Dropshipping là hình thức bán hàng khá mới ở Việt Nam. Với sự bùng nổ của thị trường thương mại điện tử trong nước, Dropshipping ngày càng phát triển. Vậy Dropshipping là gì? Cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Dropshipping là gì?
Mô hình Dropshipping có nghĩa bạn là người bán hàng, đăng bán sản phẩm của nhà cung cấp với giá tùy ý và marketing sản phẩm. Khi có khách mua hàng, bạn phải trả tiền cho người bán giá niêm yết của nhà cung cấp.

Nhà sản xuất ghi nhận thông tin khách hàng của bạn và chuyển đến tay khách. Bạn chỉ theo dõi đơn hàng và nhận tiền COD. Tuy nhiên, mô hình này ở Việt Nam chưa phát triển mạnh mẽ như nước ngoài.
Quy trình của kinh doanh dropshipping
Quy trình của kinh doanh dropshipping bao gồm:
- Lựa chọn các mặt hàng kinh doanh.
- Marketing về sản phẩm để dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng.
- Chốt đơn hàng của khách hàng.
- Liên hệ nhà cung cấp sản phẩm.
- Trao đổi về giá cả, vận chuyển với nhà cung cấp sản phẩm.
- Đặt mua và theo dõi đơn hàng của nhà cung cấp.
- Tiếp tục marketing các sản phẩm mà bạn muốn bán.
Lợi ích của mô hình dropshipping
Chi phí đầu tư thấp
Việc kinh doanh online không cần đầu tư quá nhiều vốn. Chi phí chủ yếu hoàn thiện kênh bán và quảng cáo để thu hút, hấp dẫn người tiêu dùng.

Rủi ro thấp
Trong trường hợp cửa hàng của bạn không bán được sản phẩm, bạn cũng không mất các chi phí kiểm soát tồn kho. Khi muốn ngừng bán sản phẩm, bạn sẽ không bị lỗ vốn do sản phẩm tồn kho nhiều.

Bán hàng xuyên biên giới
Bạn có thể kinh doanh bán hàng ở bất kỳ nơi nào, trong mọi thời điểm. Bởi vì, cửa hàng online không cần văn phòng, nhân viên, nhà kho,…

Bán bất kỳ sản phẩm
Bạn có thể tùy ý bán bất kỳ sản phẩm nào bạn thích. Trên website bán hàng của bạn có thể bán nhiều loại thực phẩm cùng ngành hàng. Điều này giúp người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn và có thể bao phủ được nhu cầu của họ.

Hạn chế của mô hình dropshipping
Sản phẩm lỗi từ nhà cung cấp
Hạn chế của mô hình này là bạn không thể quản lý được chất lượng sản phẩm. Nếu khách hàng không hài lòng với sản phẩm của bạn thì độ uy tín của Website sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.

Dữ liệu không đồng bộ
Đơn hàng dropshipping luôn yêu cầu sự kết nối và đồng bộ dữ liệu giữa nền tảng mà người bán sỉ sử dụng và nền tảng mà người bán lẻ đang kinh doanh.
Thị trường Việt Nam có trên dưới 20 sàn thương mại điện tử. Vì vậy, đôi khi dữ liệu cung cấp trên các kênh thương mại điện tử sẽ không được chính xác.

Các sàn thương mại bán sỉ tại Việt Nam như Chosionline, Thitruongsi,… chưa đáp ứng đủ nhu cầu về yếu tố kỹ thuật cũng như công nghệ để kết nối trực tiếp với sàn thương mại điện tử bán lẻ trong nước.
Chi phí vận chuyển cao
Một đơn lẻ từ Trung Quốc về Việt Nam với mức giá 50.000 – 60.000 ngàn đồng cho 1 đơn hàng dưới 1kg, chưa kể đến các chi phí như phân loại, xử lý đơn hàng, đóng gói theo yêu cầu người bán hàng không tạo lợi thế cho người bán hàng.

Lợi nhuận thấp
Lợi nhuận thấp là nhược điểm lớn nhất với môi trường kinh doanh dropshipping có sức cạnh tranh cao. Nó rất dễ để bắt đầu và các chi phí đầu tư, vận hành ít, nhiều thương nhân tạo một cửa hàng và bán các mặt hàng với giá hời.

Những thách thức của mô hình dropshipping và giải pháp
Tỷ suất lợi nhuận thấp
Trong quá trình kinh doanh mà phát sinh các vấn đề, đầu tiên bạn sẽ quan tâm đến vấn đề lợi nhuận và chất lượng. Những người cung cấp nguồn hàng cho bạn sẽ chiết khấu trên từng sản phẩm.
Các shop online thì chi phí vận hành thấp hơn các cửa hàng truyền thông. Bởi chi phí vận hành, lưu kho, nhân viên được cắt giảm và tính với mức chiết khấu thấp nhưng giá nhập hàng từ nhà cung cấp rất cao nên lợi nhuận sẽ rất khiêm tốn.
Cách khắc phục:
- Tăng giá bán cho từng sản phẩm.
- Tăng số lượng sản phẩm bán ra.

Chi phí quảng cáo “đắt đỏ”
Chi phí quảng cáo sản phẩm để thu hút khách hàng không hề nhỏ trong kế hoạch tài chính của các shop. Cạnh tranh càng cao thì các mặt hàng càng nổi bật thì dẫn đến chi phí quảng cáo cho từng từ khóa tăng theo.
Cách khắc phục: bạn có thể tối ưu hóa từ khóa trên công cụ tìm kiếm (SEO).

Quá nhiều đối thủ cạnh tranh
Dropshipping là hình thức kinh doanh thuận lợi mà không cần quá nhiều vốn. Đơn giản và thuận tiện nên mô hình này thường cạnh tranh khốc liệt. Ai cũng mở shop, ai cũng bán hàng. Khi đó thị trường sẽ quá tải, việc cạnh tranh là điều tất yếu.

Cách khắc phục: Bạn hãy ra khỏi thị trường quảng cáo và tìm một không gian riêng cho mình buôn bán. Khách hàng của bạn không chỉ tìm sản phẩm trên Google, Facebook,… mà họ còn tìm trên các diễn đàn, trang báo. Đó chính là nơi bạn nên đánh vào.
Cơ hội xây dựng thương hiệu thấp
Khi phát triển quy mô Dropshipping đồng nghĩa là bạn không thể kiểm soát sản phẩm như các hình thức bán hàng khác. Bạn không can thiệp việc đóng gói, dán nhãn và tình trạng hàng hóa bên trong bao đựng.

Một số cách để xây dựng thương hiệu riêng của bạn:
- Có trang sản phẩm hoàn hảo.
- Có khâu kiểm tra nếu đơn hàng của bạn cần giải quyết các vấn đề cần thiết.
- Cá nhân hóa email xác nhận mua hàng.
- Bạn có thể gọi cảm ơn khách hàng sau khi họ mua sản phẩm bên bạn.
- Luôn ứng xử phù hợp nếu đơn hàng có thành công hay không.
Giao dịch với nhà cung cấp
Nhà cung cấp sản phẩm là điều đau đầu nhất với nhà kinh doanh theo mô hình Dropshipping. Khách hàng chọn sản phẩm, bạn báo với họ là còn đúng 1 hộp sữa loại đó nhưng khi liên hệ với nhà cung cấp thì họ đã bán hết sạch từ bao giờ.
Bên cạnh vấn đề hết hàng khi có đơn hàng thì bạn phải đối mặt với thời gian giao hàng từ nhà cung cấp. Hướng giải quyết duy nhất là hãy chia sẻ với khách hàng tình hình hiện tại và giới thiệu sản phẩm thay thế hợp lý.

Xem thêm:
- MMO là gì? Ưu nhược điểm MMO và chuẩn bị gì khi tham gia MMO?
- AirBnB là gì? Ưu nhược điểm và tiềm năng phát triển
- Áo hoodie là gì? Các loại chất liệu vải áo hoodie chất lượng và phổ biến hiện nay
Qua bài viết trên, hy vọng bạn có thể hiểu thêm về Dropshipping là gì. Mọi loại hình kinh doanh đều có thách thức riêng nhưng luôn có lời giải cho mọi câu đố. Hãy cùng chờ đón bài viết đầy ý nghĩa và hấp dẫn tiếp theo nhé!