Nếu là một dân IT chính hiệu hoặc có quan tâm đến lĩnh vực công nghệ thông tin thì chắc hẳn đã từng có lần nghe đến Java. Vậy Java là gì? Những đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ lập trình này là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Nội dung bài viết
Java là gì?
Năm 1995, kỹ sư James Gosling và nhà sản xuất Sun Microsystems hợp tác để phát triển một loại ngôn ngữ lập trình mang tên Java. Java có tính ứng dụng cao, có thể hoạt động trên nhiều nền tảng hệ điều hành như Windows, Mac OS,.… và các phiên bản UNIX khác nhau.
Java được xem như một ngôn ngữ lập trình hiện đại, có những sự phát triển nâng cao và khả năng bảo mật mạnh mẽ. Java có một môi trường runtime riêng biệt là JRE và API. Ngôn ngữ lập trình này cũng được sử dụng phổ biến rộng rãi với nhiều ứng dụng khác nhau.
Có thể kể đến như nền tảng J2EE của Java dùng cho các ứng dụng doanh nghiệp hay J2ME dùng cho các ứng dụng di động.
Nguyên tắc hoạt động của Java là Write Once, Run Everywhere (viết 1 lần, chạy khắp nơi), tức là người viết lập trình chỉ cần viết một lần trên Windows và chương trình vẫn sẽ chạy trên các nền tảng khác bình thường.

Đặc điểm của Java
- Độc lập: Khi Java được phiên dịch, ngôn ngữ này sẽ không trực tiếp biên dịch sang một máy tính trên nền tảng cụ thể nào mà dùng những bytecode độc lập. Khi Java chạy, các bytecode độc lập này sẽ được thông dịch bằng Virtual Machine (JVM) trên những nền tảng mà Java chạy.
- Mô hình đối tượng: Java quy ước mọi thứ đều ở dạng đối tượng (object) và mở rộng cũng theo mô hình đối tượng.
- Bảo mật cao: Java ghi điểm bởi việc phát triển những hệ thống nói không với virus và giả mạo. Kỹ thuật sẽ được mã hóa công khai toàn bộ.
- Đơn giản và mạnh mẽ: Java được sáng tạo để ai cũng có thể học. Nhưng dù đơn giản, ngôn ngữ lập trình này vẫn rất mạnh mẽ khi luôn nỗ lực loại bỏ các lỗi thời gian biên dịch và thường xuyên kiểm tar runtime.
- Kiến trúc trung lập: Java có khả năng biên dịch những định dạng file trung lập, giúp cho code đó chạy trên nhiều bộ vi xử lý khác nhau.
- Thông dịch: Những bytecode độc lập của Java sẽ dịch trực tiếp với nền tảng gốc và không được lưu trữ lại.
- Portable: Portable của Java mang kiến trúc trung lập và độc lập trên mọi nền tảng. Trình phiên dịch của Java thực hiện bằng ANSI C, ranh giới portable rõ ràng và giao diện hệ điều hành có tính linh động cao.
- Phân tán và đa luồng: Java được viết với mục đích thích nghi với môi trường phân tán rộng rãi của Internet. Ngoài ra, sự đa luồng của ngôn ngữ này cho phép người dùng viết các chương trình có nhiều tác vụ diễn ra cùng lúc, tạo điều kiện cho các ứng dụng hoạt động trơn tru hơn.
- Hiệu suất cao: Java được tin tưởng là ngôn ngữ lập trình có hiệu suất làm việc rất cao, luôn phát hiện lỗi nhanh chóng và có quá trình gỡ lỗi khá tinh giản.

Java được dùng ở đâu?
- Ứng dụng web: Java là ngôn ngữ lập trình khá phổ biến với các ứng dụng web từ đơn giản đến phức tạp như Servlet, JSP, Struts, …. được sử dụng nhiều ở mọi lĩnh vực: chính phủ, y tế, giáo dục, …
- Ứng dụng Android: Hiện thân rõ ràng nhất của Java đó là ở những ứng dụng Android ngay trên điện thoại di động của bạn. Các nhà lập trình của Java thường sử dụng ngôn ngữ này để viết nên các ứng dụng của Android trong suốt quá trình phát triển.
- Ứng dụng máy chủ trong tài chính: Một điều khá bất ngờ là Java được dùng phổ biến trong lĩnh vực tài chính. Nhiều ngân hàng lớn trên thế giới dùng Java để lập trình nên các hệ thống giao dịch điện tử của mình. Các hệ thống cửa giao dịch, giải quyết, xác nhận dữ liệu được hình thành nên bởi Java.
- Ứng dụng khoa học: Java lấn sân sang cả lĩnh vực khoa học thông qua việc được dùng khá nhiều cho xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Bởi lẽ, ngôn ngữ lập trình này có ưu điểm vượt trội ở mức bảo mật, portable, tính linh động và phù hợp với các công cụ nâng cao như C++.
- Công nghệ Big Data: Các công nghệ Big Data như Hadoop, ElasticSearch đang dùng Java để làm ngôn ngữ hoạt động. Tuy nhìn chung, Java vẫn đang còn khá non trẻ trong lĩnh vực này nhưng chúng ta có quyền hy vọng sự phát triển của Java khi những công nghệ Big Data hoạt động bởi nó đang ngày càng phát triển.

Xem thêm:
- Ngôn ngữ lập trình là gì? Ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất
- Kotlin là gì? So sánh ngôn ngữ lập trình Kotlin và Java
- Front end là gì? Những điều bạn cần biết để trở thành front end developer
Trên đây là bài viết về khái niệm cũng như những điều bạn có thể chưa biết về Java là gì. Hy vọng thông qua bài viết bạn đã có cho mình những kiến thức bổ ích. Đừng quên chia sẻ bài viết lí thú này với mọi người nữa nhé!