Nguyên nhân, nội dung và diễn biến của hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862

Lịch sửNguyên nhân, nội dung và diễn biến của hiệp ước Nhâm Tuất...

Ngày đăng:

0
(0)

Hiệp ước Nhâm Tuất là một hiệp ước bất bình đẳng, có ý nghĩa tiêu cực đối với cả triều đình nhà Nguyễn và nhân dân Việt Nam. Vậy hiệp ước Nhâm Tuất được ký kết từ nguyên nhân nào? Có nội dung ra sao? Cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu về hiệp ước Nhâm Tuất ngay dưới bài viết này nhé!

Nguyên nhân hiệp ước Nhâm Tuất

Trong giai đoạn nhà Nguyễn đã bắt đầu suy yếu và phải đối mặt với cuộc xâm lược của thực dân Pháp ở Nam Kỳ và các cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra liên tiếp ở Bắc Kỳ. Sau khi tiến hành tìm hiểu và so sánh sự tổn thất giữa từ hai phía, triều đình nhà Nguyễn đã buộc phải ký kết Hiệp ước Nhâm Tuất với Pháp vào ngày 5 tháng 6 năm 1862 Đây chính là hiệp ước bất bình đẳng “đầu tiên” của Việt Nam ký với Pháp, mở đầu cho quá trình xâm lược và thống trị của thực dân Pháp ở Việt Nam. Hiệp ước này đã gây ra những hậu quả to lớn đối với đất nước ta, khiến cho nhân dân ta phải chịu nhiều đau khổ, mất mát.

Nguyên nhân hiệp ước Nhâm Tuất
Nguyên nhân hiệp ước Nhâm Tuất

Hoàn cảnh lịch sử

Năm 1858, Pháp chính thức nổ súng tiến hành chiến dịch đánh nhanh thắng nhanh nhằm mục đích xâm lược nước ta tại Đà Nẵng. Sau khi thất bại, Pháp tiếp tục tấn công Gia Định, nhưng lúc bấy giờ, quân triều đình đã suy yếu và tan rã. Ngày 24/02/1861, đồn Chí Hoà bị quân Pháp tấn công. Pháp lợi dụng cơ hội quân và dân ta thất thủ, lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long. Ở Bắc Kỳ, nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân bùng nổ khắp nơi. Triều đình Tự Đức sai ai Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp vào Sài Gòn giảng hòa với thực dân sau khi thấy được hai nguy cơ tiềm tàng xảy ra cùng lúc. Sau đó đưa quân ra tiêu diệt các cuộc nổi dậy ở đất Bắc đang huy hiếp ngai vàng của dòng họ Nguyễn.

Hoàn cảnh lịch sử
Hoàn cảnh lịch sử

Diễn biến

Theo sử gia Phạm Văn Sơn, tháng 4/1862, đô đốc Bonard đã phái thiếu tá cùng 200 quân lính và các vũ khí hiện đại nhằm mục đích uy hiếp quân ta chấp nhận các yêu sách của chúng. Ngày 05/06/1862, đại diện triều đình nhà Nguyễn và đại diện quân đội Pháp và quân đội Tây Ban NHa tiến hành ký bản hiệp ước trên tàu chiến Duperré. Sau khi bản hoà ước được hoàn thành, Phan Thanh Giản được phái làm tổng Vĩnh Long và Lâm Duy Hiệp làm tuần phủ Khánh Thuận, với mục đích giao thiệp với các quan nước Pháp ở Gia Định. Tháng 2/1863, đại diện của ba nước lúc bấy giờ là thiếu tướng Bonard và đại tá Palanca và vua Tự Đức gặp nhau để công nhận sự giảng hòa của ba nước. Ngày 15/03/1875, hiệp ước Nhâm Tuất được thay thế bằng Hiệp ước Giáp Tuất.

Diễn biến của hiệp ước Nhâm Tuất
Diễn biến của hiệp ước Nhâm Tuất

Quan điểm của vua Tự Đức trước khi ký hòa ước

Vua Tự Đức đã mở ra các cuộc họp cùng với các quan, đại thần bàn về hiệp ước sau khi ông nhận được bức thư của Pháp với nội dung yêu cầu nước ta cử đại diện đàm phán với chúng. Ông cho rằng: “Tạm thời khuất mình, tạm thời chịu phí, mà có thể cứu được quân dân, không bị mất đất đai thì nên lắm” Sau khi đồng ý với lời đề nghị đi đàm phán của Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp, vua Tự Đức đã nói rằng: “Đất đai quyết không thể nào cho được, tà giáo quyết không cho tự do tuyên truyền”. Sau khi nhận được tin đại diện nước ta ký vào bản sơ thảo cắt nhượng đất 3 tỉnh Đông Nam Kỳ cho Pháp, ông thất vọng :“Thương thay con đỏ của lịch triều, nào có tội gì?”. Vua Tự Đức phái Phan Thanh Giản làm Tổng đốc Vĩnh Long, Lâm Huy Hiệp làm Tuần phủ Thuận – Khánh với mục đích để hai đại thần này chuộc lại lỗi lầm sau khi tự quyết định ký kết bản hiệp ước.

Quan điểm của vua Tự Đức trước khi ký hòa ước
Quan điểm của vua Tự Đức trước khi ký hòa ước

Vì sao nhà Nguyễn kí hiệp ước Nhâm Tuất?

Triều đình nhà Nguyễn chính thức ký kết hiệp ước Nhâm Tuất vì:

  • Triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ nhận thấy thực dân Pháp sẽ đe dọa ngôi vàng của mình nên tiến hành ký kết hiệp ước hòa hoãn với Pháp.
  • Ở Bắc Kỳ, phong trào đấu tranh của nhân dân bùng nổ mạnh mẽ, triều đình cần thời gian và lực lượng nhằm đàn áp nhân dân ta.
  • Quân triều đình và nhân dân lúc bấy giờ khá lạc hậu, thiếu trang bị và không được huấn luyện, nên triều đình không đặt niềm tin vào năng lực kháng chiến của nhân dân.
  • Triều đình nhà Nguyễn e sợ trước quân đội Pháp, họ được trang bị vũ khí tối tân và được huấn luyện bài bản.
Vì sao nhà Nguyễn kí hiệp ước Nhâm Tuất?
Vì sao nhà Nguyễn kí hiệp ước Nhâm Tuất?

Nội dung hiệp ước Nhâm Tuất

Hiệp ước Nhâm Tuất được ký kết với tổng cộng 12 khoản. Tuy nhiên, có 9 điều khoản được coi là quan trọng nhất:

  • Khoản 1: Kể từ khi ký hiệp ước này, giữa Hoàng đế Pháp, Nữ hoàng Tây Ban Nha và Hoàng đế Đại Nam hòa bình sẽ được thiết lập mãi mãi. Thần dân của ba nước dù ở đâu cũng sẽ được thiết lập tình hữu nghị toàn diện và lâu bền.
  • Khoản 2: Đạo Gia Tô sẽ được tu hành ở Đại Nam và bất cứ ai muốn theo đạo Gia Tô thì đều được tự do theo và không được ép buộc ai theo đạo.
  • Khoản 3: Đại Nam chuyển nhượng hoàn toàn ba tỉnh Biên Hòa, tỉnh Gia Định và tỉnh Định Tường (bao gồm đảo Côn Lôn) cho hoàng đế nước Pháp. Các thương gia và tàu binh Pháp được tự do di chuyển và buôn bán trên sông lớn và trên tất các các nhánh của sông ở xứ Cam Bốt.
  • Khoản 4: Kể từ sau hiệp ước, nếu nước Đại Nam bị xâm lược với nước khác thì phải phái sứ thần báo tin cho Hoàng đế nước Pháp. Pháp có quyền tự do quyết định có ứng cứu Đại Nam hay không. Tuy nhiên, nếu Đại Nam ký hiệp ước với nước ngoài liên quan đến nhượng quyền đất đai, nó sẽ được thừa nhận nếu hoàng đế nước Pháp đồng ý.
  • Khoản 5: Người dân các nước Pháp và Tây Ban Nha được tự do buôn bán tại ba hải cảng là Tourane (Đà Nẵng), Ba La (Ba Lạt) và Quảng Yên và người dân Đại Nam cũng được quyền như vậy đối với các cảng của các nước còn lại.
  • Khoản 8: Đại Nam phải bồi thường cho Pháp số tiền là bốn triệu piastre tương đương với 72% lạng bạc, trả trong vòng 10 năm.
  • Khoản 9: Triều đình nhà Nguyễn phải giúp đỡ Pháp trong việc bắt giữ và giao nộp kẻ cướp bóc, giặc biển, kẻ gây rối người nước Nam hay tội phạm châu u lẩn trốn cho Pháp và bên Đại Nam cũng được tiến hành như vậy.
  • Khoản 10: Dân chúng ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên được phép buôn bán, kinh doanh tự do trong ba tỉnh miễn tuân theo luật lệ hiện hành. Tuy nhiên, tàu chở binh lính, vũ khí, đạn dược hay lương thực chỉ được thực hiện bằng đường biển. Các đoàn tàu chở các thứ trên vào Cam Bốt được phép qua lạch Mỹ Tho (Định Tường), gọi là Cửa Tiền, nhưng phải có giấy thông hành của đại diện Pháp.
  • Khoản 11: Binh lính Pháp sẽ canh gác thành Vĩnh Long cho đến khi có lệnh mới, họ sẽ không ngăn cản các hoạt động của các quan Đại Nam. Nếu Hoàng đế Đại Nam đình chỉ cuộc chiến tại các tỉnh Gia Định và Định Tường và vùng đất này trở nên yên tĩnh thì sẽ được trao trả lại.
Nội dung hiệp ước Nhâm Tuất
Nội dung hiệp ước Nhâm Tuất

Hậu quả của hiệp ước Nhâm Tuất

Hiệp ước Nhâm Tuất được ký kết đã để lại những hậu quả to lớn đối với lịch sử Việt Nam. Bản hiệp ước này cho thấy triều đình nhà Nguyễn chính thức đầu hàng trước giặc Pháp, đồng thời chối bỏ trách nhiệm lãnh đạo nhân dân kháng chiến, phản bội lại một phần lợi ích của nhân dân. Hậu quả to lớn nhất đó chính là làm mất 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, khiến nước ta bị chia cắt và lãnh thổ của Đại Nam bị thu hẹp đáng kể. Sự chia cắt này đã gây ra những khó khăn cho quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam.

Hậu quả của hiệp ước Nhâm Tuất
Hậu quả của hiệp ước Nhâm Tuất

Ý nghĩa hiệp ước Nhâm Tuất

Đối với triều đình Hiệp ước Nhâm Tuất đã buộc triều đình nhà Nguyễn phải thừa nhận sự nhu nhược và tâm lý sợ hãi của mình trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Hiệp ước này đã khiến cho triều đình nhà Nguyễn ngày càng trở nên suy yếu hơn đối với nhân dân Hiệp ước Nhâm Tuất đã khiến cho nhân dân ta phải chịu đựng sự thống trị của thực dân Pháp ở miền Nam. Thực dân Pháp đã áp dụng những chính sách cai trị hà khắc, khiến cho nhân dân ta phải chịu sự bóc lột nặng nề, đời sống của nhân dân trở nên vô cùng khó khăn. Ngoài ra, hiệp ước Nhâm Tuất đã khiến cho bản sắc văn hóa dân tộc bị mai một. Thực dân Pháp đã áp dụng những chính sách đồng hóa văn hóa, khiến cho những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc dần bị quên lãng.

Ý nghĩa hiệp ước Nhâm Tuất
Ý nghĩa hiệp ước Nhâm Tuất

Nhận xét về hòa ước Nhâm Tuất

Hoà ước Nhâm Tuất ra đời có ý nghĩa tiêu cực đối với cả triều đình nhà Nguyễn và nhân dân Việt Nam. Nó vi phạm đến chủ quyền lãnh thổ của nước ta, gây nên sức ép cho nền kinh tế, khiên đời sống nhân dân trở nên vô cùng khó khăn. Đây là bản hiệp định tạo điều kiện cho thực dân Pháp thực hiện âm mưu xâm chiếm nước ta một cách dễ dàng hơn. Triều đình nhà Nguyễn chỉ tập trung lo cho sự an nguy của ngai vàng chứ không nghĩ tới hậu quả và không có lòng tin vào khả năng chiến đấu của nhân dân.

Nhận xét về hòa ước Nhâm Tuất
Nhận xét về hòa ước Nhâm Tuất

Xem thêm:

Hiệp ước Nhâm Tuất được xem là bản hiệp ước đầu hàng, bán nước đầu tiên của triều đình nhà Nguyễn. Hy vọng qua bài viết các bạn có thể nắm rõ được những kiến thức chung về bản hiệp ước Nhâm Tuất. Chúc bạn luôn học tập tốt! Hãy cùng theo dõi các bài viết lịch sử tiếp theo của DINHNGHIA.Com.Vn nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

1C bằng bao nhiêu µC? Quy đổi từ Microcoulomb sang Coulomb

Khi nhắc đến đơn vị đo điện tích thì...

1 kN bằng bao nhiêu N? Chuyển đổi Kilonewton sang Newton

Bạn đã từng nghe về đơn vị đo lực...

1kg bằng bao nhiêu hg, mg, µg, lb? Cách quy đổi khối lượng nhanh

Kg là đơn vị được ứng dụng nhiều trong...

1 dag bằng bao nhiêu g? Cách quy đổi từ Đềcagam sang Gam

Trên thực tế, đơn vị đo khối lượng decagram...