Trong cơ thể chúng ta có rất nhiều loại enzim như: enzim tripsin, enzim lipaza, enzim saccaraza… Vậy enzim là gì? Enzim trong nước bọt có tên là gì? Hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm kiếm câu trả lời qua bài viết enzim trong nước bọt có tên là gì ngay sau đây nhé!
Nội dung bài viết
Enzim là gì? Enzim trong nước bọt có tên là gì?
Enzim hay enzym là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống có thành phần cơ bản là protein. Enzim kích thích làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng.
Enzim có cấu trúc phức tạp, đặc biệt là ở vùng trung tâm hoạt động – đây là nơi chuyên lên kết với cơ chất. Cấu hình không gian của tâm hoạt động và cơ chất tương thích với nhau. Cơ chất liên kết tạm thời với enzim, dẫn đến phản ứng được xúc tác.
Tên enzim = tên cơ chất + aza
Cơ chế tác động của enzim
Tại trung tâm hoạt động, enzim liên kết với cơ chất -> phức hợp enzim cơ chất -> enzim tương tác với cơ chất -> sản phẩm. Liên kết enzim cơ chất là liên kết mang tính đặc thù, mỗi enzim thường chỉ xúc tác cho một phản ứng.
Ví dụ như Amilaza có thể phân giải tinh bột thành mantozơ nhưng không thể phân giải được xelulozơ.
Các nhân tố tác động đến hoạt tính của enzim
Enzim có hoạt tính xúc tác cao hơn chất xúc tác hóa học và chịu tác động của rất nhiều yếu tố. Qua bài viết enzim trong nước bọt có tên là gì, DINHNGHIA.COM.VN sẽ nêu ra những yếu tố liên quan đến hoạt tính của enzim.
Nhiệt độ
Mỗi enzim đều có một nhiệt độ tối ưu – ở nhiệt độ này enzim sẽ có hoạt tính tối đa làm cho tốc độ phản ứng xảy ra nhanh nhất.
Nhiệt độ hoạt động nằm trong một giới hạn nhất định, nếu nhiệt độ cao quá sẽ làm protein bị biến tính dẫn đến enzim cũng bị biến tính, còn ở nhiệt độ quá thấp enzim sẽ ngừng hoạt động.
Ví dụ: Enzim trong nước bọt hoạt động tốt ở nhiệt độ 37 – 40 độ C và bị phá hủy ở nhiệt độ khoảng 100 độ C.
Độ pH
Enzim chỉ hoạt động trọng một giới hạn có nồng độ pH nhất định. Mỗi enzim thì có một nồng độ pH tối ưu khác nhau như: Alimaza hoạt động tốt ở nồng độ pH = 7, enzim pepsin ở dạ dày hoạt động tốt khi nồng độ pH = 7.
Nồng độ enzim và nồng độ cơ chất
Trong một giới hạn nhất định, hoạt tính enzim tỉ lệ thuận với nồng độ enzim và nồng độ cơ chất.
Chất ức chế và chất hoạt hóa
Hoạt tính của enzim có thể tăng hoặc giảm nhờ sự tác động của hóa chất. Ví dụ NaCl (nồng độ 0.9 -> 1%) sẽ làm tăng hoạt tính của enzim alimaza, CuSO4 (1 – 5%) sẽ làm giảm hoạt tính của enzim alimaza.
Vai trò của enzim alimaza
Enzim trong nước bọt có tên là gì? Và vai trò của enzim trong nước bọt như thế nào? – enzim trong nước bọt có tên là enzim alimaza, có vai trò như sau:
- Biến đổi lý học: enzim được kích thích tiết ra nhiều giúp đảo lộn thức ăn, làm mềm nhuyễn thức ăn, giúp thức ăn thấm nước bọt, tạo viên dễ tiêu hóa
- Biến đổi hóa học: hoạt động của enzim trong nước bọt giúp biến đổi một phần tinh bột thành đường mantôza; điều này lý giải tại sao chúng ta nhai cơm lâu sẽ có vị ngọt
Xem thêm:
- Tế bào là gì? Tìm hiểu cấu tạo của tế bào
- Tìm hiểu bài 5 dinh dưỡng nitơ ở thực vật – Sinh học 11
- Lục lạp là gì? Cấu tạo và Chức năng của lục lạp
Qua bài viết trên đây thì bạn đã biết được enzim trong nước bọt có tên là gì và vai trò của nó chưa? Hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của DINHNGHIA.COM.VN để bổ sung thêm kiến thức và đừng quên để lại đánh giá về bài viết enzim trong nước bọt có tên là gì trên đây nhé. Chúc bạn có những trải nghiệm thật bổ ích với DINHNGHIA.COM.VN!