Mỗi quốc gia trong giai đoạn đang phát triển đều gắn liền với quá trình đô thị hóa. Vậy đô thị hóa là gì, nó có tác động ra sao đối với cuộc sống của con người? Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề trên.
Nội dung bài viết
Khái niệm đô thị hóa
Đô thị hóa là quá trình hình thành, mở rộng và phát triển đô thị, được tính theo tỷ lệ phần trăm diện tích hoặc số dân đô thị trên diện tích hoặc số dân của một khu vực hoặc vùng. Đô thị hóa còn được tính theo tỉ lệ gia tăng theo thời gian của hai yếu tố trên.
Các quá trình đô thị hóa
- Gia tăng dân số hiện có: theo nghiên cứu đa phần tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của thành phố không cao bằng nông thôn, nhưng dân số nông thôn đang dần chuyển đến các độ thị lớn.
- Dân số ở khu vực nông thôn có xu hướng chuyển dịch đến khu vực thành phố để tìm kiếm việc làm, học tập hay sinh sống, phần nào tác động lên các khu vực xung quanh, kích thích đô thị hóa các vùng lân cận.
- Lối sống thành thị trở nên phổ biến như trang thiết bị hiện đại, cơ sở hạ tầng tốt, xuất hiện nhiều toàn nhà cao tầng, bệnh viện, trường học cao cấp, các trung tâm thương mại, khu vui chơi,…
- Xuất hiện nhiều khu công nghiệp, khu công nghệ cao tạo công việc làm cho người dân, thu hút nhân lực đến từ nông thôn.
Các hình thức đô thị hóa
- Đô thị hóa nông thôn: là đô thị hóa được xem là xu hướng bền vững và có tính quy luật. Đô thị hóa nông thôn là hình thức truyền bá lối sống thành thị về các nông thôn, từng bước cải thiện lối sống, nhà cửa, phong cách sinh hoạt.
- Đô thị hóa ngoại vi: là quá trình đô thị hóa khu vực ngoại vi của thành phố do quá trình phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp, hình thành các cụm đô thị, liên đô thị đã ảnh hưởng và thúc đẩy đô thị hóa ở nông thôn.
- Đô thị hóa tự phát: với việc biến đổi dân số nhanh quá mức ở đô thị đã gây ra tác động rất lớn lên việc làm dẫn đến thất nghiệp nhiều, chất lượng của cuộc sống giảm sút được gọi là đô thị hóa tự phát.
Ảnh hưởng của đô thị hóa
Đô thị hoá có những ảnh hưởng quan trọng đến quá trình phát triển của một đất nước. Nó có những tác động tích cực như:
- Tăng tốc độ phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động.
- Cân bằng được sự phân bố dân cư giữa các vùng.
- Đáp ứng nhu cầu việc làm và thu nhập của người dân.
- Tạo ra thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn.
- Thu hút những lực lượng lao động chất lượng, có tay nghề cao.
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng.
- Đem lại nhiều sự đầu tư đến từ nước ngoài.
Bên cạnh những mặt thuận lợi, quá trình đô thị hoá còn đem lại một vài tác động tiêu cực như:
- Lao động làm nông, sản xuất tại các khu vực nông thôn đang bị hao hụt.
- Một số thành phố không kịp đáp ứng được nhu cầu việc làm và chỗ ở của người dân đã gây ra thất nghiệp và chất lượng cuộc sống đi xuống.
- Đô thị hóa tự phát do việc đầu tư thiếu đồng bộ của nhà nước gây ra hệ lụy rất lớn như tệ nạn, mất an ninh xã hội, ô nhiễm môi trường, …
- Mất cân bằng giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo, giữa thành thị và nông thôn.
- Ô nhiễm môi trường, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt.
Xem thêm:
- Quần cư là gì? Đặc điểm và Cách phân loại quần cư – Địa lý 10
- Đặc điểm các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam
- Môi trường đới ôn hòa là gì? Vị trí, Đặc điểm và Sự phân hóa của môi trường đới ôn hòa
Trên đây là toàn bộ thông tin về quá trình đô thị hoá. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và đừng quên theo dõi những bài viết khác tại DINHNGHIA.COM.VN nhé!