IoT là một hệ thống phổ biến ngày nay trong các doanh nghiệp, giúp tăng hiệu quả hoạt động, nâng cấp chất lượng dịch vụ. Nhờ vậy, giúp gia tăng giá trị của doanh nghiệp bạn. Vậy IoT là gì? Hôm nay, cùng trang DINHNGHIA khám phá ngay nhé!
Nội dung bài viết
IoT là gì?
IoT (Internet of Things) là hệ thống các thiết bị hoặc con người, được liên kết với nhau giúp lan truyền dữ liệu thông qua mạng internet mà không cần sự tương tác giữa máy tính với con người. Ý tưởng này xuất hiện lần đầu vào năm 1982 và được phát triển đến ngày nay.
Cấu trúc của một hệ thống IoT
Một hệ thống IoT hoàn chỉnh thường sẽ có 4 thành phần chính là thiết bị (Things), trạm kết nối (Gateways), hạ tầng mạng (Network and Cloud) và bộ phân tích/ xử lý dữ liệu (Services-creation and Solution Layers).
Các bộ phận cảm biến sẽ cảm nhận các tín hiệu (nhiệt độ, áp suất, ánh sáng) từ môi trường rồi mã hóa chúng thành dữ liệu trong môi trường Internet. Tiếp đến, chúng được xử lý và thay đổi theo mong muốn người dùng thông qua các ứng dụng trên điện thoại hoặc máy tính.
Một vài ví dụ về các thiết bị IoT?
Ô tô thông minh
Ứng dụng của hệ thống IoT có thể dễ dàng nhận biết bởi các thiết bị như camera hành trình, hệ thống giải trí hoặc các cổng kết nối của phương tiện. Chúng có nhiệm vụ thu thập dữ liệu từ phanh, chân ga, đồng hồ đo quãng đường, đồng hồ đo tốc độ, bình xăng và bánh xe.
Nhờ những số liệu này, bạn có thể dễ dàng kiểm soát được ô tô của mình ở bất cứ đâu, thời điểm nào.
- Giám sát sự thay đổi của nhiên liệu, để điều chỉnh mức chi phí phù hợp đội nếu bạn kinh doanh dịch vụ cho thuê xe.
- Theo dõi hành trình lái xe của các con.
- Nếu không may xảy ra tai nạn, hệ thống tự động gửi cảnh báo đến bạn bè hoặc người thân của bạn.
- Theo dõi để có kế hoạch bảo dưỡng xe phù hợp.
Nhà thông minh
Hệ thống IoT cũng được ứng dụng rất nhiều trong gia đình, giúp cải thiện hiệu quả và tăng độ an toàn của ngôi nhà của bạn. Các thiết bị được sử dụng phổ biến là ổ điện thông minh, bộ điều nhiệt thông minh, hệ thống thủy canh, hệ thống an ninh gia đình,…
- Tự động tắt các thiết bị không cần thiết.
- Dễ dàng theo dõi và quản lý căn hộ đang cho thuê.
- Tìm đồ thất lạc.
Xêm thêm: Zigbee là gì? Bí mật công nghệ kết nối cho ngôi nhà của bạn
Thành phố thông minh
Bên cạnh nhà thì hệ thống IoT cũng được ứng dụng trong quá trình quy hoạch đô thị và bảo trì cơ sở hạ tầng. Hiện nay, chính phủ sử dụng ứng dụng IoT để giải quyết các vấn đề về y tế, cơ sở hạ tầng và môi trường. Một số mục đích cụ thể là:
- Hỗ trợ đo lường không khí và bức xạ.
- Nhờ hệ thống chiếu sáng thông minh giúp giảm chi phí.
- Theo dõi và quản lý thời điểm để bảo trì cơ sở hạ tầng.
- Thu thêm doanh thu nhờ kinh doanh thêm bãi đỗ xe.
Ưu và nhược điểm của IoT
Ưu điểm
- Bạn có thể truy cập để tìm kiếm thông tin mọi lúc, tại mọi nơi với mọi thiết bị.
- Giúp chuyển các dữ liệu thông qua Internet nhanh chóng và hiệu quả.
- Cải thiện chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp nhờ hệ thống tự động xử lý.
Nhược điểm
- Dễ dàng bị lộ mất thông tin quan trọng vì hệ thống giúp liên kết nhiều thiết bị với nhau.
- Với các doanh nghiệp có quy mô lớn thì các thiết bị IoT cần thu thập và quản lý một khối lượng dữ liệu vô cùng lớn.
- Nếu hệ thống bị lỗi, các thiết bị đang được kết nối cũng có thể bị hỏng.
- Đòi hỏi các thiết bị kết nối với hệ thống phải đến từ một nhà sản xuất.
Tại sao IoT lại quan trọng
Nhờ IoT, chúng ta được hỗ trợ để kiểm soát thời gian và hiệu suất công việc một cách tốt hơn. Đồng thời, hệ thống IoT giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa được hiệu suất của máy móc và các hoạt động hậu cần.
Về lâu dài, sử dụng hệ thống IoT sẽ giúp công ty tối giảm được nhiều chi phí nhờ tự động hóa các quy trình. Từ đó, làm giảm chất thải độc hại và cải thiện dịch vụ ngày càng tốt, chất lượng, có độ chính xác cao hơn.
Ứng dụng của IoT
Ứng dụng cho doanh nghiệp
Các doanh nghiệp ứng dụng IoT giúp các nhân viên dễ dàng tìm kiếm dữ liệu, thông tin về sản phẩm hoặc hoạt động của hệ thống nội bộ. Đồng thời, chúng cũng giúp các nhà sản nhanh nhạy, dễ dàng phát hiện ra lỗi trước khi gặp vấn đề thật sự.
Có 2 phân khúc doanh nghiệp sẽ ứng dụng hệ thống IoT là:
+ Các ngành đặc thù như cảm biến trong nhà máy phát điện; thiết bị theo dõi chăm sóc sức khỏe.
+ Các ngành công nghiệp phổ thông như điều hòa không khí, hệ thống an ninh.
Ứng dụng cho người dùng
Bên cạnh doanh nghiệp, IoT cũng có thể được ứng dụng tại nhà, phòng làm việc, phương tiện giao thông. Điều này giúp chúng ta thông minh hơn, đo lường tốt và an toàn hơn. Một số các thiết bị phổ biến hiện nay là Echo của Amazon hay Google Home.
Đồng thời, các cảm biến có thể cung cấp thông tin để thông báo cho chúng ta biết chất lượng môi trường đang thế nào. Hoặc các loại xe hơi tự lái và thành phố thông minh sẽ giúp chúng ta xây dựng và quản lý không gian công cộng hiệu quả, an toàn hơn.
Xem thêm:
- Công nghệ DLNA là gì? Ưu, nhược điểm và các thiết bị hỗ trợ
- Mobile Banking/Internet banking là gì? Cách đăng ký sử dụng
- Proxy là gì? Ưu nhược điểm khi sử dụng Proxy Server
Bài viết trên đã giải thích rất chi tiết, giúp bạn biết được IoT là gì cũng như những ứng dụng của chúng vào cuộc sống chúng ta. Nếu bạn thấy bài viết này hay và bổ ích thì đừng quên chia sẻ nhé!