Hiện tượng thủy triều đen là gì? Nguyên nhân và Hậu quả của thủy triều đen

0
(0)

Tại vùng biển của nhiều quốc gia, hiện tượng thủy triều đen đang xảy ra rất phổ biến. Vậy cụ thể thủy triều đen là gì? Nguyên nhân dẫn đến thủy triều đen? Hậu quả của thủy triều đen như nào và cách khắc phục ra sao?… Hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN phân tích trong bài viết dưới đây để có thêm những thông tin thú vị hơn về hiện tượng trên.

Hiện tượng thủy triều đen là gì?

Thủy triều đen là gì? Đó chính là hiện tượng dầu tràn ra biển mà không kịp xử lý hết. Thủy triều đen thực ra là nghĩa bóng của hiện tượng trên.

Lớp dầu tràn sau khi lắng đọng xuống đáy biển và tạo thành những lớp trầm tích dày đặc, khi có điều kiện thuận lợi chúng sẽ tràn vào bờ hủy hoại hệ sinh thái và các sinh vật sống trong đó.

Thủy triều đen là gì? Chính là do các vụ tràn dầu xuống biển, các giàn khoan dầu khai thác dầu quá mức làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên biển. Một lượng dầu tràn không thể kiểm soát xuống biển nên các nhà khoa học gọi theo nghĩa bóng là Thủy triều đen.

Lượng dầu khi đã ngấm xuống đáy biển nó sẽ ảnh hưởng lâu dài đến môi trường đất và nước ngầm. Và con người chính là thủ phạm gây nên hiện tượng này bởi vì đã gây ra các tai nạn đắm tàu do chở dầu.

Hiện tượng thủy triều đen trong thực tế
Hiện tượng thủy triều đen trong thực tế

Nguyên nhân thủy triều đen là gì?

Thủy triều đen thực chất chỉ là câu nói nghĩa bóng của việc tràn dầu ra biển. Hiện tượng này do con người tạo ra từ những vụ đắm tàu chở dầu trên biển.

Xuất phát từ ý thức của con người, việc con người khai thác nguồn dầu dần trở nên bừa bãi khiến cho môi trường biển cũng như nguồn nước bị ô nhiễm.

Cũng từ đó mà các loài sinh vật biển bị ảnh hưởng rất lớn, bị nhiễm độc và chết hàng loạt. Vô hình chung chúng ta đang làm mất cả nguồn khai thác thủy hải sản vô cùng lớn.

Các vụ tràn dầu tiêu biểu chúng tôi liệt kê sau đây sẽ là cơ sở nói rõ hơn cho khái niệm thủy triều đen là gì.

  • Vụ đắm tàu dầu Torrey Canyon vĩ đại treo cờ Liberia bị đắm vào ngày 17 tháng 3 năm 1967 tại Cornouailles bờ biển phía Nam nước Anh. Những tai nạn đắm tàu chở dầu đã tạo nên các đợt thủy triều đen khủng khiếp.
  • Vụ tàu Exton Valdy bị mắc cạn ở Alaska năm 1983 đã làm 11 triệu galong dầu thô đổ ra biển, gây ra cái chết cho nhiều sinh vật biển, mất một thời gian dài để làm sạch 1700km bờ biển bằng phương pháp “nước nóng”
  • Hay vụ tràn dầu lớn nhất trong lịch sử 20 năm qua của nước Mỹ từ vụ nổ giàn khoan tại Vịnh Mexico ngày 20 – 04 vừa qua. Hậu quả nghiêm trọng khiến cho 11 người mất tích, 7 người bị thương.
Sinh vật biển bị chết do tràn dầu ra biển
Sinh vật biển bị chết do tràn dầu ra biển

Hậu quả của thủy triều đen

Hậu quả của hiện tượng thủy triều đen là gì? Thủy triều đen xảy ra để lại hậu quả rất nghiêm trọng, nhất là với môi trường biển. Làm mất đi sự sống của các sinh vật biển, các bãi biển trở nên ô nhiễm, nguồn nước nhiễm độc, từ đó ảnh hưởng lớn sức khỏe của con người.

Khi xảy ra hiện tượng Thủy triều đen nguồn nước biển khu vực bị dầu tràn sẽ rất độc hại, nếu đánh bắt hải sản trong khu vực này sẽ rất nguy hiểm.

Lượng dầu khi tràn ra sẽ ngấm dần xuống đáy biển, mất rất nhiều thời gian mới có thể xử lý được. Bởi vì việc dầu tràn theo dòng nước biển rất khó kiểm soát được.

Biện pháp khắc phục Thủy triều đen

Khi bạn đã hiểu được thủy triều đen là gì thì chúng ta cần tìm ra các biện pháp để khắc phục hiện tượng này. Để tìm được biện pháp khắc phục khi gặp sự cố tràn dầu là rất khó khăn, bởi vì lượng dầu tràn xuống biển chúng ta không thể kiểm soát hết được.

Tuy nhiên cũng cần phải có những biện pháp để ngăn chặn tình trạng này xảy ra.

  • Các khoang chở dầu trên tàu dầu phải được thiết kế hai lớp và trang bị thêm hệ thống gia cố.
  • Cần có thêm nhiều quy định nghiêm ngặt hơn về vấn đề khai thác dầu
  • Tăng cường quan hệ ngoại giao giữa các nước, tránh tình trạng khai thác dầu bừa bãi, không có sự kiểm soát.
Thủy triều đen đe dọa cuộc sống của chúng ta
Thủy triều đen đe dọa cuộc sống của chúng ta

So sánh Thủy triều đỏ và thủy triều đen

Các hiện tượng thay đổi của môi trường quanh chúng ta xảy ra rất nhiều, ngoài hiện tượng thủy triều đen còn có thủy triều đỏ. Tuy nhiên giữa hai hiện tượng này nguyên nhân lại khác biệt hoàn toàn.

Thủy triều đen là gì? Thủy triều đỏ là gì? Đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau bởi vì thủy triều đen chính là do ý thức trực tiếp của con người tạo ra, hay nói cách khác Thủy triều đen xảy ra hoàn toàn do chính con người tạo ra.

Còn hiện tượng thủy triều đỏ lại do nguyên nhân của thiên nhiên mang đến.

Thủy triều đỏ là do sự phát triển cực thịnh của những loài tảo nhỏ li ti, thủy triều đỏ làm nước biển đổi màu từ trong xanh đến vàng nhạt, cho đến màu vàng thẫm, màu đỏ như pha máu.

Thuỷ triều đỏ được tạo ra bởi một khối lượng lớn tảo độc có tên gọi dinoflagellates và cyanobacteria, chúng sinh sôi nảy nở và chết đi với tốc độ cực nhanh, nó làm nước đại dương bị nhiễm độc nặng.

Qua sự so sánh giữa thủy triều đen và thủy triều đỏ, chúng ta tìm ra một điểm chung nhất về hậu quả của cả hai hiện tượng. Đó chính là sự ảnh hưởng rất lớn đối với môi trường và con người.

Nó làm ô nhiễm nguồn nước, làm sinh vật biển chết hàng loạt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người…

Xem thêm:

Bài viết hi vọng đã lý giải giúp bạn hiện tượng thủy triều đen là gì, cũng như mang lại cho bạn những thông tin hữu ích về hiện tượng Thủy triều đen. Hãy chung tay bảo vệ cuộc sống của chính mình và của môi trường Biển. Biển chính là nguồn tài nguyên vô cùng lớn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, biển chính một trong những nguồn sống của con người. Như vậy, bạn đã nắm được những thông tin hữu ích về chủ đề “thủy triều đen là gì”. Cùng đón đọc những bài viết tiếp theo của DINHNGHIA.Com.VN nha!.

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Mạng 5G là gì? Mạng 5G khi nào phủ sóng toàn quốc?

Mạng 5G là bước tiến vượt bậc trong công...

Mạng 4G là gì? Có nhanh không? 4G và LTE khác gì nhau?

Mạng 4G, ra đời vào năm 2010, là thế...

3G là gì? Tốc độ của mạng 3G là bao nhiêu? Khác gì với 2G và 4G

Mạng 3G, ra đời vào đầu những năm 2000,...

Mạng 2G là gì? Tại sao cắt mạng 2G? Khi nào cắt?

Mạng 2G, công nghệ di động phổ biến từ...