Đường hóa học là gì? Nhận biết thực phẩm có đường hoá học?

0
(0)

Hiện nay các thực phẩm chứa đường hóa học đang khiến nhiều người né tránh, e ngại. Vậy đường hóa học là gì và có những tác động như thế nào đối với sức khỏe. Hãy cùng DINHNGHIA tìm hiểu ngay nhé!

Đường hóa học là gì?

Khác với đường tự nhiên sản xuất từ các thực vật thiên nhiên thì được hóa học được tạo ra từ quá trình tổng hợp nhân tạo. Do vậy, đường hóa học thường sở hữu vị ngọt cao hơn rất nhiều nếu so sánh với đường tự nhiên. Chúng thường cung cấp rất ít hoặc gần như không hề đem lại năng lượng cho cơ thể.

Đường hóa học là gì?
Đường hóa học là gì?

Đường hóa học có hại không?

Đường hóa học thường bị gắn “mác” gây hại cho sức khoẻ nhưng trên thực tế, những sản phẩm được cấp phép sử dụng đường hóa học dưới ngưỡng quy định lại hoàn toàn vô hại với người tiêu dùng.

Một số ứng dụng khác của đường hóa học là sản xuất các thực phẩm ăn kiêng vì chúng hầu như không tạo ra năng lượng. Những thực phẩm này rất cần thiết cho đối tượng bị tiểu đường vì chúng sẽ không khiến lượng glucose trong máu tăng lên.

Đường hóa học có hại không?
Đường hóa học có hại không?

Các loại đường hóa học phổ biến được phép sử dụng

  • Saccharin: Đây là loại đường hóa học sở hữu khả năng tạo ngọt gấp 200 – 700 lần so với đường kính thông thường và từng bị cấm bởi cục FDA Mỹ. Sau này, chúng đã được minh oan, tuy nhiên, chuyên gia vẫn khuyến cáo chỉ nên sử dụng dưới 5 mg/kg/ngày để đảm bảo an toàn.
  • Sucralose: Loại đường này có thể làm ngọt gấp 400 lần so với đường thường. Một điểm nổi bật của loại đường hóa học này là chúng không để lại hậu vị đắng như những loại đường khác.
  • Aspartame: Với độ ngọt gấp 160 – 200 lần so với những loại đường phổ biến, chúng thường được sử dụng trong thực phẩm. Đây cũng là loại đường hóa học được sử dụng nhiều nhất hiện nay, ngưỡng 40 mg/kg thể trọng là mức sử dụng an toàn với đường Aspartame.
Các loại đường hóa học phổ biến được phép sử dụng
Các loại đường hóa học phổ biến được phép sử dụng

Cách nhận biết thực phẩm có đường hóa học

Hiện nay, các sản phẩm như nước giải khát, thức ăn nhanh, kẹo cao su hoặc các thực phẩm ăn kiêng thường được nhà sản xuất sử dụng đường hóa học. Tuy nhiên, khi sử dụng loại đường này, bắt buộc doanh nghiệp phải đáp ứng liều lượng chính xác sao cho thỏa mãn các tiêu chuẩn sức khỏe đến từ các tổ chức như FDA, WHO,…

Cách nhận biết thực phẩm có đường hóa học
Cách nhận biết thực phẩm có đường hóa học

Đường hóa học và đường tự nhiên nên chọn loại nào?

Chúng ta nên dựa vào nhu cầu vào mục đích sử dụng để có được lựa chọn thích hợp. Các loại đường tự nhiên sẽ cung cấp glucose từ đó giúp bạn sản sinh năng lượng. Tuy nhiên, loại đường này lại không được những người mắc bệnh tiểu đường ưu tiên.

Thay vào đó, đường hóa học ngoài khả năng tạo ngọt thì lại không có lợi ích gì về mặt sức khỏe, chúng không tạo calorie cho cơ thể. Nhưng đừng vì vậy mà lạm dụng đường hóa học, chúng có thể khiến thận và gan của bạn hứng chịu những ảnh hưởng xấu đấy!

Đường hóa học và đường tự nhiên nên chọn loại nào?
Đường hóa học và đường tự nhiên nên chọn loại nào?

Xem thêm:

Trên đây là những gì bạn cần biết để trả lời cho câu hỏi đường hóa học là gì? Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và cần thiết!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Mạng 5G là gì? Mạng 5G khi nào phủ sóng toàn quốc?

Mạng 5G là bước tiến vượt bậc trong công...

Mạng 4G là gì? Có nhanh không? 4G và LTE khác gì nhau?

Mạng 4G, ra đời vào năm 2010, là thế...

3G là gì? Tốc độ của mạng 3G là bao nhiêu? Khác gì với 2G và 4G

Mạng 3G, ra đời vào đầu những năm 2000,...

Mạng 2G là gì? Tại sao cắt mạng 2G? Khi nào cắt?

Mạng 2G, công nghệ di động phổ biến từ...