Độ rọi là một trong những tiêu chí quan trọng để chúng ta lựa chọn được một thiết bị chiếu sáng phù hợp với nơi ở, nơi làm việc của mình. Vậy độ rọi là gì và cách tính độ rọi như thế nào là chính xác? Hãy cũng DINHNGHIA.COM.VN tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết nhé.
Nội dung bài viết
Độ rọi là gì?
Khái niệm
- Tên đại lượng: Độ rọi
- Tên tiếng Anh: Illuminance
- Ký hiệu: E
- Đơn vị đo: Lux (lx)
Độ rọi (kí hiệu E) là đại lượng biểu diễn quang thông trên một diện tích xác định mà con người cảm nhận được. Nói một cách khác, độ rọi là độ sáng của một nguồn sáng tại một khu vực nhất định. Đơn vị đo độ rọi là Lux (lx)
Khi mua bóng đèn, bạn nên quan tâm đến độ rọi vì nó quyết định đến độ mạnh yếu của đèn mà mắt người cảm nhận được.
Từ đó, bạn sẽ đưa ra lựa chọn loại đèn nào sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân, giúp đạt được năng suất và hiệu quả chiếu sáng tốt nhất mà không khiến bạn cảm thấy bị tối hay quá lóa mắt.
Tùy vào quang thông, cường độ sáng và diện tích chiếu sáng của các nguồn sáng trong các môi trường khác nhau mà độ rọi sẽ biến thiên theo. Dưới đây là các ví dụ về độ rọi trong những trường hợp khác nhau:
- Để nhận rõ mặt người, mắt người cần có độ rọi bằng 20 lx.
- Ánh sáng từ đêm trăng rằm có độ rọi bằng 0.25 lx.
- Độ rọi tiêu điểm trên bàn mổ bằng 5,000 lx.
- Nắng giữa trưa có thể lên đến 100,000 lx.
Công thức
- Công thức: E=Φ/S
Trong đó:
- E: độ rọi của nguồn sáng, thiết bị chiếu sáng (đơn vị Lux – lx)
- Φ (Phi): quang thông (đơn vị Lumen – lm)
- S: diện tích được chiếu sáng (đơn vị Mét vuông – m2)
Tiêu chuẩn độ rọi của ánh sáng tự nhiên
Tùy theo trạng thái của đám mây, từng thời điểm trong ngày và sự phản xạ của các vật thể trên mặt đất, ánh sáng tự nhiên khi tiếp xúc đến mặt đất sẽ có những giá trị khác nhau.
Theo nghiên cứu, việc tuân thủ một số chỉ số chiếu sáng tự nhiên ở khác thiết bị chiếu sáng như đèn chùm, đèn bàn, đèn trần nhà,… sẽ cung cấp cho con người nguồn ánh sáng tự nhiên và phù hợp với thể trạng sức khỏe con người.
Tiêu chuẩn độ rọi của ánh sáng trong nhà
Tùy vào điều kiện và công năng của từng loại phòng ốc mà chúng ta sẽ có những tiêu chuẩn phù hợp với từng môi trường và hoàn cảnh.
Đơn vị Lux là gì?
- Tên đơn vị: Lux
- Ký hiệu: lx
- Đơn vị đo: Độ rọi
- Hệ đo lường: hệ đo lường quốc tế SI
Đơn vị Lux (viết tắt là lx) là đơn vị dùng để xác định thông lượng ánh sáng chiếu trên một mặt diện tích xác định (độ rọi).
Đơn vị Lux được sử dụng để thiết lập cường độ chiếu sáng trong môi trường văn phòng làm việc, trường học,…
1 Lux (lx) bằng 1 lm/m2 (Lumen trên mét vuông), tương đương với 1 cd sr / m2 (Candela.Steradian trên mét vuông).
1 Lux bằng bao nhiêu?
Hệ đo lường quốc tế SI
- 1 lx = 10-9 Gigalux (Glx)
- 1 lx = 10-6 Megalux (Mlx)
- 1 lx = 10-3 Kilolux (klx)
- 1 lx = 0.01 Hectolux (hlx)
- 1 lx = 0.1 Decalux (dalx)
- 1 lx = 103 Millilux (mlx)
- 1 lx = 106 Microlux (μlx)
- 1 lx = 109 nanolux (nlx)
Hệ đo lường khác
- 1 lx = 1 lm/m² (Lumen trên mét vuông)
- 1 lx = 10-4 lm/cm² (Lumen trên centimet vuông)
- 1 lx = 0,09 Foot-candle (fc)
- 1 lx = 10-4 Phot (ph)
- 1 lx = 1,000 Nox
Cách tính đơn vị Lux bằng công cụ
Dùng Google
Bạn có thể truy cập vào trang chủ Google và gõ vào ô tìm kiếm theo cú pháp “X lux to UNIT”. Trong đó:
- X là số lux (lx) bạn muốn quy đổi.
- UNIT là đơn vị bạn muốn chuyển sang.
Ví dụ: Bạn muốn đổi 4 lux (lx) sang kilolux (klx) thì hãy nhập “4 lux = kilolux” và nhấn Enter.
Dùng công cụ Convert World
Bước 1: Truy cập vào trang Convert World để tiến hình đổi đơn vị.
Bước 2: Nhập số lượng đơn vị lux muốn chuyển > Chọn đơn vị là lux> Chọn đơn vị muốn chuyển đổi.
Bước 3: Sau đó, nhấn Enter hoặc chọn dấu mũi tên màu cam để chuyển đổi.
Xem thêm:
- Công thức tính độ dài cung tròn: Lý thuyết và Bài tập
- Candela là gì? Cách đo, công thức tính cường độ ánh sáng chính xác nhất
- Độ tan của một chất trong nước là gì? Công thức tính độ tan
Bài viết trên đây đã cung cấp một số kiến thức về độ rọi và cách tính độ rọi chính xác. Hi vọng các bạn có thể ứng dụng các kiến thức trên vào việc học tập và cuộc sống của mình. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này.