Hoán dụ là gì? Có những hình thức hoán dụ nào? Làm sao để phân biệt ẩn dụ và hoán dụ? Đây chắc chắn là thắc mắc của rất nhiều bạn trong chuyên đề các biện pháp tu từ của ngữ văn lớp 6. Để có thêm kiến thức về chuyên đề này, DINHNGHIA đã tổng hợp những thông tin cần thiết về biện pháp hoán dụ qua bài viết sau đây, cùng tìm hiểu nhé!
Nội dung bài viết
Ẩn dụ là gì?
Khái niệm
Ẩn dụ là một biện pháp tu từ mà theo đó, các sự vật, hoặc hiện tượng này sẽ được gọi tên bằng các sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng, tương thích với nhau. Biện pháp tu từ này có tác dụng làm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
Ví dụ
- “Về thăm nhà Bác Làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.”
=> Thắp: Chính là biện pháp ẩn dụ để chỉ hoa râm bụt đang nở.
2. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
=> Kẻ trồng cây: Là hình ảnh ẩn dụ ám chỉ những người lao động, tạo ra giá trị lao động.
“Người Cha mái tóc bạc
3. Đốt lửa cho anh nằm”
=> Người cha: là hình ảnh ẩn dụ nói đến Bác Hồ
4. Trời nắng giòn tan: nói đến trời nắng to, có thể làm khô mọi vật
Phân loại
Ẩn dụ được thể hiện, phân loại qua bốn hình thức cụ thể như sau:
- Ẩn dụ hình thức: Có thể hiểu ẩn dụ hình thức là một kiểu ẩn dụ mà người nói hay người viết sẽ dựa vào sự giống nhau của một sự vật, hiện tượng nào đó để tạo được hình ảnh ẩn dụ. Tuy nhiên, khi áp dụng vào câu văn, câu thơ thì hình thức này sẽ bị ẩn đi một phần ý nghĩa.
- Ẩn dụ cách thức: Với hình thức ẩn dụ cách thức này sẽ giúp cho việc diễn đạt của người nói hay người viết được đa dạng hơn, hay họ có thể sử dụng cách thức này để diễn đạt một cách có hàm ý cho một vấn đề nào đó.
- Ẩn dụ phẩm chất: Ẩn dụ phẩm chất là một hình thức sẽ dựa trên những điểm giống nhau về mặt phẩm chất, đặc điểm hay đặc tính của sự vật, hiện tượng nào đó bằng một sự vật hay hiện tượng khác.
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Cũng giống với các hình thức ẩn dụ khác, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là hình thức miêu tả ẩn dụ các đặc tính của sự vật, hiện tượng nào đó được nhận biết bằng giác quan này nhưng sẽ sử dụng những từ ngữ của giác quan khác để nói lên cảm nhận của mình.
Hoán dụ là gì?
Khái niệm
Trong văn học và cuộc sống, hoán dụ là biện pháp tu từ được sử dụng rất nhiều, tuy vậy, hoán dụ là gì thì không phải bất cứ ai cũng nắm được khái niệm này. Theo định nghĩa, hoán dụ chính là gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác; giữa chúng có quan hệ gần gũi với nhau, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt.
Ví dụ
- Trong câu thơ của Tố Hữu:
“Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên”
Hình ảnh “áo nâu” để chỉ người nông dân và hình ảnh “áo xanh” để chỉ người “công nhân”, hình ảnh “nông thôn” nhằm chỉ những người ở vùng nông thôn còn hình ảnh “thị thành” dùng để chỉ những người sống ở thị thành.
2. Trong câu thành ngữ: “Người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh.”
Hình ảnh hoán dụ ở đây là “người đầu bạc” dùng để liên tưởng người cao tuổi, còn “kẻ đầu xanh” dùng để liên tưởng đến những người trẻ tuổi.
Phân loại
Có thể nhận thấy hoán dụ là một biện pháp tu từ được sử dụng nhiều trong văn học. Một số kiểu hoán dụ các bạn có thể thường bắt gặp:
- Lấy một bộ phận để gọi toàn thể: Với hình thức hoán dụ này, người nói và người viết thường sẽ sử dụng một số bộ phận như tay, chân,… để nói thay cho toàn bộ cơ thể. Hay họ cũng có thể dùng một mùa để thay thế cho cả năm, dùng số ít để nói cho số nhiều.
- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng: Người nói hay người viết sẽ lấy các sự vật mang tính bao quát để nói đến sự vật, sự việc để bao trùm hiện tượng đó.
- Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật: Có thể hiểu đây là một phép hoán dụ dựa trên sự tương đối, gần gũi giữa hai sự vật nào đó để có thể tăng độ hấp dẫn cho tác phẩm, hay lời nói của đối tượng. Nhưng vẫn đảm bảo vẫn có thể truyền tải toàn bộ thông tin đến với người nghe, người đọc.
- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng: Hình thức này cũng dựa trên sự gần gũi giữa những sự vật, hiện tượng nhưng sẽ lựa chọn những sự vật, hiện tượng mang tính cụ thể, dễ hiểu để sử dụng cho những cái mơ hồ, trừu tượng. Việc này sẽ giúp người đọc, người nghe có thể dễ dàng hình dung, và cảm thấy dễ hiểu thông tin truyền đạt hơn.
Cách phân biệt ẩn dụ và hoán dụ
Cả hai biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ, đều là những hình thức sử dụng sự tương đồng giữa các sự vật hiện tượng với nhau để giúp cách truyền tải thông tin được dễ hiểu và gần gũi hơn. Do sự tương đồng này nên rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa hình thức ẩn dụ và hoán dụ. Vậy sự khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ là gì và làm sao để phân biệt chúng?
Hình thức ẩn dụ dựa trên sự tương đồng, giống nhau
Với hình thức này, các bạn có thể sử dụng sự giống nhau của hiện tượng này để nói về một hình tượng khác. Để có thể dễ hiểu, các bạn có thể xem qua ví dụ sau “Thuyền đi để bến đợi chờ/ Tình đi nghĩa ở bao giờ quên nhau?”.
Qua ví dụ vừa rồi, chúng ta có thể thấy hình ảnh ẩn dụ chiếc thuyền là tượng trưng cho hình ảnh người đi xa, còn đối với hình ảnh bến là sự ẩn dụ dành cho người ở lại. Qua đó, có thể thấy hình ảnh giữa thuyền và người đi, với hình ảnh bến và người, là những hình ảnh có nét tương đồng với nhau.
Hoán dụ là hình thức dựa trên sự giống nhau và tính cụ thể của sự vật, hiện tượng
Nói một cách dễ hiểu tức là những bộ phận, sự vật hay hiện tượng được người nói, người viết đề cập đến cần có sự tương đồng và mang tính cụ thể. Để khi đề cập đến sự vật hay hiện tượng đó, người nghe sẽ có thể liên tưởng đến một sự vật, sự việc tương tự.
Để hiểu rõ hơn, các bạn có thể xem qua ví dụ của hai câu thơ sau “Đầu xanh có tội tình gì/ Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi” (Nguyễn Du). Hình ảnh “đầu xanh” được sử dụng trong câu thơ là sự hoán dụ chỉ những người đang ở độ tuổi trẻ trung. Còn hình ảnh “má hồng” dùng để chỉ những cô gái xinh đẹp.
Ngoài ra, bạn có thể áp dụng mẹo sau đây để phân biệt 2 biện pháp này này:
- Khôi phục hình ảnh gốc (chưa qua biện pháp tu từ) của A và B, thử đặt 1 từ so sánh giữa chúng, nếu cách so sánh trở nên hợp lý thì mối quan hệ giữa A và B chính là biện pháp tu từ ẩn dụ.
- Còn cách để phân biệt được phép tu từ hoán dụ, là khi các bạn sử dụng một từ để so sánh cho vào giữa A và B. Nếu toàn bộ câu nói không có nghĩa hay không phải là một câu hợp lý thì đó chính là biện pháp hoán dụ.
Cách làm các bài tập về phân biệt ẩn dụ và hoán dụ
Các dạng bài tập về phân biệt ẩn dụ và hoán dụ sẽ được tìm hiểu và tiến hành theo 2 bước sau:
- Bước 1: Đọc kỹ và lần tìm ra yếu tố bị ẩn đi dựa vào ngữ cảnh, văn cảnh của yếu tố được đưa ra trong đề bài.
- Bước 2: Sau khi đã tìm được, cần xem xét mối quan hệ giữa 2 yếu tố và so sánh với khái niệm để đưa ra đáp án chúng là biện pháp tu từ nào.
Giải bài tập phân biệt ẩn dụ và hoán dụ
Câu 1 + 2: SGK lớp 6 tập 2 trang 83
- a) Bàn tay ta: làm một bộ phận của con người để lao động, biểu trưng cho người lao động -> Lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể.
- b) Một: số lượng đơn lẻ, thiếu đoàn kết. Ba: tượng trưng cho số đông, sự đoàn kết -> dùng cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng.
- c) Đổ máu: là dấu hiệu nhận biết sự tổn thương (bị thương, biểu thị cho chiến tranh, trong câu thơ trên mang nghĩa là đang xảy ra chiến tranh -> dùng dấu hiệu để chỉ sự vật.
Câu 3: Câu nào không sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ trong những câu sau đây:
- a) Lớp tôi có bạn Nam học rất giỏi
- b) Cậu ấy là một tay đua cừ khôi
- c) Giọng nói chị ấy rất ngọt ngào
Gợi ý:
- a) Câu a: lớp tôi: ý nói đến những người trong lớp tôi -> đây là hình thức hoán dụ dùng vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
- b) Tay: mang ý nghĩa chỉ con người -> đây là hình thức hoán dụ lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể.
- c) Giọng nói – ngọt ngào: ở đây sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, không sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ.
Câu 4:
“Một trái tim lớn lao đã từ giã cuộc đời
Một khối óc lớn đã ngừng sống”
(Xuân Diệu – Viết về Na dim Hít mét)
Hình thức hoán dụ nào đã được sử dụng trong câu thơ trên đây:
- a) Dùng vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
- b) Dùng cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng
- c) Lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể
- d) Dùng dấu hiệu để chỉ sự vật
- Đáp án: C. Một trái tim, một khối óc mang ý nghĩa chỉ con người.
Xem thêm:
- Bạn có biết khởi ngữ là gì trong ngữ pháp tiếng Việt?
- Đặc điểm và Tính chất của văn bản thuyết minh là gì? Cách làm bài văn thuyết minh
- Văn biểu cảm là gì? Đặc điểm, Ví dụ, Các bước, Cách làm văn biểu cảm
Bài viết đã giúp các bạn cách phân biệt ẩn dụ và hoán dụ. Hy vọng DINHNGHIA đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu của bản thân. Nếu có thắc mắc hay câu hỏi nào hãy để lại bình luận nhé