IPO là gì? Điều kiện, thủ tục tham gia IPO và rủi ro

0
(0)

Trong thị trường chứng khoản có những khái niệm chuyên môn làm cho các nhà đầu tư mới của chúng ta cũng trở nên mơ hồ. Trong đó khái niệm IPO là gì được nhiều rất người bạn trẻ quan tâm. Hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu những kiến thức liên quan đến IPO qua bài viết dưới đây nhằm học hỏi thêm kiến thức góp phần tạo cơ hội tốt để tìm kiếm lợi nhuận trong tương lai nhé!

Tổng quan về IPO

IPO là gì?

IPO chính là viết tắt của từ tiếng anh Initial Public Offering mang nghĩa là lần đầu phát hành đến công chúng, có nghĩa là lần đầu tiên mà cổ phiếu của một công ty hay doanh nghiệp được chào bán rộng rãi đến công chúng. Đây được xem như là việc quan trọng nhất khi một công ty hoặc doanh nghiệp muốn đưa cổ phiếu lên sàn.

Doanh nghiệp IPO là gì?

Khi doanh nghiệp hay công ty đưa cổ phiếu của mình để bán cho công chúng chứ không chỉ giới hạn trong các nhà đầu tư cá nhân hoặc các tổ chức tài chính thì doanh nghiệp đó đang thực hiện quá trình IPO. Sau khi thực hiện xong, sẽ trở thành công ty/doanh nghiệp đại chúng bởi cổ phiếu của công ty/doanh nghiệp đã được niêm yết và giao dịch trên một sàn tập trung. Do vậy, thông qua việc tham gia IPO, công ty/doanh nghiệp có thể kêu gọi vốn, có thể là phát hành nợ hoặc bán cổ phiếu của công ty/doanh nghiệp.

Khái niệm IPO là gì?
Khái niệm IPO là gì?

Điều đặc biệt ở thị trường IPO

Thị trường IPO là nơi diễn ra việc trao đổi mua bán cổ phiếu trong đợt phát hành đầu tiên, giúp các nhà đầu tư sở hữu một số cổ phiếu có giá trị thấp hơn so với định giá theo nhu cầu. Vì vậy nhiều nhà đầu tư sẽ nhanh chóng mua vào các cổ thiếu từ thị trường IPO và bán ra để kiếm lợi nhuận chênh lệch.

Tại sao công ty phải thực hiện IPO?

Hiện nay rất nhiều các công ty và doanh nghiệp thực hiện IPO khi có đủ điều kiện. Vậy tại sao phải thực hiện IPO? Nguyên nhân gì khiến IPO được yêu thích như vậy? Những ưu điểm nào của IPO hấp dẫn các công ty và doanh nghiệp? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu IPO là gì cũng như trả lời câu hỏi trên qua những lí do sau:

  • IPO giúp làm tăng vốn của doanh nghiệp => thu về nhiều lợi nhuận hơn
  • Gia tăng các cơ hội kinh doanh
  • Các công ty tham gia IPO chứng tỏ được tiềm lực phát triển của công ty.

Điều kiện và thủ tục để tham gia IPO

Khi đã nắm được khái niệm về IPO là gì cũng như nội dung về IPO, bạn cũng cần ghi nhớ các điều kiện cũng như thủ tục cần thiết để IPO. Việc đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán không phải là một việc khó khăn, tuy nhiên cũng không hề đơn giản.

Điều kiện chung

Việc đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán phải được thực hiện theo đúng quy định tại khoản 19 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019:

  • Chào bán thông qua phương tiện thông tin đại chúng.
  • Chào bán cho từ 100 nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
  • Chào bán cho những các nhà đầu tư không xác định.

Điều kiện riêng

Khi đăng ký IPO chúng ta cần lưu ý thêm những điều kiện sau:

  • Công ty phải hoạt động có lợi nhuận, không thua lỗ trước thời điểm đăng ký cổ phiếu.
  • Mức vốn điều lệ tại thời điểm đăng ký IPO tối thiểu là 10 tỷ Việt Nam đồng.
  • Các phương án để sử dụng vốn của công ty phải khả thi và có ý nghĩa, được hội đồng quản trị thông qua.
  • Phải cam kết thực hiện  niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán

Những thủ tục cần thiết để phát hành IPO

  • Đơn xin phát hành IPO.
  • Bản sao công chứng đăng kí kinh doanh.
  • Bản sao công chứng giấy phép thành lập công ty.
  • Thông báo của đại hội cổ đông về việc phát hành cổ phiếu.
  • Điều lệ của công ty.
  • Báo cáo chi tiết tài chính cùng với tình hình hoạt động kinh doanh trong vòng 2 năm gần nhất.
Điều kiện và thủ tục để IPO
Điều kiện và thủ tục để IPO

Quy trình thực hiện IPO ở Việt Nam

Theo quy định của Luật Chứng khoán 2019, quy trình IPO ở Việt Nam được thực hiện như sau:

Bước 1: Xin ý kiến của Hội đồng cổ đông.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định pháp luật, bao gồm:

  • Giấy đăng ký chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng.
  • Điều lệ của tổ chức phát hành.
  • Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành, phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán.
  • Văn bản cam kết niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán.
  • Bản cáo bạch.
  • Hợp đồng tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng với công ty chứng khoán.
  • Văn bản xác nhận của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán.
  • Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có).

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán ra công chúng với Ủy ban chứng khoán Nhà nước.

Bước 4: Nêu rõ các thông tin về ngày phát hành và giá bán chứng khoán là thông tin dự kiến cho Ủy ban chứng khoản Nhà nước.

Bước 5: Cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng.

Bước 6: Tổ chức phát hành phải công bố Bản thông báo phát hành trên 01 tờ báo điện tử hoặc báo in trong 03 số liên tiếp.

Bước 7: Phát hành và phân phối chứng khoán.

Quy trình thực hiện IPO ở Việt Nam
Quy trình thực hiện IPO ở Việt Nam

Những rủi ro khi tham gia IPO

Khi công ty bạn muốn tham gia phát hành IPO cũng cần tìm hiểu các rủi ro khi thực hiện IPO là gì. Một số rủi ro điển hình bạn cần nắm được như sau:

  • Thành viên ban quản trị sẽ phải gia tăng trách nhiệm với công ty khi cổ phiếu được lên sàn.
  • Chi phí để đưa cổ phiếu lên sàn khá cao, nếu sai sót dễ mất quyền quản lý hay điều hành công ty.
  • Phát sinh nhiều thủ tục, chi phí sau khi cổ phiếu của công ty được niêm yết
  • Hoạt động về IPO đều phải tuân thủ các chính sách của Nhà nước và Chính phủ, do đó có thể sẽ bị ảnh hưởng đến các chính sách phát triển đã được đề ra của công ty.
  • Áp lực bởi việc duy trì tốc độ tăng trưởng.
  • Luôn phải thường xuyên cập nhật cũng như công bố tình hình hoạt động của công ty cho các cổ đông.
Những rủi ro khi tham gia IPO
Những rủi ro khi tham gia IPO

Có nên mua cổ phiếu IPO?

Khi đã nắm được khái niệm, tính chất, thủ tục cũng như các rủi ro khi thực hiện IPO là gì, nhiều người thường có thắc mắc “Có nên mua cổ phiếu IPO hay không?”. Nhìn chung, mỗi cổ phiếu của một công ty đều có sự khác nhau với những ưu nhược điểm khác nhau. Chính vì thế, việc có nên mua cổ phiếu IPO hay không sẽ gắn liền với những yếu tố cần lưu ý khi quyết định đầu tư tham gia IPO:

  • Nên chọn công ty có nhà môi giới mạnh: Bạn thực sự nên chọn các công ty có sự bảo lãnh vững chắc thay vì những công ty hay doanh nghiệp nhỏ.
  • Tìm hiểu và nghiên cứu kĩ lưỡng: Bạn cần chú ý đến sự phân tích của các chuyên gia cũng như thu thập các thông tin liên quan của công ty để xem những tiêu cực hay yếu kém của công ty, từ đó có được quyết định chính xác và sáng suốt.
  • Luôn theo dõi các bản cáo bạch: Nghiên cứu bản cáo bạch của công ty sẽ giúp bạn nhìn ra được những cơ hội cũng như những rủi ro của công ty.
  • Thận trọng khi quyết định: Bạn luôn cần cẩn thận và kỹ lưỡng khi quyết định mua IPO cũng như có những phương án dự phòng phù hợp.

Có thể thấy, IPO là một quy trình tương đối phức tạp yêu cầu khá nhiều điều kiện và thủ tục. Tuy vậy, tham gia IPO cũng mở ra cho công ty hay doanh nghiệp những lợi ích cũng như tiềm năng to lớn cho sự phát triển. IPO được xem là một trong những hoạt động quan trọng của các Công ty trong quá trình chuyển đổi, cổ phần hóa cũng như mở rộng phạm vi hoạt động.

Xem thêm:

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn câu trả lời thỏa đáng về IPO là gì, các điều kiện và thủ tục để tham gia IPO, cách thức chào bán IPO cũng như những rủi ro mà IPO có thể đem lại. Mong rằng bài viết đã đem đến cho bạn thông tin hữu ích phục vụ cho quá trình tìm hiểu của bản thân. Nếu có bất cứ thắc mắc hay câu hỏi liên quan đến chủ đề IPO là gì, mời bạn để lại nhận xét bên dưới để cùng DINHNGHIA.VN tìm hiểu thêm nhé.

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Mạng 5G là gì? Mạng 5G khi nào phủ sóng toàn quốc?

Mạng 5G là bước tiến vượt bậc trong công...

Mạng 4G là gì? Có nhanh không? 4G và LTE khác gì nhau?

Mạng 4G, ra đời vào năm 2010, là thế...

3G là gì? Tốc độ của mạng 3G là bao nhiêu? Khác gì với 2G và 4G

Mạng 3G, ra đời vào đầu những năm 2000,...

Mạng 2G là gì? Tại sao cắt mạng 2G? Khi nào cắt?

Mạng 2G, công nghệ di động phổ biến từ...