I ốt là gì? Việc thiếu hoặc thừa i ốt có gây hại sức khỏe không?

0
(0)

I ốt là một trong những thành phần rất quan trọng trong việc chuyển hóa năng lượng của cơ thể, có tác dụng ngăn ngừa bướu cổ, phát triển não bộ ở thai nhi,… Vậy để định nghĩa thì i ốt là gì? Cùng dinhnghia tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

I ốt là gì?

I ốt là một vi chất tự nhiên cần thiết cho con người, góp mặt vào quá trình tổng hợp thyroxin và cũng là một hormone tuyến giáp. Loại hormone này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần của trẻ và giúp điều hòa chuyển hóa năng lượng.

Tuy nhiên, cơ thể người không thể tự tổng hợp i ốt nên chúng ta cần bổ sung chúng từ nguồn thức ăn bên ngoài, ví dụ như: tảo biển, rau chân vịt và một số loại hải sản,…

I - ốt là một vi chất tự nhiên cần thiết cho con người
I ốt là một vi chất tự nhiên cần thiết cho con người

Vai trò của i ốt đối với sức khỏe

Đối với trẻ em

Nếu bé bị thiếu i ốt trong quá trình phát triển não bộ sẽ dễ dẫn đến tình trạng trí tuệ chậm phát triển, ảnh hưởng trầm trọng đến bộ não của bé và hầu như là không thể khắc phục được.

Bên cạnh đó, i ốt cũng ảnh hưởng đến sự phát triển đến xương và giới tính của trẻ. Nếu bé bị thiếu i ốt sẽ làm cơ thể chậm phát triển cả lúc nhỏ lẫn trong giai đoạn dậy thì.

Đối với trẻ em
Đối với trẻ em

Đối với phụ nữ mang thai

I ốt có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là giai đoạn từ 3 – 5 tháng tuổi. Do đó, mẹ bầu cần phải bổ sung đầy đủ lượng i ốt cần thiết, khoảng 200 mcg/ngày.

Nếu mẹ bầu bị thiếu hụt i ốt sẽ gây chậm phát triển não bộ của thai nhi, trẻ sinh ra dễ bị đần độn, thậm chí là thiểu năng trí tuệ. Ngoài ra, mẹ bầu cũng dễ bị sinh non, sảy thai, tiền sản giật, tuyến giáp suy yếu,…

Đối với phụ nữ mang thai
Đối với phụ nữ mang thai

Đối với người lớn

I ốt có khả năng điều hòa thân nhiệt cơ thể nên nếu cơ thể thiếu i ốt sẽ dẫn đến tình trạng thân nhiệt giảm, lạnh người mặc dù nhiệt độ ngoài trời đang cao. Bên cạnh đó, bổ sung đủ i ốt sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

I ốt có công dụng chuyển hóa chất dinh dưỡng, năng lượng, điều phối oxy cho tế bào để có thể luôn khỏe mạnh. Nếu tuyến giáp không được cung cấp đủ i- ốt sẽ bị phình to lên, người bệnh sẽ có phần cổ trương to, hay còn gọi là bệnh bướu cổ.

Đối với người lớn
Đối với người lớn

Thiếu i ốt gây bệnh gì?

Khi thiếu i ốt sẽ làm quá trình sản xuất thyroxin bị giảm sút, tuyến giáp sẽ phì to dần do phải hoạt động bù dưới sự kích thích của hormone tuyến yên. Nếu mẹ bầu thiếu i ốt nghiêm trọng có thể gây thiểu năng tuyến giáp và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Đồng thời, khi thiếu i ốt cũng là nguyên nhân gây khiếm khuyết trí não ở trẻ. Nếu trong giai đoạn mang thai, người mẹ nghèo i ốt sẽ khiến trí tuệ của trẻ bị ảnh hưởng không nhỏ.

Thiếu I-ốt gây bệnh gì?
Thiếu i ốt gây bệnh gì?

Thừa i ốt có gây hại không?

Lượng i ốt thừa sẽ được cơ thể đào thải ra ngoài qua đường tiểu. Nhưng nếu lượng i ốt thừa quá nhiều thì cơ thể sẽ không kịp thải ra ngoài khiến cơ thể có nguy cơ mắc các bệnh như hội chứng cường giáp, u tuyến độc giáp hay viêm tuyến giáp.

Thừa I-ốt có gây hại không?
Thừa i ốt có gây hại không?

Làm gì để bổ sung i ốt?

Bổ sung bằng các thực phẩm chứa i ốt

Bạn cần tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu i ốt thông qua các bữa ăn hàng ngày như trái cây, thịt, sữa, hải sản như cua, tôm, tỏa biển, cá,… và các loại rau như cải xoong, rau chân vịt, rau dền, mồng tơi,…

Bổ sung bằng các thực phẩm chứa I-ốt
Bổ sung bằng các thực phẩm chứa i ốt

Sử dụng muối i ốt

Chúng ta nên dùng muối i ốt để ướp hoặc nêm nếm thức ăn trong bữa ăn hàng ngày thay thế cho muối thường để phòng ngừa bệnh tật do tình trạng thiếu i ốt gây ra.

Đặc biệt, muối i ốt sẽ không làm thay đổi mùi vị của thức ăn và lượng muối trộn vào thức ăn khá an toàn cho người thiếu i ốt. Nếu bạn dùng muối i ốt hàng ngày sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe bởi chúng được đào thải ra ngoài thông qua nước tiểu.

Sử dụng muối I-ốt
Sử dụng muối i ốt

Bảng nhu cầu i ốt

Nhóm tuổi

Nhu cầu i ốt (mcg/ngày)
Trẻ em (tháng tuổi)

0 – 5

90

6 – 11

90

Trẻ nhỏ (năm tuổi)

1 – 3 90

4 – 6

90
7 – 9

120

Vị thành niên nam (năm tuổi) 10 – 12 120

13 – 15

150
16 – 18

150

Vị thành niên nữ (năm tuổi)

10 – 12

120

13 – 15

150

16 – 18

150

Nam trưởng thành (năm tuổi) 19 – 60

150

>65

150

Nữ trưởng thành (năm tuổi)

19 – 60 150

>60

150

Phụ nữ mang thai (trong cả thời kỳ)

200

Bà mẹ cho con bú (trong cả thời kỳ)

200

Xem thêm:

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần thiết để bạn có thể tìm hiểu i ốt là gì rồi. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ bổ ích với các bạn. Hãy cùng chờ đón bài viết thú vị và đầy ý nghĩa tiếp theo nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Mạng 5G là gì? Mạng 5G khi nào phủ sóng toàn quốc?

Mạng 5G là bước tiến vượt bậc trong công...

Mạng 4G là gì? Có nhanh không? 4G và LTE khác gì nhau?

Mạng 4G, ra đời vào năm 2010, là thế...

3G là gì? Tốc độ của mạng 3G là bao nhiêu? Khác gì với 2G và 4G

Mạng 3G, ra đời vào đầu những năm 2000,...

Mạng 2G là gì? Tại sao cắt mạng 2G? Khi nào cắt?

Mạng 2G, công nghệ di động phổ biến từ...