“Hoa trong gương, trăng dưới nước” – cụm từ hoa mỹ được giới trẻ sử dụng làm caption, video,… trên mạng xã hội. Vậy “hoa trong gương, trăng dưới nước” nghĩa là gì? Bắt nguồn từ đâu? Hãy cùng DINHNGHIA tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Nội dung bài viết
Cá trên trời, Hoa trong gương, Trăng dưới nước: Ý nghĩa ẩn sau những hình ảnh đẹp đẽ
Cá trên trời, Hoa trong gương, Trăng dưới nước là những hình ảnh ẩn dụ đầy thơ mộng nhưng cũng vô cùng ý nghĩa, thường được sử dụng trong văn học và nghệ thuật Trung Quốc. Mỗi hình ảnh đều mang một thông điệp riêng về tình yêu, cuộc sống và những điều không thể nắm bắt.
Cá trên trời
- Biểu tượng cho một tình yêu không thể thành đôi, hai người khao khát hướng đến nhau nhưng mãi mãi không thể gặp gỡ.
- Ví dụ: Chuyện tình Romeo và Juliet, Liang Shanbo và Zhu Yingtai.
Hoa trong gương
- Thể hiện một người hay một thứ gì đó mà bạn khao khát nhưng không thể sở hữu, chỉ có thể ngắm nhìn từ xa.
- Ví dụ: Nàng tiên trong truyện cổ tích, một giấc mơ đẹp không thể thành hiện thực.
Trăng dưới nước
- Mang hai ý nghĩa:
- Trăng dưới nước là trăng trên trời: Người bạn yêu thương đang ở ngay trước mắt, nhưng bạn lại không nhận ra.
- Trăng dưới nước là ảo ảnh: Tình yêu hay niềm khao khát của bạn chỉ là ảo mộng, không thể trở thành hiện thực.
- Ví dụ: Một người yêu đơn phương, một ảo tưởng về hạnh phúc.
Bạch nguyệt quang
- Cụm từ chỉ những người mà bạn yêu thương sâu sắc nhưng không thể có được, thường là mối tình đầu hoặc một người bạn đã khuất.
- Ví dụ: Tình yêu của Trương Vô Kỵ dành cho Triệu Mẫn trong “Ỷ Thiên Đồ Long Ký”.
Kính hoa thủy nguyệt
- Là sự kết hợp của Hoa trong gương và Trăng dưới nước, tượng trưng cho những điều đẹp đẽ nhưng mong manh, dễ vỡ.
- Nhắc nhở chúng ta trân trọng những gì đang có, bởi vì mọi thứ đều có thể thay đổi và tan biến bất cứ lúc nào.
Sao dưới biển
- Một hình ảnh ẩn dụ cho tình yêu không thể thành đôi, giống như những vì sao lấp lánh trên bầu trời, bạn có thể nhìn thấy nhưng không thể chạm tới.
- Ví dụ: Tình yêu của nàng tiên cá dành cho chàng hoàng tử.
Cá trên trời, Hoa trong gương, Trăng dưới nước là những hình ảnh ẩn dụ đầy sức gợi, giúp chúng ta suy ngẫm về tình yêu, cuộc sống và những điều không thể nắm bắt. Mỗi hình ảnh đều mang một thông điệp riêng, nhưng tất cả đều nhắc nhở chúng ta trân trọng những gì đang có và sống một cuộc đời ý nghĩa.
Nguồn video: TikTok @tutruyencuabow
Nguồn gốc cụm từ “hoa trong gương, trăng dưới nước”
Cụm từ này có nguồn gốc từ Trung Quốc. “Hoa trong gương, trăng dưới nước” trong tiếng Trung là “鏡中花,水中月” (Bính âm: Jìng zhōng huā, shuǐ zhōng yuè). Cụm từ này có thể được tìm thấy trong văn học và triết học Đông Á. Nó thường được dùng để biểu đạt ý nghĩa về sự huyễn hoặc và không thực tế.
Trong triết lý Đông phương, đặc biệt là trong Đạo giáo và Phật giáo, cụm từ này thường được sử dụng để miêu tả sự hư ảo, không có thật. Nó chỉ là ảo ảnh của thế giới vật chất. Từ đó nhấn mạnh vào việc tìm kiếm sự giác ngộ tâm linh. “Hoa trong gương” và “trăng dưới nước” là những hình ảnh minh họa cho sự vô thường và không thực chất của thế giới thực tại.
Sự lan truyền của cụm từ này vào văn hóa Việt Nam có thể được giải thích qua sự giao thoa văn hóa sâu đậm giữa Việt Nam và Trung Quốc. Văn học và triết học Trung Quốc có sự giao thoa với văn hóa và tư tưởng Việt Nam.
Một số biến thể của cụm từ “hoa trong gương, trăng dưới nước”
Vì cụm từ này bắt nguồn từ nước ngoài nên có nhiều bản dịch và biến thể. Thêm vào đó, sự lan truyền mà cụm từ “hoa trong gương, trăng dưới nước” có một số biến thể khác nhau. Chẳng hạn:
- Kính hoa thủy nguyệt (鏡花水月): Là hình thức Hán Việt của cụm từ.
- きょうかすいげつ: Cụm từ dịch sang tiếng Nhật.
- Mirror Flower, Water Moon: Là bản dịch tiếng Anh của “hoa trong gương, trăng dưới nước”.
- Hoa trong gương, trăng trong nước
- Hoa trong gương, trăng bóng nước
- Hoa trong gương, trăng đáy nước
- Cá trên trời, hoa dưới nước, trăng trong gương
- Hoa dưới nước, trăng trong gương, cá trên trời, sao dưới biển,…
Những biến thể này tuy có thể thay đổi về hình thức ngôn ngữ, nhưng đều mang cùng ý nghĩa gốc. Chúng đều thể hiện sự ngưỡng mộ vẻ đẹp tự nhiên và sự huyễn hoặc, không thực tế trong cuộc sống.
Lý do cụm từ “hoa trong gương, trăng dưới nước” được ưa chuộng
Cụm từ “hoa trong gương, trăng dưới nước” được ưa chuộng không chỉ trong văn hóa mà còn trong đời sống. Đặc biệt, các bạn trẻ cũng rất yêu thích cụm từ này. Có thể kể đến các lý do sau:
- Ý nghĩa sâu sắc: Cụm từ này mang ý nghĩa sâu sắc về sự vô thường, hư ảo, mong manh. “Hoa trong gương, trăng dưới nước” sử dụng hình ảnh trực quan, gần gũi nhưng mang đậm tính triết lý.
- Thơ mộng: Những hình ảnh như hoa phản chiếu trong gương và trăng phản chiếu dưới nước tạo nên cảm giác lãng mạn, nên thơ, thu hút. Điều này cũng rất phù hợp với tâm lý “sống ảo” thương thấy hiện nay.
- Ứng dụng rộng rãi: Cụm từ này có thể được sử dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau. Trong văn học, nghệ thuật, mạng xã hội, đối thoại hàng ngày,…
- Gợi mở liên tưởng và sáng tạo: Cụm từ này mời gọi người nghe hoặc đọc suy ngẫm sâu hơn về thực tại và vẻ đẹp.
Vì sao cụm từ “hoa trong gương, trăng dưới nước” thành trend giới trẻ?
“Hoa trong gương, trăng dưới nước” được biết đến một phần là do sự lan truyền, giao thoa văn hóa. Tuy nhiên, cụm từ này trở thành trend là từ bộ phim Hậu Cung Như Ý Truyện phát sóng năm 2018. Bộ phim cung đấu này được phát sóng tại Việt Nam và được đông đảo giới trẻ yêu thích.
Trong phim, nhân vật Thư Phi (Ý Hoan) có lời thoại độc tâm: “Thì ra tuổi trẻ hay mơ mộng. Chỉ là “hoa trong gương, trăng dưới nước”. Là thần thiếp đã sai. Năm đó khi người xuất cung, thần thiếp không nên nhìn người từ xa để phải lòng người. Tỉnh giấc mộng xuân mới biết sai. Tâm trạng thê lương, lệ đẫm máu”.
Lời thoại này xuất hiện khi Thư Phi quá tuyệt vọng trước cái chết của con trai. Thêm vào đó phát hiện người mình hết lòng yêu thương lại không hề yêu mình. Tất cả chỉ là mơ mộng, tự huyễn hoặc, không hề tồn tại. Từ đó, giới trẻ cũng bắt đầu bắt trend và sử dụng cụm từ này để thể hiện sự si mê, lụy tình, mơ mộng vào tình yêu không có thật.
Nguồn video: TikTok @xiiao_guangg
Giới trẻ bắt trend “hoa trong gương, trăng dưới nước”
Thành ngữ “Hoa trong gương, trăng dưới nước” được giới trẻ hưởng ứng và bắt trend trên mạng xã hội TikTok, Facebook, Instagram,… Phổ biến nhất là dùng làm caption, trích dẫn, ý tưởng cho video.
Ngoài ý nghĩa “vẻ đẹp vô thực”, giới trẻ cũng sáng tạo thêm các ngữ cảnh khác cho cụm từ này. Chẳng hạn trong tình yêu, giới trẻ thường dùng cụm từ này để diễn tả sự không xứng đáng. “Người ấy rất đẹp, nhưng ta không thể chạm tới, không thể thuộc về”,…
Cùng điểm qua một số video, hình ảnh giới trẻ bắt trend “hoa trong gương, trăng dưới nước” nhé:
Nguồn video: TikTok @thaivanhieu
Nguồn video: TikTok @toila_moa
Nguồn video: TikTok @nhuu369
Xem thêm:
- Nguồn gốc, ý nghĩa của câu nói Trăng dưới nước là trăng trên trời
- Trend ý nghĩa của những màu hoa bỉ ngạn TikTok có gì Hot mà thu hút giới trẻ
- Đó rách ngáng trộ nghĩa là gì? Nguồn gốc và cách dùng
Vừa rồi là những thông tin lý giải về ý nghĩa, nguồn gốc cụm từ “hoa trong gương, trăng dưới nước”. Hy vọng rằng bạn đã hiểu “hoa trong gương, trăng dưới nước” là gì để biết được những tâm tư của người sử dụng câu nói này. Theo dõi DINHNGHIA để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị nhé!