Lactobacillus là gì? Các thực phẩm chứa lợi khuẩn Lactobacillus?

0
(0)

Lợi khuẩn đóng vai trò quan trọng cho hệ tiêu hóa của mọi người. Vậy lợi khuẩn là gì và lactobacillus là gì? Có những thực phẩm nào chứa lợi khuẩn lactobacillus? Hãy để DINHNGHIA giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên nhé!

Lactobacillus là gì?

Lợi khuẩn hay còn gọi là probiotics là những vi khuẩn hay vi sinh vật sống mang lại lợi ích cho sức khỏe vật chủ. Trong cơ thể con người có rất nhiều lợi khuẩn. Chúng ta có thể ăn các loại men vi sinh khác nhau dưới dạng phô mai, dưa cải muối và sữa chua.

Có 2 loại lợi khuẩn:

  • Bifidobacteria: Thường được dùng trong thực phẩm và chất bổ sung. Giúp tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại và phá vỡ lactose thành những chất dinh dưỡng.
  • Lactobacillus: Tạo ra lactase, enzyme phân giải lactose đồng thời cũng tạo ra axit lactic giúp kiểm soát quần thể vi khuẩn có hại. Có thể tìm thấy Lactobacillus trong miệng, ruột non, âm đạo.
Lợi khuẩn (probiotics) là những vi khuẩn hay vi sinh vật sống mang lại lợi ích cho sức khỏe
Lợi khuẩn (probiotics) là những vi khuẩn hay vi sinh vật sống mang lại lợi ích cho sức khỏe

Tác dụng chung các vi khuẩn Lactobacillus

Như đã nói trên, vi khuẩn Lactobacillus có tác dụng quan trọng trong cơ thể chúng ta, cụ thể có thể kể đến như:

  • Chữa bệnh tiêu chảy: Có thể ngừa và trị các bệnh tiêu chảy do sử dụng thuốc kháng sinh, chống lại các khuẩn có hại gây ra tiêu chảy.
  • Ngăn chặn các loại virus, vi khuẩn gây nhiễm trùng: Làm giảm các triệu chứng của bệnh Lyme, tăng cường hệ miễn dịch và hạn chế nổi mề đay.
  • Giảm cholesterol trong máu: Hấp thu cholesterol trong hệ tiêu hóa và dùng lượng cholesterol này để tạo màng tế bào cho mình.
  • Chống tái phát bệnh ung thư niêm mạc bàng quang: Tuy vậy các nhà nghiên cứu chưa khẳng định tác dụng này của lợi khuẩn L. acidophilus.
Lactobacillus có nhiều lợi ích cho sức khỏe
Lactobacillus có nhiều lợi ích cho sức khỏe

Những thực phẩm có chứa lợi khuẩn Lactobacillus

Sữa chua

Sữa chua được làm từ sữa lên men bởi lợi khuẩn chủ yếu là axit lacticbifidobacteria. Ăn sữa chua hằng ngày không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà còn có thể cân bằng chỉ số huyết áp. Đặc biệt ở trẻ em có thể giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.

Ăn sữa chua hằng ngày mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
Ăn sữa chua hằng ngày mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Nấm sữa Kefir

Hạt kefir là một dạng hạt nuôi cấy vi khuẩn axit lactics và nấm men. Loại sữa này được tạo ra bằng cách cho hạt kefir vào sữa bò hoặc sữa dê. Kefir giúp cải thiện sức khỏe xương, hỗ trợ các vấn đề về tiêu hóa và ngăn chặn các bệnh nhiễm trùng.

Kefir giúp cải thiện sức khỏe xương
Kefir giúp cải thiện sức khỏe xương

Dưa bắp cải

Dưa bắp cải thường có vị chua, mặn và có thể bảo quản, sử dụng trong nhiều tháng. Ngoài một số men vi sinh dồi dào, dưa bắp cải cũng rất nhiều chất xơ như vitamin C, B, K, sắt và natri. Loại này cũng rất dễ làm nên bạn có thể làm và dùng như một món ăn hằng ngày.

Dưa bắp cải thường có vị chua, mặn và có thể bảo quản trong nhiều tháng
Dưa bắp cải thường có vị chua, mặn và có thể bảo quản trong nhiều tháng

Tempeh đậu nành

Tempeh là sản phẩm đậu nành lên men, món ăn này có nguồn gốc từ Indonesia nhưng đã dần trở nên phổ biến trên toàn quốc. Việc lên men cũng bổ sung cho món ăn này một lượng vitamin dồi dào và người ăn chay vẫn có thể dùng được.

Tempeh là sản phẩm đậu nành lên men
Tempeh là sản phẩm đậu nành lên men

Kim – chi

Kim – chi có lẽ là một món ăn đã rất quen thuộc. Kim chi được chế biến từ nhiều loại gia vị như ớt đỏ, tỏi, gừng, hành lá và muối. Kim – chi còn chứa nhiều vi khuẩn axit lactic Lactobacillus, cũng như các loại khuẩn axit lactic khác có thể có lợi cho sức khỏe của hệ tiêu hóa.

Kimchi có lẽ là một món ăn đã rất quen thuộc
Kimchi có lẽ là một món ăn đã rất quen thuộc

Súp rong biển Miso

Miso là một gia vị có nguồn gốc từ Nhật Bản. Đây cũng là một nguồn protein và chất xơ tốt, chứa nhiều vitamin, khoáng chất. Ăn súp miso thường xuyên có thể giúp giảm ung thư vú và giảm nguy cơ đột quỵ ở phụ nữ.

Ăn súp miso thường xuyên có thể giúp giảm ung thư vú
Ăn súp miso thường xuyên có thể giúp giảm ung thư vú

Kombucha

Trà nấm thủy sâm là một loại thức uống từ trà đen hay trà xanh lên men. Loại trà này có thể giúp ích cho sức khỏe của mọi người. Hiện đang được tiêu thụ ở nhiều nơi trên thế giới nhất là ở Châu Á.

Hiện đang được tiêu thụ ở nhiều nơi trên thế giới nhất là ở Châu Á.
Hiện đang được tiêu thụ ở nhiều nơi trên thế giới nhất là ở Châu Á.

Dưa chuột muối

Dưa chuột muối là dưa chuột đã được ngâm trong dung dịch muối và nước rồi để lên men tự nhiên. Món ăn này cung cấp một nguồn vi khuẩn sinh học dồi dào, cải thiện hệ tiêu hóa. Ngoài ra nó còn có một lượng vitamin K cao – một chất dinh dưỡng cần cho việc đông máu.

Dưa chuột muối có một lượng vitamin K cao
Dưa chuột muối có một lượng vitamin K cao

Sữa bơ (Buttermilk)

Bơ sữa có hai loại là: truyền thống và chế biến. Buttermilk ít chất béo và calo những chứa một số vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin B12, canxi, phốt pho.

Bỡ sữa có chứa nhiều khoáng chất quan trọng
Bỡ sữa có chứa nhiều khoáng chất quan trọng

Đậu nành lên men (Natto)

Natto là một mặt hàng không thể thiếu trong các căn bếp của người Nhật. Món ăn này thường được dùng với cơm trắng ăn vào mỗi bữa sáng. Natto rất giàu protein vitamin K có lợi rất nhiều cho sức khỏe của xương và tim mạch.

Natto rất giàu protein và vitamin K
Natto rất giàu protein và vitamin K

Một số loại phô-mai

Phô mai rất bổ dưỡng và có một nguồn protein rất tốt. Đồng thời nó cũng giàu vitamin, khoáng chất. Nếu tiêu thụ đúng liều lượng các sản phẩm phô mai có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim và loãng xương.

Tiêu thụ đúng liều lượng các sản phẩm phô mai có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Tiêu thụ đúng liều lượng các sản phẩm phô mai có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Vậy là DINHNGHIA đã cung cấp thêm cho bạn các kiến thức về Lactobacillus là gì cũng như những thực phẩm có chứa lợi khuẩn. Đặc biệt là các bạn nữ, hãy nên bổ sung lợi khuẩn mỗi ngày để giúp bản thân có một sức khỏe thật tốt nhé. Hãy bình luận nếu bạn có những thắc mắc cần giải đáp nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Mạng 5G là gì? Mạng 5G khi nào phủ sóng toàn quốc?

Mạng 5G là bước tiến vượt bậc trong công...

Mạng 4G là gì? Có nhanh không? 4G và LTE khác gì nhau?

Mạng 4G, ra đời vào năm 2010, là thế...

3G là gì? Tốc độ của mạng 3G là bao nhiêu? Khác gì với 2G và 4G

Mạng 3G, ra đời vào đầu những năm 2000,...

Mạng 2G là gì? Tại sao cắt mạng 2G? Khi nào cắt?

Mạng 2G, công nghệ di động phổ biến từ...