Gia vị là gì? Cách dùng các loại gia vị an toàn khi nấu ăn

0
(0)

Các loại gia vị đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên một món ăn ngon cũng như hương vị đặc trưng của nó. Vậy bạn có muốn hiểu rõ hơn gia vị là gì không? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Gia vị là gì?

Gia vị là những loại thực phẩm, rau thơm hay các hợp chất hóa học được thêm vào món ăn để tạo ra hương vị đặc trưng, nhằm kích thích các giác quan của những người sử dụng ẩm thực. Từ đó, gia vị khiến thức ăn hấp dẫn hơn và kích thích hệ tiêu hóa của người ăn.

Gia vị cũng được chia ra làm nhiều nhóm, trong đó có nhóm các gia vị cay như tiêu, ớt; gia vị mặn như muối, nước mắm, nước tương,…

Gia vị là những loại thực phẩm, rau thơm, các hợp chất hóa học được thêm vào món ăn
Gia vị là những loại thực phẩm, rau thơm, các hợp chất hóa học được thêm vào món ăn

Các loại gia vị phổ biến

Gia vị có nguồn gốc từ thực vật

  • Các loại lá: Hành, ngò, rau răm, nguyệt quế, húng, mùi tàu, tía tô, thì là, lá chanh, lá quế, lá lốt, lá gừng, lá mắc mật, kinh giới, ngò om, hương thảo, xạ hương, cần tây, tỏi tây,…
  • Các loại quả: Chanh, ớt, dứa, bưởi, mắc mật, khế, chuối xanh, me, quả dọc, sấu,…
  • Các loại hạt: Tiêu, mắc khén, dổi, ngò,…
  • Các loại củ: Sả, gừng, riềng, tỏi, hành tím, hành tây, nghệ, kiệu,…
  • Các loại thực vật khác: Đinh hương, đại hồi, quế chi, sa nhân, nấm hương, nấm đông cô, bột dành dành, nước dừa, nước gỗ vang,…
  • Các loại gia vị đã được chế biến, trộn hỗn hợp: Tương các loại (tương đen, tương ớt, tương cà), mù tạt, thính, bơ thực vật, chao, các loại nước sốt (mayonnaise, kem,…), ngũ vị hương, bột cà ri,…
  • Ngoài ra còn một số loại rau củ muối chua, thuốc bắc như: Táo tàu, kỷ tử, cam thảo, nhân sâm,… Và các loại rau ngọt, rau đắng,…
Gia vị có nguồn gốc từ thực vật
Gia vị có nguồn gốc từ thực vật

Gia vị có nguồn gốc từ động vật

  • Các loại nước mắm làm từ cá: Cá cơm, cá đối, cá thu, cá chẻm, cá ngát,…
  • Các loại mắm khác: Mắm tép, mắm tôm, mắm cáy, mắm ba khía, mắm nêm, mắm rươi,…
  • Tinh dầu: Long diên hương, cà cuống, phèo,… Dầu hào, mỡ lợn, bơ động vật, sữa.
    Gia vị khác: Mật ong.
Gia vị có nguồn gốc từ động vật
Gia vị có nguồn gốc từ động vật

Gia vị lên men vi sinh

Một số loại gia vị lên men như: Giấm, rượu vang, rượu trắng, mẻ,…

Gia vị lên men vi sinh
Gia vị lên men vi sinh

Gia vị có nguồn gốc vô cơ

Muối, đường, bột ngọt, bột canh, bột nêm, bột ớt, đường thắng, chất tạo chua acid citric,…

Gia vị có nguồn gốc vô cơ
Gia vị có nguồn gốc vô cơ

Các loại gia vị tốt cho sức khỏe

Quế

  • Chứa chất chống oxy hóa và đặc tính chống viêm: Chất chống oxy hóa và hợp chất cinnamic aldehyde trong quế giúp mô phục hồi tổn thương, kháng khuẩn và giảm thiểu tình trạng nhiễm trùng, từ đó chống viêm tốt.
  • Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim: Quế và bột quế giúp cải thiện hàm lượng cholesterol và huyết áp, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
  • Có lợi cho người bị bệnh tiểu đường: Quế có tác dụng làm giảm tình trạng kháng insullin đáng kể, giúp hormone này vận chuyển đường huyết đến các tế bào của bộ phận khác từ máu. Từ đó, hỗ trợ làm giảm lượng đường trong máu và giảm bệnh tiểu đường mạnh mẽ.
  • Hữu ích cho người bệnh thoái hóa thần kinh: Chiết xuất từ quế có khả năng ức chế sự tích tụ của protein trong não gây ra bệnh Alzheimer. Quế còn giúp bảo vệ các tế bào thần kinh, cải thiện tốc độ dẫn truyền thần kinh và chức năng hoạt động của não bộ, cải thiện bệnh Parkinson.
  • Bảo vệ chống ung thư: Nhiều cuộc nghiên cứu đã chứng minh rằng quế có tác dụng giảm sự phát triển của các tế bào ung thư cũng như sự hình thành các tế bào trong khối u giúp gây chết tế bào ung thư.

Trong nấu ăn, quế cũng được sử dụng vô cùng phổ biến. Bột quế thường được trộn cùng với các gia vị khác để ướp thức ăn như thịt, các loại hải sản. Bên cạnh đó, người nấu cũng có thể pha loãng bột quế với nước để nấu các món lẩu, các món tiềm thuốc bắc hoặc rắc trực tiếp bột quế lên các món ăn, món bánh,…

Trong nấu ăn, quế cũng được sử dụng vô cùng phổ biến
Trong nấu ăn, quế cũng được sử dụng vô cùng phổ biến

Xô thơm

Xô thơm cải thiện trí nhớ và chức năng của não

Xô thơm hỗ trợ ức chế sự phân hủy acetylcholine, đây là chức truyền tin trong não. Sự giảm sút acetylcholine sẽ gây ra tình trạng Alzheimer ở người lớn tuổi. Ngoài ra, nghiên cứu chứng minh rằng cây xô thơm cũng hỗ trợ cải thiện trí nhớ ở người trẻ và những người khỏe mạnh.

Trong nấu ăn, xô thơm được sử dụng nhiều trong các món ăn mặn, đặc biệt là các món ăn Âu. Đây là nguyên liệu phổ biến trong các món ăn vào ngày Lễ Tạ Ơn tại Canada và Mỹ. Bên cạnh đó, xô thơm được dùng làm nguyên liệu cho món sốt cà chua hay mì ống tại Ý và những món xúc xích tại Pháp.

Xô thơm cải thiện trí nhớ và chức năng của não
Xô thơm cải thiện trí nhớ và chức năng của não

Lá bạc hà

  • Giảm buồn nôn và giảm đau IBS: Mùi hương dễ chịu từ bạc hà giúp giảm buồn nôn đáng kể. Hơn nữa, dầu bạc hà có thể cải thiện khả năng kiểm soát cơn đau trong hội chứng ruột kích thích IBS. Bên cạnh đó, nó cũng giúp giảm chướng bụng, nguyên nhân gây khó tiêu và đầy hơi.
  • Trị cảm lạnh: Hoạt chất menthol trong lá bạc hà có khả năng thông thoáng mũi và họng nhờ làm tan đờm và niêm dịch. Bạn chỉ cần nghiền nát lá bạc hà cùng nước uống hoặc ngửi mùi thơm sẽ giúp đẩy lùi cơn cảm lạnh.
  • Hỗ trợ sáng mắt: Vitamin A trong lá bạc hà giúp hỗ trợ duy trì thị lực tốt và bảo vệ mắt sáng khỏe nhờ các phản ứng ở tế bào nón và tế bào que khi được kích thích sản sinh sắc tố. Vì vậy, bạn chỉ cần khoảng 10-14gr lá bạc hà món các món ăn hằng ngày là hoàn toàn có thể hấp thu lượng vitamin A cần thiết cho đôi mắt.
  • Tốt cho hệ thần kinh: Hương thơm dễ chịu từ bạc hà hỗ trợ thư giãn hệ thần kinh, giải tỏa căng thẳng và cải thiện khả năng ghi nhớ. Hơn nữa, nếu muốn giải tỏa căng thẳng sau ngày dài và có giấc ngủ ngon, bạn chỉ cần uống 1 ly nước bạc hà trước giờ ngủ từ 1-2 tiếng hoặc sử dụng tinh dầu bạc hà lên gối.

Trong nấu ăn, bạc hà được sử dụng khá phổ biến để thêm vào khi hoàn thành món ăn giúp tạo mùi thơm cùng rau mùi và húng quế. Ngoài ra, bạc hà còn được sử dụng trong các món bánh, thức uống,…

Bạc hà được sử dụng phổ biến để thêm vào khi hoàn thành món ăn giúp tạo mùi thơm
Bạc hà được sử dụng phổ biến để thêm vào khi hoàn thành món ăn giúp tạo mùi thơm

Củ nghệ

  • Chứa hợp chất chống viêm tự nhiên: Trong nghệ chứa chất curcumin có khả năng chống viêm mạnh mẽ, nó kích hoạt các gen có khả năng liên quan đến chống viêm.
  • Tăng khả năng chống oxy hóa cơ thể: Chất curcumin trong nghệ có khả năng trung hòa các gốc tự do, là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật trong đó có tình trạng lão hóa. Hợp chất này còn có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại tổn thương gan mãn tính.
  • Cải thiện chức năng não: Chất curcumin làm tăng hormone tăng trưởng và hoạt động trong não BDNF, tăng sự phát triển của các tế bào thần kinh và chống lại quá trình thoái hóa diễn ra trong não. Ngoài ra, hợp chất này cũng có tác dụng cải thiện trí nhớ, khiến não minh mẫn và thông minh hơn.
  • Giảm nguy cơ bệnh tim: Vì hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh và chống viêm nên hợp chất curcumin hỗ trợ cải thiện rối loạn chức năng của nội mô, nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tim.
  • Ngăn ngừa ung thư: Nhiều cuộc nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh rằng hợp chất curcumin góp phần làm chết tế bào ung thư, giảm sự hình thành mạch máu mới của khối u và sự lây lan của các tế bào ung thư. Từ đó, ngăn ngừa bệnh ung thư và thậm chí là điều trị một số bệnh ung thư.

Củ nghệ được sử dụng rộng rãi và phổ biến như một loại gia vị trong nấu ăn cho các món ăn hàng ngày như các món kho, món xào,… Ngoài ra, nghệ còn được sử dụng để làm các món bánh, thức uống, súp, sữa,…

Củ nghệ được sử dụng như một loại gia vị cho các món ăn hàng ngày
Củ nghệ được sử dụng như một loại gia vị cho các món ăn hàng ngày

Húng quế tây

  • Tăng cường khả năng miễn dịch và có tác dụng chống nhiễm trùng: Nó giúp ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn, nấm mốc và nấm men. Ngoài ra, húng quế tây còn tăng cường chức năng hệ miễn dịch bằng cách tăng một số tế bào miễn dịch trong máu.
  • Bảo vệ tim: Thành phần các chất chống oxy hóa trong húng quế tây cùng các đặc tính chống viêm hiệu quả, giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc một số bệnh tim mạch.
  • Trị cảm lạnh: Tính sát trùng và kháng sinh của húng quế tây giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại cho sức khỏe, đặc biệt là đau họng, cảm lạnh.

Trong ẩm thực, húng quế tây được dùng để tăng hương vị cho các món ăn như món xào, rau trộn, súp, món bánh,… Ngoài ra, có thể kết hợp húng quế tây với các loại thịt cá, cà chua, bí ngòi,…. Để tạo nên nhiều món ăn.

Húng quế tây được dùng để tăng hương vị cho các món ăn
Húng quế tây được dùng để tăng hương vị cho các món ăn

Gừng

  • Điều trị các triệu chứng nôn, buồn nôn: Trà gừng có tác dụng điều trị các chứng buồn nôn và nôn vô cùng hiệu quả chỉ trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, gừng còn hỗ trợ giảm chứng ợ nóng và tình trạng trào ngược dạ dày.
  • Cải thiện hệ tiêu hóa: Lượng đường trong máu sẽ được điều chỉnh nếu bạn sử dụng gừng với lượng vừa phải. Gừng còn kích thích cảm giác thèm ăn, giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng cũng như các khoáng chất, từ đó thúc đẩy quá trình tiêu hóa.
  • Giảm co thắt kinh nguyệt: Gừng hỗ trợ hạ thấp nồng độ hormone prostaglandin đột ngột tăng lên trong cơ thể – nguyên nhân gây đau bụng trong kì kinh nguyệt. Từ đó, giúp giảm đau co thắt ở phụ nữ trong kì kinh nguyệt.
  • Giúp giảm đau cơ, xương khớp: Chất gingerol trong gừng có tác dụng chống viêm, cải thiện được tình trạng đau và viêm khớp gối, từ đó ngăn ngừa hiệu quả bệnh xương khớp.
  • Ngăn ngừa ung thư: Lượng chất oxy hóa dồi dào có trong gừng có tác dụng chống viêm và ngăn ngừa sự hoạt động của các tế bào ung thư. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng các bệnh ung thư buồng trứng và ung thư trực tràng được giảm đáng kể nhờ các hợp chất trong gừng.

Gừng trở thành nguyên liệu được dùng phổ biến mỗi ngày trong nấu ăn như các món xào, món hấp, món trộn hay các món bánh, thức uống,…

Gừng trở thành nguyên liệu được dùng phổ biến mỗi ngày
Gừng trở thành nguyên liệu được dùng phổ biến mỗi ngày

Cỏ ca ri

  • Kích thích sữa mẹ: Một nghiên cứu năm 2014 chứng minh rằng uống đều đặn 3 cốc trà cỏ ca ri trong 2 tuần giúp tăng lượng sữa mẹ ở các tuần đầu tiên.
  • Cải thiện giảm cân: Hàm lượng chất xơ trong cỏ ca ri ngăn chặn sự thèm ăn và kéo dài cảm giác no, từ đó, hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim và huyết áp: Cỏ ca ri hỗ trợ cải thiện nguy cơ mắc bệnh tim và huyết áp nhờ khả năng điều chỉnh mức cholesterol, có thể cải thiện sức khỏe của tim.
  • Giảm đau: Các hợp chất alkaloids trong cỏ ca ri giúp ngăn chặn các thụ thể cảm giác cho phép não nhận biết cơn đau. Vì vậy, loại cỏ này được dùng để giảm đau trong hệ thống y học truyền thống.

Cỏ ca ri được sử dụng nhiều trong ẩm thực của đất nước Ấn Độ khi làm các món ngâm, bột cà ri khô và nhão. Ngoài ra, lá và chồi cỏ ca ri cũng được dùng để tạo hương vị trong các món ăn. Cỏ ca ri cũng là thành phần để sản xuất nên bánh mì trong ẩm thực Eritrea và Ethiopia cũng như là gia vị chính trong các món ăn dân tộc ở Yemen.

Cỏ ca ri được sử dụng nhiều trong ẩm thực của đất nước Ấn Độ
Cỏ ca ri được sử dụng nhiều trong ẩm thực của đất nước Ấn Độ

Hương thảo

  • Duy trì sức khỏe đường ruột: Chiết xuất hương thảo giúp chữa đau bụng, đầy hơi, táo bón nhờ khả năng hỗ trợ thư giãn các cơ ở ruột. Từ đó, giảm tổn thương mô ruột kết và viêm đại tràng cũng như duy trì sức khỏe đường ruột và chống lại hội chứng kích thích ruột IBS.
  • Chống viêm và tăng cường hệ thống miễn dịch: Hai hợp chất carnosol và axit carnosic trong hương thảo giúp giảm viêm cơ, khớp và mạch máu. Từ đó cải thiện và phòng ngừa các bệnh viêm khớp, bệnh gút và chấn thương do gắng sức hoặc phẫu thuật. Chất chống oxy hóa trong hương thảo giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cơ thể.
  • Giúp tăng cường trí nhớ: Trong hương thảo chứa axit carnosic có đặc tính bảo vệ thần kinh, giúp giảm căng thẳng oxy hóa và tăng cường tổng hợp yếu tố tăng trưởng thần kinh. Hương thảo cũng được xem như một chất kích thích nhận thức, giúp cải thiện trí nhớ, tăng khả năng tập trung và trí thông minh.

Hương thảo được sử dụng nhiều trong văn hóa ẩm thực của Ý và Pháp. Nó được ưa chuộng trong các món mặn và các món tráng miệng như các loại bánh, thức uống.

Hương thảo được sử dụng nhiều trong văn hóa ẩm thực của Ý và Pháp
Hương thảo được sử dụng nhiều trong văn hóa ẩm thực của Ý và Pháp

Tỏi

  • Phòng ngừa và điều trị cảm cúm: Hợp chất sulfur trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm. Từ đó, bảo vệ cơ thể trước các loại bệnh do vi khuẩn hay virus gây ra, đặc biệt là phòng ngừa và rút ngắn thời gian cảm cúm, giúp cơ thể mau hồi phục sức khỏe.
  • Làm giảm và hỗ trợ điều trị ung thư: Hoạt chất diallyl disulphide, s-allystein và ajoene có trong tỏi làm chậm tốc độ tăng trưởng khối u, hỗ trợ điều trị quá trình ung thư. Ngoài ra, selen và germanium trong tỏi giúp cơ thể chống lại nguy cơ đột biến tế bào ung thư. Khả năng ức chế và ngăn cản quá trình nitrosamine, làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày.
  • Tốt cho xương khớp: Trong tỏi chứa nhiều vitamin B6, vitamin C, kẽm, mangan, enzyme và các chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa hình thành các mô liên kết và chuyển hóa xương. Từ đó giúp cơ thể giảm triệu chứng đau nhức xương khớp.
  • Phòng bệnh tim mạch: Khả năng hạ mức cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt trong tỏi giúp cơ thể loại bỏ các mảng xơ vữa trên thành mạch máu. T đó làm chậm quá trình lão hóa của động mạch, giảm mỡ máu và hình thành huyết khối. Vì vậy, phòng ngừa bệnh tim mạch chính là công dụng của tỏi được nhiều người quan tâm.

Tỏi chính là nguyên liệu cũng như gia vị quen thuộc và được sử dụng phổ biến trong ẩm thực. Tỏi có thể được ăn sống, chế biến cùng các nguyên liệu khác hoặc làm bánh, ngâm giấm,…

Tỏi là nguyên liệu, gia vị quen thuộc được sử dụng phổ biến trong ẩm thực
Tỏi là nguyên liệu, gia vị quen thuộc được sử dụng phổ biến trong ẩm thực

Cách dùng các loại gia vị an toàn khi nấu ăn

Chúng ta đều biết gia vị giúp kích thích hương vị món ăn, giúp chúng thêm thơm ngon, hấp dẫn và hỗ trợ sức khỏe cơ thể. Tuy nhiên, sử dụng một cách hợp lý và liều lượng vừa phải trong nấu ăn chính là cách bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Vì vậy, bạn cần lưu ý một số cách dùng các loại gia vị an toàn khi nấu ăn dưới đây nhé.

Nước mắm

Bạn có thể sử dụng nước mắm để ướp nguyên liệu hoặc dùng trước và sau khi nấu. Tuy nhiên, khi nấu nước mắm, bạn cần nấu ở một thời gian vừa đủ và thích hợp, đủ làm chín thực phẩm để đảm bảo không làm mất đi các axit amin trong gia vị này.

Nước mắm được sử dụng để ướp nguyên liệu hoặc dùng trước và sau khi nấu
Nước mắm được sử dụng để ướp nguyên liệu hoặc dùng trước và sau khi nấu

Đường

Đường có tác dụng thêm vị ngọt cũng như làm mềm cho món ăn. Khi dùng đường để nấu, bạn nên sử dụng nhiệt nhỏ để tránh đường nhanh cháy khét. Vì vậy, nên pha đường trong nước chấm hoặc nước sốt với các món nướng; ướp đường trước khi nấu với các món kho và thêm đường khi thức ăn gần chín khi chế biến món xào.

Đường có tác dụng thêm vị ngọt cũng như làm mềm cho món ăn
Đường có tác dụng thêm vị ngọt cũng như làm mềm cho món ăn

Bột ngọt

Bột ngọt giúp thức ăn ngon ngọt và mềm hơn. Tuy nhiên, liều lượng bột ngọt cũng được khuyến cáo vừa đủ trong nấu ăn cũng như cách chế biến để không trở thành thuốc độc. Đặc biệt, không được sử dụng lửa to khi dùng bột ngọt vì nó sẽ biến thành chất gây hại cho sức khỏe.

Bột ngọt giúp thức ăn ngon ngọt và mềm hơn
Bột ngọt giúp thức ăn ngon ngọt và mềm hơn

Tiêu

Tiêu giúp tạo mùi thơm cũng như tạo vị cay và kích thích món ăn. Tuy vậy, nếu nấu tiêu ở nhiệt độ cao có thể biến đổi thành chất gây ung thư. Chính vì thế, nên sử dụng hạt tiêu sau khi thức ăn đã chín và nhấc ra khỏi bếp.

Tiêu giúp tạo mùi thơm cũng như tạo vị cay và kích thích món ăn
Tiêu giúp tạo mùi thơm cũng như tạo vị cay và kích thích món ăn

Rượu trắng

Rượu trắng giúp khử mùi tanh thực phẩm sống và tạo hương thơm đặc biệt. Nên chia rượu trắng ra hai phần khi nấu ăn, phần đầu cho vào khi nấu, phần còn lại thêm vào khi thức ăn gần chín tới để tạo hương thơm.

Rượu trắng giúp khử mùi tanh thực phẩm sống
Rượu trắng giúp khử mùi tanh thực phẩm sống

Xem thêm:

Vừa rồi là bài viết gia vị là gì mà trang tin DINHNGHIA vừa chia sẻ đến bạn. Hy vọng đã mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết khác nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Mạng 5G là gì? Mạng 5G khi nào phủ sóng toàn quốc?

Mạng 5G là bước tiến vượt bậc trong công...

Mạng 4G là gì? Có nhanh không? 4G và LTE khác gì nhau?

Mạng 4G, ra đời vào năm 2010, là thế...

3G là gì? Tốc độ của mạng 3G là bao nhiêu? Khác gì với 2G và 4G

Mạng 3G, ra đời vào đầu những năm 2000,...

Mạng 2G là gì? Tại sao cắt mạng 2G? Khi nào cắt?

Mạng 2G, công nghệ di động phổ biến từ...