Java là gì? Tìm hiểu Đặc điểm và Ứng dụng của Java

Lập trìnhJava là gì? Tìm hiểu Đặc điểm và Ứng dụng của Java

Ngày đăng:

0
(0)

Với những người không am hiểu về máy tính và lập trình chắc chắn sẽ thắc mắc về Java là gì? Vậy Java là gì và nó có đặc điểm, ứng dụng như thế nào? Các bạn hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của DINHNGHIA.COM.VN nhé!

Tìm hiểu Java là gì?

Java là gì? Java được hiểu là một loại ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng (OOP) và dựa trên các lớp. Không giống với những ngôn ngữ lập trình thông thường, thay vì việc biên dịch mã nguồn trở thành mã nguồn máy hoặc trực tiếp thông dịch mã nguồn khi chạy thì Java được thiết kế để biên dịch mã nguồn thành bytecode. Sau đó, bytecode sẽ được môi trường thực thi (runtime environment).

Việc tìm hiểu Java là gì và Java chạy bằng ngôn ngữ nào cũng rất được quan tâm hiện nay. Ở thời gian trước, Java được đánh giá là chạy chậm hơn so với những ngôn ngữ dịch thẳng ra mã máy như C và C++. Tuy nhiên đến hiện tại, nhờ công nghệ “biên dịch tại chỗ” – Just time compilation, khoảng cách này đã nhanh chóng được thu hẹp. Hơn thế nữa, Java còn có khả năng chạy nhanh hơn so với những ngôn ngữ thông dịch phổ biến hiện nay như Python, Perl, PHP.

Tìm hiểu Java là gì?
Tìm hiểu Java là gì?

Đặc điểm của Java

Hướng đối tượng: Trong Java, mọi thứ đều được coi là Object và có thể mở rộng Java vì nó hoàn toàn dựa trên mô hình Object.

  • Đơn giản: Java được thiết kế với mục đích giúp người học dễ dàng hơn trong việc tiếp thu kiến thức. Vì vậy, nếu bạn đã hiểu cơ bản Java là gì thì khi học, các bạn có thể nắm bắt ngôn ngữ lập trình này rất nhanh.
  • Kiến trúc trung lập: Trình biên dịch của Java có khả năng tạo ra một định dạng file object có kiến trúc trung lập. Đồng thời, Java còn làm cho code sau khi biên dịch có thể hoạt động được trên nhiều bộ vi xử lý cùng với sự có mặt của Java runtime system.
  • Nền tảng độc lập: Khác với nhiều ngôn ngữ lập trình khác hiện nay như C hay C++, Java khi được biên dịch, nó không trực tiếp biên dịch sang một máy tính cụ thể trên bất cứ nền tảng nào. Thay vào đó, nó sẽ dùng những bytecode độc lập với nền tảng. Bytecode này sẽ được phân phối trên các web và được thông dịch bằng công cụ Virtual Machine.
  • Bảo mật: Khi tìm hiểu Java là gì, chắc chắn các bạn sẽ biết đến tính bảo mật tuyệt vời của Java. Nhờ tính năng an toàn của mình, Java có khả năng cho phép phát triển những hệ thống hoàn toàn không có virus hay giả mạo.
  • Portable: Đây là đặc điểm khá nổi bật của Java bởi nó là kiến thức trung lập và không phụ thuộc vào việc thực hiện bất kỳ những đặc điểm chính nhất khi nói về Portable của Java. Vì thế, bạn có thể đưa bytecode của Java lên bất cứ nền tảng nào của mình.
  • Đa luồng: Bạn có thể viết các chương trình với mục đích thực hiện nhiều tác vụ cùng một lúc nhờ tính năng đa luồng của Java. Tính năng này còn cho phép các nhà phát triển tự xây dựng những ứng dụng tương tác hoạt động một cách trơn tru.
  • Thông dịch: Bytecode của Java được biên dịch trực tiếp đến các nền tảng gốc và nó hoàn toàn không được lưu trữ ở bất cứ nơi đâu.
  • Mạnh mẽ: Java là gì và tại sao Java lại có đặc điểm mạnh mẽ? Câu trả lời là vì Java luôn nỗ lực loại trừ tất cả những tình huống bị lỗi bằng cách nhấn mạnh và chủ yếu là chỉ ra lỗi thời gian biên dịch cũng như kiểm tra runtime.
  • Hiệu suất cao: Java có đặc điểm này là vì nó sử dụng trình biên dịch Just – In-Time nên cho hiệu suất cao và phát hiện lỗi nhanh chóng.
  • Linh động: Java được đánh giá là năng động hơn các loại ngôn ngữ lập trình khác hiện nay như C hay C++ và được thiết kế với khả năng thích nghi dễ dàng trong môi trường đang phát triển. Vì thế, các chương trình của Java có thể mang theo một lượng rất lớn các thông tin run-time.
Đặc điểm của Java
Đặc điểm của Java

Java được sử dụng ở đâu?

Ứng dụng Android

Nếu muốn hiểu Java là gì và được sử dụng ở đâu, các bạn có thể dễ dàng tham khảo trong ứng dụng Android. Các bạn chỉ cần mở điện thoại có sử dụng hệ điều hành Android lên và bất kỳ ứng dụng nào mà bạn nhìn thấy đều là những sản phẩm được viết hoàn toàn bằng ngôn ngữ lập trình Java.

Ứng dụng Web

Trong lĩnh vực thương mại điện tử và ứng dụng web, Java luôn chiếm một thị phần vô cùng lớn. Chính vì vậy, thuật ngữ Java là gì đã trở nên quen thuộc với những người hoạt động trong những lĩnh vực này. Thậm chí, nhiều cơ quan chính phù, giáo dục, y tế, quốc phòng, bảo hiểm hay nhiều bộ phận khác cũng đều sử dụng web được xây dựng bằng ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng Java.

Công nghệ Big Data

Hiện nay, Hadoop và các công nghệ dữ liệu lớn khác đều ưa chuộng sử dụng Java theo cách này hoặc cách khác. Tuy không phải là cái tên thống trị và chi phối trong lĩnh vực này nhưng Java được xem là có tiềm năng lớn để có thể đạt được thị phần ngày càng cao nếu như Hadoop hoặc ElasticSearch lớn mạnh.

Ứng dụng trong máy chủ dịch vụ tài chính

Trong ngành dịch vụ tài chính, chắc hẳn nhiều người không còn quá xa lạ với khái niệm Java là gì. Bởi Java có một vị trí quan trọng trong ngành nghề này. Nhiều ngân hàng lớn có sức đầu tư toàn cầu như Goldman Sachs, Citigroup, Barclays, Standard Charted và một số ngân hàng có tầm ảnh hưởng khác cũng đều sử dụng Java để viết hệ thống giao dịch điện tử front office và back office.

Java được sử dụng ở đâu?
Java được sử dụng ở đâu?

Xem thêm:

Java là gì chắc chắn không còn là câu hỏi có thể làm khó bạn sau khi tham khảo bài viết trên đây của Dinhnghia.vn rồi phải không? Hy vọng với những tìm hiểu về Java là gì trong bài viết đã giúp các bạn có thêm những kiến thức hữu ích hơn về loại ngôn ngữ lập trình này.

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

1C bằng bao nhiêu µC? Quy đổi từ Microcoulomb sang Coulomb

Khi nhắc đến đơn vị đo điện tích thì...

1 kN bằng bao nhiêu N? Chuyển đổi Kilonewton sang Newton

Bạn đã từng nghe về đơn vị đo lực...

1kg bằng bao nhiêu hg, mg, µg, lb? Cách quy đổi khối lượng nhanh

Kg là đơn vị được ứng dụng nhiều trong...

1 dag bằng bao nhiêu g? Cách quy đổi từ Đềcagam sang Gam

Trên thực tế, đơn vị đo khối lượng decagram...