Chúng ta thường xuyên đón giao thừa vào mỗi dịp năm mới, tuy nhiên có ai thật sự hiểu giao thừa là gì và ý nghĩa của giao thừa như thế nào chưa? Hãy cùng DINHNGHIA tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Giao thừa là gì?
Thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, bước sang ngày đầu tiên của năm mới và đánh dấu sự kết thúc của năm cũ theo lịch âm, thì thời khắc đó chính là giao thừa.
Còn có một tên gọi khác dành cho giao thừa chính là đêm Trừ Tịch, đối với mỗi gia đình Việt từ 23 giờ đêm ngày 29 đến 1 giờ sáng ngày mùng 1 Tết sẽ là thời điểm linh thiêng nhất. Đây được xem là thời điểm trời đất giao hòa – âm dương hòa hợp và giúp bừng lên sức sống đầy hy vọng.
Ở những thời khắc này, các thành viên trong gia đình cùng nhau làm lễ thắp hương cúng gia tiên, quây quần bên nhau và cùng nhau xem pháo hoa để tiễn năm cũ chào đón năm mới hay cầu may mắn tài lộc cho nhau.
Nguồn gốc của lễ giao thừa
Theo quan niệm của người xưa, sẽ có 12 vị Hành khiển và Phán quan, mỗi vị thường tượng trưng cho một con giáp giúp cai quản hạ giới vào mỗi năm. Quan nhà trời cũng sẽ có hai ông là Thiện và Ác.
Cũng bởi vì quan niệm này, nên vào những đêm giao thừa, người ta thường rất cẩn thận. Và các gia đình cũng thường bày trí mâm cỗ ngoài trời để cúng các vị quan này.
Ý nghĩa của ngày giao thừa
Nhiều người quan niệm rằng, vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, là một khoảng thời gian để người người nhà nhà gác lại những chuyện buồn, xui rủi và điềm xấu của năm cũ để có thể hy vọng vào một năm mới tích cực hơn.
Ngoài ra, đêm giao thừa cũng là thời điểm mà những đứa con xa nhà, xa quê trở về để đoàn tụ bên gia đình. Các thành viên cùng sum vầy, quây quần bên nhau và cùng nhau tổng kết lại những gì đã trải qua sau 1 năm.
Sự khác nhau giữa giao thừa Dương lịch và giao thừa âm lịch
- Giao thừa Dương lịch: Đêm giao thừa Dương lịch sẽ luôn được diễn ra vào đúng 12 giờ đêm mỗi năm, của ngày 31 tháng 12 Dương lịch.
- Giao thừa Âm lịch: Khác với giao thừa Dương lịch, giao thừa m lịch sẽ được diễn ra vào 12 giờ đêm ngày 30 tháng Chạp m lịch. Còn vào những tháng thiếu ngày 30, thì đêm giao thừa sẽ được diễn ra vào đêm ngày 29 tháng Chạp.
Những phong tục truyền thống cần biết để cả năm đầy may mắn
Cúng giao thừa
Đây là một phong tục không thể thiếu trong ngày đầu năm mới. Ở mỗi vùng miền và mỗi địa phương sẽ có những cách bài trí lễ cúng khác nhau. Nhưng nhìn chung, lễ cúng giao thừa vẫn có ý nghĩa là tạm biệt năm cũ đã qua và cầu mong những điều may mắn cho năm mới.
Thông thường, lễ cúng sẽ diễn ra vào ngày 29 Tết khi bắt đầu bước sang năm mới vào đúng giờ Tý (đúng 0 giờ ngày mùng 1 Tết). Gia chủ thường sẽ làm lễ khấn, sám hối với trời đất tổ tiên và mời các cụ quá cố về nhà cùng ăn tết đồng thời mong cầu những sự may mắn, an lành cho năm mới.
Hương lộc
Khi đi lễ cầu an, ngoài việc hái lộc, các bạn có thể xin hương lộc bằng cách đốt một nén hương rồi mang cây hương đó về cắm vào bình hương thờ trong nhà. Ngọn lửa trên cây hương tượng trưng cho sự phát đạt từ nơi thờ tự về, nghĩa là các bạn sẽ xin Phật, Thánh phù hộ cho phát đạt cả năm.
Chọn hướng xuất hành
Đối với nghi thức này, gia chủ thường sẽ là người xuất hành khỏi nhà theo hướng và thời gian mà họ nghĩ là sẽ mang lại may mắn sau khi cúng lễ giao thừa.
Quan niệm của người Phương Đông chỉ ra rằng, việc gia chủ lựa chọn đúng hướng xuất hành, đúng ngày giờ sẽ giúp công việc của gia chủ trở nên thuận lợi và gặp nhiều may mắn hơn.
Do đó, sau khi cúng giao thừa, người ta thường sẽ coi ngày giờ, lựa chọn cho hợp phong thủy và bắt đầu xuất hành để cầu những điều may mắn đến với bản thân cũng như các thành viên trong gia đình.
Mua muối đêm giao thừa
Ông bà ta thường có câu “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” và đây được xem là phong tục truyền thống vẫn được duy trì suốt từ xưa đến nay. Bên cạnh việc giúp xua đuổi tà ma, điềm rủi thì muối còn giúp thể hiện sự gắn kết tình cảm của các thành viên trong gia đình.
Vậy nên, sau đêm giao thừa, người người nhà nhà thường sẽ mua những bịch muối nhỏ được gói trong những bao giấy đầy màu sắc ở những con phố, hay khu chợ.
Xông đất
Một tục lệ khác không thể thiếu trong đêm giao thừa chính là tục lệ xông đất. Theo thông lệ, người xông đất sẽ là người đến chúc tết đầu tiên của gia đình, người đó có thể ngẫu nhiên đến hoặc có thể do gia chủ lựa chọn.
Đại đa số các gia đình Việt Nam đều rất coi trọng phong tục xông đất này, vì họ cho rằng nếu người đầu tiên đến xông đất hợp tuổi, sẽ đem lại may mắn và tài lộc cả năm cho gia đình.
Xem chi tiết: Xông đất là gì? Có ý nghĩa gì trong dịp Tết? Những kiêng kỵ cần tránh khi xông đất
Chúc tết
Vào thời khắc chuyển giao của năm mới, chắc chắn sẽ không thể thiếu các lời chúc tết từ những thành viên trong gia đình gửi đến cho nhau. Những lời chúc có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau như mong một năm mới đầy thuận hòa, may mắn hay cầu mong thành công và hạnh phúc.
Mừng tuổi
Thêm một phong tục không thể thiếu trong đêm giao thừa đó là tục mừng tuổi. Theo thông lệ bình thường, người lớn sẽ mừng tuổi cho trẻ nhỏ bằng những tờ tiền mới hay cho vào phong bao giấy đỏ.
Không quan trọng tiền mừng tuổi nhiều hay ít, điều quan trọng trong phong tục này chính là ý nghĩa của câu chúc mà mọi người dành cho nhau. Con cháu sẽ chúc sức khỏe ông bà, cha mẹ. Ngược lại ông bà sẽ mong con cháu học hành chăm chỉ và làm ăn phát đạt.
Điều kiêng kị không nên làm vào đêm giao thừa
- Mâm cúng cần chuẩn bị tươm tất: Tuy bình thường, sẽ không đòi hỏi mâm cúng phải được chuẩn bị đầy đủ, mà chỉ cần thành tâm là được. Nhưng vào những ngày Tết, mâm cúng không được phép sơ sài.
- Trên mâm cỗ cúng của các bạn có thể có nhiều món khác nhau tùy theo mỗi vùng miền. Tuy nhiên, nhìn chung trên mâm cúng cần phải có Hương, đèn, trà rượu, muối gạo,…
Vào đêm giao thừa, các bạn cũng không nên tạo ra những tiếng động lớn hay những tiếng rơi vỡ. - Vào những đêm cúng giao thừa, các thành viên trong gia đình cần hòa thuận với nhau, không nên cãi vã hay to tiếng.
- Với quan niệm của người Trung Hoa, đêm giao thừa thì con cái phải sum vầy đầy đủ để rước ông bà về với gia đình ăn Tết. Nếu gia đình nào không đông đủ thì năm đó sẽ không trọn vẹn.
- Đêm giao thừa, các bạn tuyệt đối không được soi gương. Vì theo quan niệm của người xưa, việc nhìn vào gương có thể sẽ thấy ma quỷ vào đêm đó, làm cả năm của bạn sẽ không được may mắn.
Xem thêm:
- Tết Thanh Minh là gì, vào ngày nào? Nguồn gốc, ý nghĩa tiết Thanh Minh
- Múa lân sư rồng là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa tục múa lân sư rồng
- Cách làm mứt dừa non thơm bùi, mềm dẻo với công thức chuẩn nhất đón Tết
- Thất Tịch là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ Thất Tịch 7/7 Âm lịch
Những thông tin mà DINHNGHIA mang đến cho các bạn, hy vọng đã giúp các bạn phần nào hiểu được giao thừa là gì và những phong tục truyền thống trong ngày trọng đại này. Hãy theo dõi DINHNGHIA để biết thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé!