Elastin là gì? Elastin có công dụng đối với da

0
(0)

Ngoài collagen, Elastin là một chất quan trọng giúp tăng cao việc đàn hồi và giúp da trở về trạng thái ban đầu. Vậy Elastin là gì, những tác dụng của nó mà bạn có thể không biết? Hãy cùng nhau tham khảo thông qua bài viết này nhé!

Elastin là gì?

Elastin là một protein đóng vai trò quan trọng tương tự với Collagen, được hình thành trong cơ thể, có khả năng đàn hồi cao, giúp các liên kết mô trở về hình dạng ban đầu khi chịu lực mạnh hoặc bị ép.

Ngoài ra, Elastin còn có nguồn gốc từ các axit amin và có trong lớp hạ bì, mạch máu, dây chằng,… giúp các tế bào trở nên linh hoạt hơn.

Elastin là gì?
Elastin là gì?

Công dụng của elastin đối với da

Elastin giúp làm mềm da và tăng độ đàn hồi

Với khả năng giữ nước can, hạn chế việc collagenhyaluronic acid thoát ra ngoài cơ thể, Elastin còn giúp tăng độ ẩm cao, đem lại sự mịn màng, căng bóng, giúp da bạn trở nên mềm mại, khỏe mạnh hơn.

Elastin giúp làm mềm da và tăng độ đàn hồi
Elastin giúp làm mềm da và tăng độ đàn hồi

Elastin giúp hạn chế các nếp nhăn

Ngoài khả năng làm mềm, Elastin còn giúp hạn chế các nếp nhăn trên cơ thể. Độ đàn hồi của da được cấu thành từ các sợi đàn hồi. Các sợi Elastin được phân bố và có cấu trúc 3 chiều bao bọc xung quanh collagen, giúp hình thành các liên kết bền vững dưới da.

Elastin giúp hạn chế các nếp nhăn
Elastin giúp hạn chế các nếp nhăn

Hỗ trợ làm lành vết thương

Khả năng phục hồi vết thương của Elastin nhờ vào khả năng cung cấp độ đàn hồi và tác động đến các tế bào nhanh chóng tái tạo lớp hạ bì.

Ngoài ra, với sự liên kết mạnh mẽ của cấu trúc mạng lưới các sợi đàn hồi, khi da bị tổn thương, các tropoElastin sẽ tạo ra Elastin giúp chữa lành hiệu quả các mô trên cơ thể.

Hỗ trợ làm lành vết thương
Hỗ trợ làm lành vết thương

Cấu trúc elastin bị phá vỡ sẽ hình thành sẹo

Elastin sẽ giảm dần khi tuổi tác ngày càng tăng. Các hiện tượng sẹo trên da và lâu lành thường có những nguyên nhân như mụn trứng cá, vết bỏng, các vết mổ,… chính là nguyên nhân biểu hiện da không cung cấp đầy đủ Elastin trong giai đoạn tái tạo da.

Số lượng Elastin giảm sẽ dẫn đến các sợi đàn hồi bị phân mảnh và cấu trúc collagen bị biến dạng, làm phá vỡ cấu trúc đàn hồi da, làm các vết thương dễ để lại sẹo. Nên khi da bị tổn thương, các bạn cần bổ sung Elastin đầy đủ giúp quá trình phục hồi được tốt hơn.

Cấu trúc elastin bị phá vỡ sẽ hình thành sẹo
Cấu trúc elastin bị phá vỡ sẽ hình thành sẹo

Phân biệt Collagen và Elastin

Collagen và Elastin là những dưỡng chất rất quan trọng trong việc xây dựng da, và thường xuyên đi cùng với nhau. Tuy nhiên, nếu hai chất này này lại có chức năng và vai trò khác nhau trong cơ thể.

Với việc bảo vệ, giúp da trở nên chắc khỏe, collagen đóng vai trò xây dựng nền tảng thông qua các sợi collagen khỏe mạnh.

Elastin lại có tính dẻo dai, giúp tăng độ co giãn, đàn hồi và phục hồi cho da. Không dừng lại ở đó, Elastin linh hoạt hơn rất nhiều so với collagen khoảng 1000 lần nên có thể giúp con người biểu hiện được cảm xúc trên khuôn mặt mà không khiến mặt bị biến dạng.

Phân biệt Collagen và Elastin
Phân biệt Collagen và Elastin

Elastin bị giảm theo thời gian?

Elastin theo thời gian sẽ bị giảm dần bởi khả năng tổng hợp cũng không còn nhiều như trước. Cơ thể trung bình sẽ mất đi 1- 1,5% lượng collagen và Elastin mỗi năm khi đến 25 tuổi, đến 30 tuổi thì lại tăng thêm 30%, 40 tuổi thì số lượng mất ở trên tăng lên 40% và đạt đến số 45% khi ta đạt đến tuổi 50.

Elastin bị giảm theo thời gian?
Elastin bị giảm theo thời gian?

Các cách bổ sung Elastin

Tập thể dục thường xuyên

Khả năng tổng hợp Elastin bị giảm dần theo thời gian nên chúng ta cần bổ sung đủ lượng Elastin cần thiết cho cơ thể bằng việc luyện tập thể thao hàng ngày. Đây là cách hiệu quả nhất giúp lưu thông khí huyết, giúp da tràn đầy sức sống, khỏe mạnh.

Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên

Sử dụng các nguồn thực phẩm chứa nhiều Elastin

Ngoài việc luyện tập thể thao, bạn có thể bổ sung Elastin từ những thức ăn hàng ngày, cụ thể như:

Thực phẩm chứa nhiều vitamin C

Vitamin C được biết đến bởi công dụng chống oxy hóa hiệu quả, có vai trò tổng hợp trong việc bổ sung Elastin vào cơ thể. Bên cạnh đó, vitamin C còn giúp làm dày các lớp hạ bì dưới da, hạn chế các ảnh hưởng xấu, tác động từ môi trường.

Chúng ta có thể bổ sung vitamin thông qua các loại rau có màu xanh đậm hoặc các loại trái cây có vị chua như cam, quýt, xoài,… Hãy sử dụng những thực phẩm còn tươi sạch để giúp việc bổ sung vitamin được diễn ra tốt hơn.

Thực phẩm chứa nhiều vitamin C
Thực phẩm chứa nhiều vitamin C

Thực phẩm chứa nhiều vitamin B

Trong quá trình sản sinh Elastin, vitamin đóng vai trò quan trọng không thể bỏ qua. Cơ thể cần cung cấp đầy đủ vitamin B để giúp quá trình sản sinh Elastin được diễn ra suôn sẻ, nhanh hơn. Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin B như: Thịt, cá, sữa, hạt óc chó,…

Thực phẩm chứa nhiều vitamin B
Thực phẩm chứa nhiều vitamin B

Thực phẩm chứa nhiều vitamin E

Với vai trò chống oxy hóa cho cơ thể, đẩy lùi các gốc tự do, giảm tình trạng sạm da, vitamin E là một thành phần thiết yếu trong việc tổng hợp Elastin cho làn da. Một số sản phẩm cung cấp vitamin E như: các loại hạt (hạt hướng dương, hạnh nhân,…), các loại bông cải, dầu oliu.

Thực phẩm chứa nhiều vitamin E
Thực phẩm chứa nhiều vitamin E

Dùng Retinol và Retinoids

Retinol và Retinoids là thành phần đã quá quen thuộc trong quy trình chăm sóc da mặt. Đây là những chất có từ vitamin A, giúp ngăn ngừa lão hóa, thúc đẩy quá trình phát triển của các tế bào. Nên Retinol và Retinoids cần phải bổ sung đầy đủ để ngăn ngừa lão hóa, duy trì sự chắc khỏe cho da.

Dùng Retinol và Retinoids
Dùng Retinol và Retinoids

Kết hợp uống thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng là một cách để bổ sung lượng Elastin vào cơ thể, giúp đẩy nhanh quá trình tổng hợp chất như: kẽm, Coenzyme Q10 hoặc peptide.

Kết hợp uống thực phẩm chức năng
Kết hợp uống thực phẩm chức năng

Xem thêm:

Bài viết trên đã thông tin chi tiết đến bạn Elastin là gì? Hy vọng những kiến trên sẽ giúp bạn cung cấp đầy đủ Elastin cho cơ thể, giúp được làn da được khỏe mạnh, chắc chắn. Nếu thấy bài viết hay, hãy chia sẻ ngay để mọi người cùng biết nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Mạng 5G là gì? Mạng 5G khi nào phủ sóng toàn quốc?

Mạng 5G là bước tiến vượt bậc trong công...

Mạng 4G là gì? Có nhanh không? 4G và LTE khác gì nhau?

Mạng 4G, ra đời vào năm 2010, là thế...

3G là gì? Tốc độ của mạng 3G là bao nhiêu? Khác gì với 2G và 4G

Mạng 3G, ra đời vào đầu những năm 2000,...

Mạng 2G là gì? Tại sao cắt mạng 2G? Khi nào cắt?

Mạng 2G, công nghệ di động phổ biến từ...