Đối với những bạn lập trình thiết kế website, jQuery là một thứ không thể thiếu và đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó giúp việc giải mã các đoạn code JavaScript được đơn giản hơn. Hãy cùng tìm hiểu jQuery là gì với DINHNGHIA qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
jQuery là gì?
Đối với những người lập trình web thì cụm từ jQuery đã trở nên vô cùng quen thuộc, thuật ngữ này dùng để chỉ thư viện JavaScript. jQuery giúp người dùng có thể xây dựng các chức năng cho một website bằng JavaScript, một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Các website khi ứng dụng jQuery vào sẽ giúp cho người dùng tăng được tính tương tác, hấp dẫn và sẽ cung cấp thêm cho người dùng một số animation để mang đến nhiều cảm giác sinh động.
jQuery là một ứng dụng miễn phí, với những mã nguồn mở. Giúp những nhà phát triển có thể tạo ra những plugin để trừu tượng hóa những hình ảnh, hiệu ứng trên website.
Lịch sử hình thành
Vào năm 2006, jQuery được ra đời bởi John Resig. Tại thời điểm, jQuery vừa ra mắt các website vẫn còn khá đơn giản. Sau đó, jQuery được phụ trách bởi Timmy Wilson và các nhóm nhà phát triển. Và ngày nay, jQuery đang được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các trang web.
Ưu, nhược điểm của jQuery
Ưu điểm
- Đơn giản, dễ sử dụng: Với những cú pháp đơn giản, người dùng chỉ cần viết rất ít dòng lệnh để mang đến những chức năng tương tự, giúp các lập trình viên tiết kiệm được thời gian.
- Một thư viện lớn của JavaScript: jQuery mang đến khả năng thực thi nhiều chức năng hơn so với những thư viện JavaScript khác.
- Cộng đồng mã nguồn mạnh mẽ (một số plugin jQuery có sẵn): Để plugin được phát triển một cách tốt nhất, jQuery sẽ có một cộng đồng người dùng lớn để làm việc này. Qua đó, hàng trăm plugin đã được viết sẵn để người dùng thoải mái tải về bất kỳ lúc nào, giúp quá trình viết code diễn ra nhanh hơn.
- Có sẵn nhiều tài liệu và hướng dẫn cụ thể: Những trang web jQuery đều có sẵn những bộ tài liệu và những hướng dẫn cụ thể. Đối với những bạn mới bắt đầu lập trình cũng có thể tham khảo và áp dụng được trong thực tế.
- Hỗ trợ AJAX: jQuery giúp những người dùng phát triển được những template AJAX khác. Bên cạnh đó, AJAX giúp những giao diện trên website trở nên thu hút và các bạn hoàn toàn có thể thực hiện các chức năng hay thao tác trên trang mà không cần tải đồng bộ xuống máy.
Nhược điểm
- Làm chậm Client: Client đóng vai trò như nơi trung gian để người dùng thông qua đó gửi yêu cầu đến server. Nó được tạo ra bởi jQuery và không chỉ dùng để hiển thị mà còn dùng để xử lý một số chức năng khác. Đối với những Client yếu, nếu các bạn lạm dụng jQuery quá nhiều sẽ làm Client bị yếu. Vậy nên, các lập trình viên thường xuyên cần dùng thêm cache (bộ nhớ đệm).
- Có một số chức năng sẽ không có: Tùy thuộc vào yêu cầu của mỗi trang web mà jQuery sẽ có những chức năng khác nhau. Tuy nhiên, vì vẫn còn nhiều chức năng chưa được phát triển nên người dùng thỉnh thoảng vẫn còn dùng đến JavaScript thuần để xây dựng chức năng này.
Các tính năng quan trọng của jQuery
Bên cạnh các ưu nhược điểm, jQuery còn có những tính năng vô cùng quan trọng:
- Tinh gọn: jQuery là một thư viện hoàn toàn miễn phí, gọn nhẹ và chỉ khoảng 19KB.
- Tương thích được với nhiều trình duyệt: jQuery có thể chạy được trên cả Chrome, Safari, iOS,…
- Dễ dàng thiết lập AJAX: Để giúp việc tương tác với server và update nội dung dễ dàng hơn mà không cần tải lại trang. Nếu không có jQuery, đôi khi các bạn phải tùy chỉnh để code khớp với các trình duyệt, việc này sẽ làm các bạn bị tốn khá nhiều thời gian.
- Tạo hiệu ứng động: Giúp việc tạo ra hiệu ứng động bằng animation trở nên đơn giản hơn.
- Xử lý Event: Hiểu đơn giản thì Event là các hành động diễn ra trong trình duyệt như khi bạn nhấp chuột, gõ văn bản,… Event có thể được tạo ra bởi người dùng hoặc chính trình duyệt. Và nhờ vào Event Handler, việc xử lý đa sự kiện đa dạng trở nên dễ dàng hơn mà không bị xáo trộn HTML.
Xem thêm:
- Ngôn ngữ lập trình là gì? Ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất
- Python là gì? Vì sao nên học lập trình Python?
- Front end là gì? Những điều bạn cần biết để trở thành front end developer
Qua bài viết, DINHNGHIA hy vọng bạn đã biết được khái niệm jQuery là gì cùng với những tính năng của nó. Để biết được thêm nhiều thông tin bổ ích, các bạn có thể theo dõi DINHNGHIA nhé!