Gen trội là gì? Các loại gen trội và yếu tố ảnh hưởng đến sự biểu hiện gen

0
(0)

Gen trội là một trong những khái niệm quen thuộc xuất hiện trong môn Sinh học. Vậy gen trội là gì? Chúng có những đặc điểm nào? Bài viết dưới đây của DINHNGHIA.COM.VN sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về gen trội là gì cùng những nội dung liên quan. Cùng tìm hiểu nhé!

Gen trội là gì?

Gen trội là những gen mà tính trạng của chúng được biểu hiện mạnh mẽ hơn so với các gen khác. Gen trội đều có ở cả hai bố mẹ, do đó chúng sẽ xuất hiện hai lần trong kiểu gen của con.

Mỗi alen trội sẽ mã hóa cho một protein hoạt động, và tính trội của alen đó thường xuất phát từ việc sản xuất enzym đủ lượng để cung cấp cho tế bào một lượng sản phẩm nhất định.

Tính trạng biểu hiện cho kiểu gen ở dạng dị hợp tử hoặc đồng hợp tử trội được gọi là tính trạng trội. Tính trạng trội là mối quan hệ giữa các alen. Theo Mendel, alen thứ nhất sẽ có tính trội và alen thứ 2 sẽ có tính lặn. Các alen trội thường sẽ chứa một protein hoạt động được còn các alen lặn thì không có.

Gen trội là những gen mà tính trạng của chúng được biểu hiện mạnh mẽ hơn so với các gen khác
Gen trội là những gen mà tính trạng của chúng được biểu hiện mạnh mẽ hơn so với các gen khác

Đặc điểm

Gen trội là gen ở dạng dị hợp tử và có khả năng biểu hiện ra kiểu hình của nó. Lý do là vì nó xuất hiện ở cả bố và mẹ nên sẽ xuất hiện 2 lần trong cấu trúc gen di truyền của con Trong biểu đồ gen, gen trội thường được đại diện bằng các chữ in hoa.

Do con người là các cá thể có nhiễm sắc thể lưỡng bội hoặc kép nên thông tin di truyền được chia ra 2 phần: 1 phần xuất phát từ bố và 1 phần xuất phát từ mẹ. Gen trội xuất hiện ở bố hoặc mẹ thì chúng sẽ biểu hiện những đặc điểm đó ở con. Vì thế, có thể nói gen trội được truyền và biểu hiện cần bố hoặc mẹ thừa hưởng nó từ con.

Ví dụ: Gen sẽ quyết định màu mắt của con người. Mỗi gen chứa một số alen, có nghĩa là chỉ có một số nhiễm sắc thể được mã hóa thông tin. Như vậy, màu mắt của người phụ vào các alen kết hợp. Đa số mắt mà nâu có thể ẩn đi mắt màu xanh thì gen của chúng có cường độ cao hơn các alen của các nhiễm sắc thể khác nhau.

Gen trội là gen ở dạng dị hợp tử và có khả năng biểu hiện ra kiểu hình của nó
Gen trội là gen ở dạng dị hợp tử và có khả năng biểu hiện ra kiểu hình của nó

Các loại gen trội

Gen trội hoàn toàn

Đa số alen bình thường sẽ cho sản phẩm protein có chức năng bình thường. Chúng trội hơn hoàn toàn so với các alen đột biến. Còn alen đột biến sẽ không tạo ra sản phẩm protein có hoạt tính.

Điều này có nghĩa là 1 alen trội hoàn toàn sẽ ẩn ảnh hưởng của gen lặn. Một alen trội chỉ cần xuất hiện cũng có thể tạo ra một kiểu hình của gen đó và phản ứng này chỉ xảy ra ở những cá thể dị hợp tử.

Các cá thể đồng hợp về alen lặn không chuyển hoá được gen. Các alen lặn đột biến thường sẽ gây ra các căn bệnh ở người như bạch tạng và nhiều căn bệnh khác. Tuy nhiên, vẫn xuất hiện một số trường hợp alen đột biến trội hơn alen lặn.

Các alen bình thường trội hoàn toàn so với các alen đột biến
Các alen bình thường trội hoàn toàn so với các alen đột biến

Gen trội không hoàn toàn

Gen trội không hoàn toàn có nghĩa là một alen không thể quyết định hoàn toàn ảnh hưởng của gen kia. Có nghĩa là nếu chỉ có một alen của nó thì sẽ không biểu hiện được kiểu hình mà gen đó quy định.

Một số trường hợp gen trội không hoàn toàn có thể biểu hiện kiểu hình của nó, chính là trong gen đó có hai alen của nó.

Gen trội không hoàn toàn là một alen không thể quyết định hoàn toàn ảnh hưởng của gen kia
Gen trội không hoàn toàn là một alen không thể quyết định hoàn toàn ảnh hưởng của gen kia

Kiểu gen đồng hợp trội

Hiện tượng cả 2 alen khác nhau trong một thể dị hợp mà cùng lúc biểu hiện ra sản phẩm chứa hoạt tính khác nhau trong tế bào gọi là kiểu gen đồng trội. Các alen này được gọi là alen đồng trội.

Ví dụ: Màu hoa của cây bắp cải gen có hai alen, một alen mã hóa cho màu hoa trắng (W) và alen kia mã hóa cho màu hoa tím (w). Gen trắng (W) là trội so với gen tím (w).

Do đó, nếu một cây cải bắp có kiểu gen WW hoặc Ww, hoa của nó sẽ là màu trắng. Chỉ khi cả hai alen đều là w (ww) thì hoa sẽ có màu tím. Trong trường hợp này, gen trắng (W) là gen đồng hợp trội.

Màu hoa của cây bắp cải biểu hiện qua gen đồng hợp trội
Màu hoa của cây bắp cải biểu hiện qua gen đồng hợp trội

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự biểu hiện gen

Mức ngoại hiện và độ biểu hiện

Mức ngoại hiện: Là tuần suất và tỷ lệ phần trăm của người mang một gen mà biểu hiện ra kiểu hình tương ứng so với tổng số người mang gen đó. Mức ngoại hiện có thể thay đổi tùy theo cá thể và độ tuổi.

Một alen bất thường không có mức ngoại hiện ở cha/mẹ di truyền sang con thì nó cũng có thể biểu hiện ra bên ngoài con. Tính trạng sẽ không xuất hiện cách một thế hệ trong trường hợp này. Tuy nhiên, một số trường hợp alen không hiểu hiện vì các đột biến rất nhỏ hoặc do nhà nghiên cứu chủ quan đánh giá sai.

Độ biểu hiện: Là miền tính trạng có thể có của một gen được thể hiện trên một cá thể. Nó là phần trăm hoặc mức độ của tính trạng được biểu hiện trên một cá thể do ảnh hưởng của một gen. Độ biểu hiện có thể biến đổi tùy thuộc vào điều kiện môi trường, độ tuổi, sự tiếp xúc với các chất độc hại và tương tác với các gen khác, dẫn đến sự khác biệt trong kiểu hình của những người mang cùng một gen.

Độ biểu hiện có thể biến đổi tùy thuộc vào điều kiện
Độ biểu hiện có thể biến đổi tùy thuộc vào điều kiện

Giới tính

Tính trạng mà xuất hiện trong một giới tính được gọi là tính trạng chịu ảnh hưởng bởi giới tính. Sự di truyền phụ thuộc vào giới tính không giống với nhiễm sắc thể X vì nó chịu ảnh hưởng của giới tính trong các trường hợp đặc biệt. Trong đó, sự chênh lệch của hooc môn và sinh lý giữa nam và nữ sẽ thay đổi độ biểu hiện và mức ngoại hiện của một gen.

Ví dụ: Bệnh hói đầu là do tính trạng trội di truyền trên nhiễm sắc thể thường. Bệnh này chỉ xảy ra ở nam giới và hiếm khi xảy ra ở nữ giới, nếu có thì chỉ biểu hiện sau thời kỳ mãn kinh.

Sự di truyền phụ thuộc vào giới tính không giống với nhiễm sắc thể X
Sự di truyền phụ thuộc vào giới tính không giống với nhiễm sắc thể X

Dấu ấn gen

Dấu ấn gen là sự biểu hiện khác biệt của vật liệu di truyền phụ thuộc vào việc nó xuất phát từ cha hay mẹ. Hầu hết ở các nhiễm sắc thể thường, các alen từ cha hay mẹ đều có biểu hiện như nhau. Tuy nhiên, có một lượng rất nhỏ, dưới 1% trên tổng số các alen, tính trạng biểu hiện hay không còn phụ thuộc vào việc nó xuất phát từ bố hay mẹ. Ví dụ như biểu hiện gen IGF2 mã hóa cho insulin chỉ biểu hiện từ alen có nguồn gốc từ người bố.

Tác động của dấu ấn gen thường xác định trong quá trình phát triển của giao tử. Các thay đổi như methyl hóa ADN có thể làm cho các alen từ mẹ hoặc bố biểu hiện dưới những mức độ khác nhau. Bất thường có thể cách thế hệ nếu dấu ấn gen ngăn không cho alen gây bệnh biểu hiện tính trạng.

Do đó, việc thiếu hụt những dấu ấn gen như là bất thường hoạt động hoặc bất hoạt alen có thể là nguyên nhân gây nên một số bệnh ở người như hội chứng Prader-Willi, hội chứng Angelman.

Hội chứng Angelman dp thiếu hụt dấu ấn gen
Hội chứng Angelman dp thiếu hụt dấu ấn gen

Hiện tượng đồng trội

Các alen trội là những alen có thể quan sát được nên kiểu hình của dị hợp tử khác với kiểu hình đồng hợp tử của riêng từng alen. Ví dụ, một người có một alen mã hóa cho nhóm máu A và một alen mã hóa cho nhóm máu B thì nhóm máu của người đó sẽ là nhóm máu AB vì alen quy định nhóm máu là đồng trội.

Hiện tượng đồng trội
Hiện tượng đồng trội

Sự bất hoạt của nhiễm sắc thể

Ở nữ giới, tế bào có 2 nhiễm sắc thể X, trừ tế bào trứng và những trường hợp bất thường. Trong 2 nhiễm sắc thể này thì chỉ có duy nhất 1 nhiễm sắc thể X hoạt động nên hầu hết các allel trên nhiễm sắc thể đó không được biểu hiện ra kiểu hình. Nhiễm sắc thể không hoạt động sẽ được xác định một cách ngẫu nhiên trong mỗi tế bào ở giai đoạn đầu của bào thai. Nó có thể là nhiễm sắc thể X từ người mẹ bị bất hoạt hoặc từ người cha bị bất hoạt.

Có những trường hợp mà phần lớn các nhiễm sắc thể X bị bất hoạt chỉ đến từ cha/mẹ và nó được gọi là X bất hoạt phân bố lệch. Tuy nhiên, dù là cách nào thì khi có sự bất hoạt diễn ra trong một tế bào, tất cả các thế hệ kế tiếp của tế bào đó đều sẽ có cùng một X bất hoạt.

Sự bất hoạt của nhiễm sắc thể
Sự bất hoạt của nhiễm sắc thể

Một số câu hỏi liên quan đến gen trội và gen lặn

Lùn là gen trội hay lặn?

Nhìn chung, giới hạn phát triển chiều cao là vấn đề phụ thuộc vào gen di truyền (theo bác sĩ Hoàng Xuân Đại, nguyên cán bộ cao cấp Bộ Y tế). Khi gen nào trội (tức mạnh) thì sẽ gây ra cao hoặc lùn. Thông thường thì người có gen lùn thường mạnh, còn gen cao thường lặn, cũng như là gen màu đen bao giờ cũng trội hơn gen trắng.

Khi gen nào trội (tức mạnh) thì sẽ gây ra cao hoặc lùn
Khi gen nào trội (tức mạnh) thì sẽ gây ra cao hoặc lùn

Gen lặn có tốt không?

Nhìn chung, các gen lặn có thể tốt hoặc không tốt tùy tính trạng. Thông thường các gen lặn không tốt cho sự phát triển cũng như cuộc sống của người mang gen. Nhiều trường hợp, gen lặn gây nên những bệnh nguy hiểm.

Mũi cao gen trội hay lặn?

Hình dáng mũi của chúng ta không chỉ do di truyền từ cha mẹ mà còn bị ảnh hưởng bởi môi trường sống. Bộ gen của mỗi người chúng ta chứa 46 nhiễm sắc thể, nghĩa là chúng ta nhận 23 nhiễm sắc thể từ cha và 23 nhiễm sắc thể từ mẹ. Sự lựa chọn để di truyền hình dáng mũi là hoàn toàn ngẫu nhiên.
Mũi cao thường được coi là gen trội hơn, vì vậy nếu mẹ có mũi cao và bố có mũi tẹt, có thể bạn sẽ có 50% cơ hội có mũi cao và 50% cơ hội có mũi tẹt.

Trong sinh học thì mũi cao là gen trội
Trong sinh học thì mũi cao là gen trội

Cao là tính trạng trội hay lặn?

Trong sinh học thì lá dài là tính trạng trội hơn so với lá ngắn, lá có màu xanh đậm là trội so với lá có màu xanh nhạt. Tương tự cao là tính trạng trội với con người.

Xem thêm:

Vừa rồi là những thông tin về gen trội mà Dinhnghia muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu gen trội là gì, đặc điểm của gen trội. Chúc bạn luôn học tập tốt và đừng quên theo dõi Dinhnghia để cập nhật nhiều thông tinh hữu ích nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Mạng 5G là gì? Mạng 5G khi nào phủ sóng toàn quốc?

Mạng 5G là bước tiến vượt bậc trong công...

Mạng 4G là gì? Có nhanh không? 4G và LTE khác gì nhau?

Mạng 4G, ra đời vào năm 2010, là thế...

3G là gì? Tốc độ của mạng 3G là bao nhiêu? Khác gì với 2G và 4G

Mạng 3G, ra đời vào đầu những năm 2000,...

Mạng 2G là gì? Tại sao cắt mạng 2G? Khi nào cắt?

Mạng 2G, công nghệ di động phổ biến từ...