Khấu hao là gì? Các phương pháp khấu hao tài sản cố định hiện nay

Tài chínhKhấu hao là gì? Các phương pháp khấu hao tài sản cố...

Ngày đăng:

Khấu hao được biết đến như một thuật ngữ quen thuộc trong các hoạt động kinh tế, đặc biệt là ngành kế toán – kiểm toán. Vậy khấu hao là gì? Các phương pháp khấu hao tài sản cố định hiện nay là gì? Hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Khấu hao là gì? Các phương pháp khấu hao tài sản cố định hiện nay
Khấu hao là gì? Các phương pháp khấu hao tài sản cố định hiện nay

Khấu hao là gì?

Nói một cách khái quát nhất, khấu hao (hay depreciation) được hiểu là công việc tính toán, định giá lại giá trị của tài sản sau một quá trình sử dụng. Thông thường, tài sản cố định sẽ bị hao mòn dần theo thời gian, từ đó giá trị cũng như giá trị sử dụng của nó cũng bị giảm bớt. Nguyên nhân có thể là do sự phát triển của công nghệ, tính hao mòn tự nhiên,…

Khấu hao là một thuật ngữ rất quen thuộc trong lĩnh vực tài chính – kế toán. Sau khi tính xong khấu hao của một loại tài sản cố định nào đó, giá trị này sẽ được chuyển trực tiếp vào chi phí sản xuất.

Khấu hao là công việc tính toán, định giá lại giá trị của tài sản sau một quá trình sử dụng
Khấu hao là công việc tính toán, định giá lại giá trị của tài sản sau một quá trình sử dụng

Ý nghĩa của khấu hao

Trên phương diện kinh tế, tài sản khi bị hao mòn sẽ là trở ngại lớn trong việc quản lý tài sản của doanh nghiệp. Nhờ có hoạt động khấu hao, tài sản cố định sẽ được phản ánh đúng với giá trị thực. Đồng thời, chi phí hao mòn cũng dễ dàng được tính vào chi phí kinh doanh.

Ý nghĩa của khấu hao
Ý nghĩa của khấu hao

Xét về phương diện tài chính, khấu hao có thể được xem như là phần tiền biểu hiện cho giá trị hao mòn của tài sản cố định. Phần tiền này cũng được tính vào chi phí sản xuất và là một bộ phận giá của sản phẩm sau khi hoàn thành. Sản phẩm bán xong, tiền khấu hao chuyển thành quỹ khấu hao của doanh nghiệp.

Các phương pháp khấu hao

Khấu hao đường thẳng

Khấu hao theo đường thẳng là phương pháp khấu hao tính theo mức độ ổn định từng năm dựa vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp khi đưa tài sản cố định tham gia vào hoạt động sản xuất.

Để tính khấu hao đường thẳng, ta cần thực hiện một số bước như sau:

Bước 1: Xác định mức trích khấu hao trung bình hằng năm:

  • Mức trích khấu hao trung bình hằng năm = Nguyên giá của tài sản cố định / Thời gian trích khấu hao

Bước 2: Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng tháng:

  • Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = Mức trích khấu hao trung bình hàng năm / 12 tháng
Phương pháp trích khấu hao theo đường thẳng
Phương pháp trích khấu hao theo đường thẳng

Lưu ý: Khi tài sản cố định được mua và sử dụng ngay trong tháng thì khấu hao tính như sau:

  • Mức khấu hao trong tháng phát sinh = (Mức trích khấu hao theo tháng / Tổng số ngày của tháng phát sinh) x Số ngày sử dụng trong tháng.

Trong đó: Số ngày sử dụng trong tháng = Tổng số ngày của tháng phát sinh – Ngày bắt đầu sử dụng + 1

Khấu hao theo số dư giảm dần

Phương pháp tính khấu hao theo số dư giảm dần chỉ áp dụng khi thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau:

  • Là tài sản cố định chưa qua sử dụng, mới được đầu tư.
  • Là các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm,…

Khấu hao theo số dư giảm dần thường được sử dụng bởi các doanh nghiệp mà đòi hỏi công nghệ phải thay đổi liên tục, phát triển không ngừng.

Phương pháp trích khấu hao theo số dư giảm dần
Phương pháp trích khấu hao theo số dư giảm dần

Quy trình tính khấu hao theo số dư giảm dần:

Bước 1: Xác định thời gian khấu hao của tài sản cố định.

Bước 2: Xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố định trong các năm đầu:

  • Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định = Giá trị còn lại của tài sản cố định x Tỷ lệ khấu hao nhanh.

Trong đó: Tỷ lệ khấu hao nhanh = Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng x Hệ số điều chỉnh

Hệ số điều chỉnh quy định theo bảng sau:

Thời gian trích khấu hao của tài sản cố địnhHệ số điều chỉnh (n lần)
Dưới 4 năm (t bé hơn hoặc bằng 4)1,5
Trên 4 năm (t lớn hơn 4)2,0

Bước 3: Tìm mức trích khấu hao hàng tháng

  • Mức trích khấu hao hàng tháng = Số khấu hao phải trích / 12 tháng

Khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

Đối với phương pháp khấu hao theo khối lượng, số lượng sản phẩm, tài sản cố định phù hợp phải thỏa các điều kiện sau:

  • Là máy móc, thiết bị trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm
  • Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo mức công suất đã được thiết kế.
  • Công suất thực tế của tài sản cố định bình quân theo tháng trong năm tài chính lớn hơn hoặc bằng 100% công suất định mức.

Để tính khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm ta thực hiện các cách sau đây:

  • Mức trích khấu hao trong tháng = Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng x Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm

Trong đó: Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm = Nguyên giá của tài sản cố định / Sản lượng theo công suất thiết kế

Phương pháp trích khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm
Phương pháp trích khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

Những lưu ý khi khấu hao

Doanh nghiệp có quyền tự do quyết định phương pháp cũng như thời gian trích khấu hao để phù hợp với tình hình thực tế và đặc thù của doanh nghiệp đó. Sau khi quyết định xong, doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan thuế quản lý của mình trước khi bắt đầu thực hiện.

Mọi sự thay đổi trong cách tính khấu hao đều phải giải trình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Mọi sự thay đổi trong cách tính khấu hao đều phải giải trình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Trong tình huống bắt buộc phải thay đổi phương pháp trích khấu hao, doanh nghiệp phải nhanh chóng giải trình chi tiết, rõ ràng với cơ quan có thẩm quyền. Phương pháp mới phải được chứng minh phù hợp với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và đem lại lợi ích kinh tế. Lưu ý rằng, mỗi tài sản cố định chỉ được phép thay đổi phương pháp tính khấu hao một lần.

Xem thêm:

  • EBITDA là gì? Ưu nhược điểm và Công thức tính EBITDA
  • Revenue là gì? Phân biệt ý nghĩa của Revenue, Income và Sales
  • CIT là gì? Tìm hiểu các quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp

Trên đây là bài viết về khái niệm khấu hao cũng như những công thức tính có thể bạn chưa biết về khấu hao tài sản cố định. Hy vọng thông qua bài viết bạn đã có cho mình những kiến thức bổ ích. Đừng quên chia sẻ bài viết với mọi người nếu bạn thấy hay, hữu ích nhé!

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Cách quy đổi từ cm/s² sang m/s² một cách chính xác

Việc chuyển đổi đơn vị gia tốc từ cm/s²...

1C Bằng Bao Nhiêu μC? Công thức quy đổi 1C sang μC

Trong cuộc sống hàng ngày và trong lĩnh vực...