Hidro sunfua là gì? Chuyên đề Hiđro sunfua và muối sunfua

Hóa họcHidro sunfua là gì? Chuyên đề Hiđro sunfua và muối sunfua

Ngày đăng:

0
(0)

Hidro sunfua là gì? Lý thuyết và bài tập hiđro sunfua và muối sunfua? Cách nhận biết Hidro sunfua như nào? Tính chất, ứng dụng và cách điều chế của Hidro sunfua? Trong phạm vi bài viết dưới đây, hãy cùng DINHNGHIA.Com.Vn tìm hiểu về chuyên đề hidro sunfua và muối sunfua cũng như những nội dung liên quan.

Hidro sunfua là gì?

Hiđro sunfua là khí không màu, mùi trứng thối, nặng hơn không khí (d=3429 ≈ 1,17 lần).

Hidro sunfua là gì?
Hidro sunfua là gì?

Tính chất vật lý của hidro sunfua

  • Hóa lỏng ở −60∘C, hóa rắn ở −86∘C. Khí H2S tan trong nước (ở 20∘C và 1atm)
  • Khí hiđro sunfua có độ tan S = 0,38g/100g H2O.
  • Khí H2S rất độc, không khí có chứa lượng nhỏ khí này có thể gây ngộ độc nặng cho người và động vật.
Tính chất vật lý của hidro sunfua
Tính chất vật lý của hidro sunfua

Tính chất hóa học của hidro sunfua

Tính axit yếu

  • Hiđro sunfua tan trong nước tạo thành dung dịch axit rất yếu (yếu hơn axit cacbonic), có tên là axit sunfuhiđric (H2S).
  • Axit sunfuhiđric tác dụng với kiềm tạo nên 2 loại muối: muối trung hòa, như Na2S chứa ion S2− và muối axit như NaHS chứa ion HS−.

Tính khử mạnh

Trong hợp chất H2S, nguyên tố lưu huỳnh có số oxi hóa thấp nhất là -2. Khi tham gia phản ứng hóa học, tùy thuộc vào bản chất và nồng độ của chất oxi hóa, nhiệt độ,…

Nguyên tố lưu huỳnh có số oxi hóa -2 (S−2) có thể bị oxi hóa thành lưu huỳnh tự do (S0), hoặc lưu huỳnh có số oxi hóa +4 (S+4), hoặc lưu huỳnh có số oxi hóa +6 (S+6). Vì vậy, hiđro sunfua có tính khử mạnh.

  • Hidro sunfua tác dụng với oxi:
  • Dung dịch axit sunfuhiđric tiếp xúc với không khí, nó dần trở nên vẩn đục màu vàng, do oxi của không khí đã oxi hóa H2S thành S0

2H2S+O2→2H2O+2S

  • Ở nhiệt độ cao, khí H2S cháy trong không khí với ngọn lửa xanh nhạt, H2S bị oxi hóa thành SO2

2H2S+3O2→t∘2H2O+2S+4O2

  • Nếu không cung cấp đủ không khí hoặc ở nhiệt độ không cao lắm thì H2S bị oxi hóa thành S0

2H2S+O2→t∘H2O+2S

  • Clo có thể oxi hóa H2S thành H2SO4:

H2S+4Cl2+4H2O→H2SO4+8HCl

Chú ý:

H2S khan không tác dụng với Cu, Ag, Hg, nhưng khi có mặt hơi nước thì lại tác dụng khá nhanh làm cho bề mặt các kim loại bị xám lại.

4Ag+2H2S+O2→2Ag2S+2H2O

Tính chất hóa học của hidro sunfua
Tính chất hóa học của hidro sunfua

Trạng thái tự nhiên và điều chế hidro sunfua

Trạng thái tự nhiên của hidro sunfua

Trong tự nhiên, hiđro sunfua có trong một số nước suối, trong khí núi lửa, khí thoát ra từ chất protein bị thối rữa,…

Cách điều chế hidro sunfua

Trong công nghiệp không sản xuất hiđro sunfua.

Trong phòng thí nghiệm điều chế bằng phản ứng của dung dịch axit clohiđric với sắt  (II) sunfua:

FeS+2HCl→FeCl2+H2S

Cách nhận biết hidro sunfua

  • Mùi trứng thối.
  • Làm đen dung dịch Pb(NO3)2 và Cu(NO3)2.

Pb(NO33)2+H2S→ PbS+2HNO3

Cu(NO33)2+H2S→ CuS+2HNO3

  • Làm mất màu dung dịch Brom, dung dịch KMnO4,…

Lưu huỳnh đioxit – SO2 (khí sunfurơ, lưu huỳnh (IV) oxit, anhiđrit sunfurơ)

Tính chất vật lí của lưu huỳnh đioxit

Là chất khí không màu, nặng hơn không khí, mùi hắc, độc, tan và tác dụng được với nước.

Tính chất hóa học của lưu huỳnh đioxit

  • SO2 là oxit axit
  • Tác dụng với nước:

SO2+H2O ↔ H2SO3

  • Tác dụng với dung dịch bazơ (có thể tạo thành 2 loại muối sunfit và hiđrosunfit)

SO2+NaOH→ NaHSO3

SO2+2NaOH→ Na2SO3+H2O

  • Tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối:

SO2+CaO→ t∘CaSO3

  • SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa (do S trong SO2 có mức oxi hóa trung gian +4)
  • SO2 là chất oxi hóa:

SO2+2H2S→ 3S+2H2O

  • SO2 là chất khử:

2SO2+O2 ↔ 2SO3

Cl2+SO2+2H2O→ H2SO4+2HCl

Cách nhận biết và điều chế lưu huỳnh đioxit

Điều chế lưu huỳnh đioxit

  • Đốt cháy lưu huỳnh:

S+O2→ t∘SO2

  • Đốt cháy H2S trong oxi dư:

2H2S+3O2→ 2H2O+2SO2

  • Cho kim loại tác dụng với HNO3:

Cu+4HNO3→ Cu(NO3)2+2NO2+2H2O

  • Đốt quặng:

4FeS2+11O2→ 2Fe2O3+8SO2

  • Trong phòng thí nghiệm dùng phản ứng của Na2SO3 với dung dịch H2SO4:

Na2SO3+H2SO4→ Na2SO4+SO2+H2O

Nhận biết lưu huỳnh đioxit

  • Làm quỳ tím ẩm chuyển thành màu đỏ.
  • Làm mất màu dung dịch nước brom, dung dịch thuốc tím…

SO2+2H2O+Br2→ 2HBr+H2SO4

  • Ứng dụng của lưu huỳnh đioxit
  • Sản xuất axit sunfuric.
  • Tẩy trắng giấy, bột giấy.
  • Chống nấm mốc cho lương thực, thực phẩm.

Lưu ý: Ngoài các ứng dụng trên, SO2 còn là chất gây ô nhiễm môi trường. Nó là nguyên nhân gây ra hiện tượng mưa axit.

Lưu huỳnh Trioxit – SO3

Tính chất của lưu huỳnh Trioxit

  • Lưu huỳnh trioxit (SO3) là chất lỏng không màu tan vô hạn trong nước và trong axit sunfuaric lưu trioxit là oxit axit.
  • Tác dụng rất mạnh với nước tạo ra axit sunfuaric phương trình:

SO3+H2O→ H2SO4

  • Lưu huỳnh trioxit tác dụng với dung dich bazo và oxit bazo tạo ra muối sunfat

Ứng dụng và sản xuất lưu huỳnh Trioxit

  • Lưu huỳnh trioxit ít có ứng dụng trong thực tế, nhưng lại là sản phẩm trung gian để sản xuất axit sunfuaric.
  • Trong công nghiệp người ta sản xuất lưu huỳnh trioxit bằng cách oxi hóa lưu huynh đioxit

4FeS2+11O2→ 2Fe2O3+8SO

Xem thêm:

Bài viết trên đây đã giúp bạn tổng hợp kiến thức về hidro sunfua và muối sunfua. Hy vọng những thông tin về chủ đề hidro sunfua và muối sunfua sẽ hữu ích với bạn trong quá trình học tập. Chúc bạn luôn học tốt!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

1C bằng bao nhiêu µC? Quy đổi từ Microcoulomb sang Coulomb

Khi nhắc đến đơn vị đo điện tích thì...

1 kN bằng bao nhiêu N? Chuyển đổi Kilonewton sang Newton

Bạn đã từng nghe về đơn vị đo lực...

1kg bằng bao nhiêu hg, mg, µg, lb? Cách quy đổi khối lượng nhanh

Kg là đơn vị được ứng dụng nhiều trong...

1 dag bằng bao nhiêu g? Cách quy đổi từ Đềcagam sang Gam

Trên thực tế, đơn vị đo khối lượng decagram...