

Thông thường, trường hợp bị leak thông tin đều là kết quả của sự cố tình, do một cá nhân hoặc một nhóm người nào đó với ý đồ không tốt, như câu view, tống tiền và những mục đích xấu khác. Trong trường hợp này, hành động leak thông tin của người khác là thiếu văn minh và có thể gây nhiều tổn thất cho chủ sở hữu, đồng thời đáng bị lên án mạnh mẽ.

Tuy nhiên, bị leak thông tin cũng có thể do sơ suất ngoài ý muốn của nhân viên trong đội ngũ kỹ thuật hoặc thậm chí là một số người cố ý rò rỉ một số thông tin, hình ảnh để truyền thông, quảng bá cho sản phẩm của họ.

Ví dụ: Vào ngày 09/01/2021, Kim Soo Min (nữ phát thanh viên làm việc tại đài SBS) đã bị chỉ trích bởi công chúng khi đăng tải một đoạn clip lên YouTube để lộ nội dung của bộ phim “The Penthouse 2” chỉ để thông báo rằng cô tham gia bộ phim này.

Leak có thể do cố ý hoặc vô ý nhưng đa phần đều không mang đến tác động tốt
Leak có thể do cố ý hoặc vô ý nhưng đa phần đều không mang đến tác động tốt

Tác hại khi bị leak?

Khi các thông tin bảo mật mà bị leak ra ngoài, chủ sở hữu có thể sẽ phải chịu nhiều thiệt hại. Những thông tin này có thể trở thành bàn đạp cho những người có suy nghĩ xấu xa như tống tiền, theo dõi hoặc bám đuôi.

Đối với trường hợp thông tin rò rỉ liên quan đến sản phẩm chưa phát hành có thể gây thiệt hại nặng nề khi bị ảnh hưởng bởi số đông công chúng vì thông tin đã được lan truyền trước thời điểm giới thiệu trên mạng xã hội. Điều này không chỉ làm mất đi sự hào hứng của khán giả, mà còn làm giảm giá trị nghệ thuật, không công bằng đối với những người sản xuất đã nỗ lực tâm huyết để tạo ra sản phẩm đến với khán giả.

Đối với một cá nhân, việc để lộ thông tin cá nhân, bị leak những vấn đề riêng tư rất dễ dẫn đến nhiều hệ lụy. Điều này có thể ảnh hưởng đến hình ảnh, tâm lý của chính người bị leak. Các thông tin khi bị leak có thể trở thành chủ đề bàn tán và mang đến tác động tiêu cực cho nhiều bên.

Bị leak thông tin có thể gây thiệt hại nặng nề cho chủ sở hữu
Bị leak thông tin có thể gây thiệt hại nặng nề cho chủ sở hữu

Có nên xem những tác phẩm bị leak hay không?

Cho dù là do vô tình hay cố ý, hầu hết các tác phẩm bị rò rỉ trên mạng thường mang mục đích không tốt đẹp. Họ có thể dùng để làm đối thủ thiệt hại nặng nề về tiền bạc và tinh thần.

Vì vậy, chúng ta cần lên án trực tiếp những hành vi này và không nên trở thành người tiếp tay cho kẻ xấu. Bạn không xem những nội dung bị rò rỉ, thay vào đó chờ đến khi chúng được phát hành chính thức hoặc có sự cho phép từ chủ sở hữu thì mới xem nhé!

Không nên xem những sản phẩm bị leak
Không nên xem những sản phẩm bị leak

Nên xử lý như thế nào khi bị leak?

Khi phát hiện thông tin cá nhân bị rò rỉ, người dùng nên ngay lập tức liên hệ với các chuyên gia bảo mật hoặc công ty cung cấp dịch vụ để đảm bảo sự hỗ trợ, ứng phó kịp thời. Tuy nhiên, việc khôi phục thông tin thường gặp nhiều khó khăn. Vì vậy cần được diễn ra nhanh chóng trước khi có những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Trong quá trình xử lý thông tin bị rò rỉ bên ngoài, người dùng cần kiểm tra và đánh giá các lỗ hổng, sau đó thực hiện các biện pháp để ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro trong tương lai.

Đối với trường hợp thông tin cá nhân bị leak ra ngoài, bạn phải ngay lập tức vô hiệu hóa tài khoản trên cả điện thoại di động và máy tính để giảm thiểu nguy cơ gây thiệt hại đối với bản thân và mọi thứ liên quan. Việc nhập thông tin cá nhân cũng cần được thực hiện cẩn thận và chính xác để tránh những rủi ro và phiền toái với bản thân.

Người dùng nên liên hệ với các chuyên gia bảo mật hoặc công ty bảo mật để được xử lý kịp thời
Người dùng nên liên hệ với các chuyên gia bảo mật hoặc công ty bảo mật để được xử lý kịp thời

Xem thêm:

Trên đây là bài viết giải thích leak là gì và ý nghĩa của từ này trong đời sống, công nghệ, giải trí,… Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn về thuật ngữ trong cộng đồng này. Nếu bài viết hữu ích hãy chia sẻ với bạn bè nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Mạng 5G là gì? Mạng 5G khi nào phủ sóng toàn quốc?

Mạng 5G là bước tiến vượt bậc trong công...

Mạng 4G là gì? Có nhanh không? 4G và LTE khác gì nhau?

Mạng 4G, ra đời vào năm 2010, là thế...

3G là gì? Tốc độ của mạng 3G là bao nhiêu? Khác gì với 2G và 4G

Mạng 3G, ra đời vào đầu những năm 2000,...

Mạng 2G là gì? Tại sao cắt mạng 2G? Khi nào cắt?

Mạng 2G, công nghệ di động phổ biến từ...