Độ nhạy của loa là gì? Có nên tăng độ nhạy của loa không?

0
(0)

Độ nhạy của loa là thông số quan trọng để đánh giá mức độ hiệu quả của loa. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc độ nhạy của loa là gì? Hãy cùng DINHNGHIA tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Độ nhạy của loa là gì? Nhận biết về ý nghĩa của độ nhạy

Mỗi loa sở hữu độ nhạy khác nhau, độ đo này phản ánh mức độ phát ra âm thanh to của loa đến đâu. Hay nói cách khác, độ nhạy của loa cho bạn biết mức độ âm thanh phát ra của loa lớn bao nhiêu trong một mức điện áp đầu vào và một môi trường tiêu chuẩn nhất định. Đơn vị đo của độ nhạy là Decibel (db).

Các mẫu loa trên thị trường hiện nay có mức độ nhạy vào khoảng 80 – 90 dB, trung bình 87 dB. Độ nhạy của loa và amply có mối quan hệ tương phản nên nếu bạn chọn mua loa có độ nhạy cao thì amply cần có công suất thấp. Ngược lại, độ nhạy loa thấp thì cần amply có công suất cao.

Độ nhạy của loa cho bạn biết mức độ âm thanh phát ra của loa lớn bao nhiêu
Độ nhạy của loa cho bạn biết mức độ âm thanh phát ra của loa lớn bao nhiêu

Cách để nhận biết độ nhạy của loa? Tìm hiểu cách đọc của độ nhạy

Cách để nhận biết độ nhạy của loa

Có nhiều cách khác nhau để nhận biết độ nhạy của loa. Cách đơn giản và phổ biến nhất là đặt loa trong một môi trường tiêu chuẩn, có khả năng tiêu âm hoàn toàn.

Bạn hãy đặt micro phía trước loa khoảng 1 – 2m, nhưng lưu ý rằng khoảng cách giữa các loa và micro bằng nhau. Chẳng hạn như, mức điện áp tiêu chuẩn đầu vào là 2.83V, amply có trở kháng là 8 ôm.

Đầu tiên, bạn đặt micro cách các loa khoảng 1 – 2m. Ví dụ mức điện áp tiêu chuẩn đầu vào là 2.83V, amply có trở kháng là 8 ôm. Chúng ta lấy bình phương của hiệu điện thế chia cho trở kháng.

Trong trường hợp này, độ nhạy của loa sẽ là (2.83)^2/8 = 8.0089/8 = 1W. Độ nhạy của loa lúc này chính là mức dB của micro hay của đồng hồ SPL mà bạn quan sát được.

Cách đơn giản và phổ biến nhất là đặt loa trong một môi trường tiêu chuẩn, có khả năng tiêu âm hoàn toàn
Cách đơn giản và phổ biến nhất là đặt loa trong một môi trường tiêu chuẩn, có khả năng tiêu âm hoàn toàn

Tìm hiểu cách đọc của độ nhạy

Đối với kí hiệu của độ nhạy, phần trước thể hiện hiệu điện thế đầu vào, phần sau thể hiện khoảng cách. Chúng ta có ví dụ như sau:

  • 2.83V/m: Loa được nối với hiệu điện thế đầu vào là 2.83V, có khoảng cách là 1m.
  • 2.83/2m: Loa được nối với hiệu điện thế đầu vào là 2.83V, có khoảng cách là 2m.

Đối với hiệu suất đầu vào và khoảng cách khác, chúng ta cũng có cách đọc tương tự.

Đối với kí hiệu của độ nhạy, phần trước thể hiện hiệu điện thế đầu vào, phần sau thể hiện khoảng cách
Đối với kí hiệu của độ nhạy, phần trước thể hiện hiệu điện thế đầu vào, phần sau thể hiện khoảng cách

Loa nên có độ nhạy tốt nhất là bao nhiêu? Có nên tăng độ nhạy của loa không?

Loa nên có độ nhạy tốt nhất là bao nhiêu?

Những thiết bị loa trên thị trường hiện nay được trang bị điện áp tiêu thị chuẩn đầu vào là 2.83V có có độ nhạy dao động từ 80 – 90 dB, trung bình là 87 dB. Độ nhạy của loa càng cao thì mức âm thanh phát ra càng lớn, cụ thể như sau:

  • 80 dB: Loa có độ nhạy kém.
  • 88 dB: Loa có độ nhạy trung bình.
  • 90 dB trở lên: Loa có độ nhạy tốt.
Loa trên thị trường có độ nhạy dao động từ 80 - 90 dB
Loa trên thị trường có độ nhạy dao động từ 80 – 90 dB

Có nên tăng độ nhạy của loa không?

Nếu tăng độ nhạy của loa lên quá cao thì nó sẽ ảnh hưởng đến nhiều thông số kỹ thuật khác trong thiết bị. Do vậy, hầu hết các nhà sản xuất đều không tăng độ nhạy của loa lên mức cao nhất để đảm bảo loa hoạt động ổn định.

Ví dụ như đối với loa siêu trầm, màng loa có khả năng linh động, nhạy bén nhưng nếu tăng độ nhạy loa lên quá cao sẽ khiến âm thanh dễ bị biến dạng và làm giảm tuổi thọ của loa. Bên cạnh đó, độ nhạy của loa còn ảnh hưởng đến công suất của amply.

Nếu tăng độ nhạy của loa lên quá cao thì nó sẽ ảnh hưởng đến nhiều thông số kỹ thuật khác trong thiết bị
Nếu tăng độ nhạy của loa lên quá cao thì nó sẽ ảnh hưởng đến nhiều thông số kỹ thuật khác trong thiết bị

Những lưu ý hiểu sâu hơn về độ nhạy của loa

Sự chênh lệch giữa các độ nhạy của loa

Nhiều người cho rằng mức chênh lệch giữa 80 – 90 dB không có quá nhiều khác biệt nhưng trên thực tế, loa có độ nhạy 90 dB sẽ phát ra mức âm thanh to gấp 2 lần loa 80 dB. Do vậy, khi chọn mua loa, bạn cần lưu ý đến các thông số kĩ thuật để đưa ra lựa chọn phù hợp.

Loa có độ nhạy 90 dB sẽ phát ra mức âm thanh to gấp 2 lần loa 80 dB
Loa có độ nhạy 90 dB sẽ phát ra mức âm thanh to gấp 2 lần loa 80 dB

Tìm hiểu và phân biệt giữa hiệu suất và độ nhạy

Hai khái niệm “hiệu suất” và “độ nhạy” thường dễ gây nhầm lẫn cho người dùng khi chọn mua loa. Tuy chúng có cùng nhiệm vụ là thể hiện hiệu quả hoạt động của loa nhưng chúng lại là hai thông số kĩ thuật hoàn toàn khác nhau.

Hiệu suất phản ánh giá trị điện năng được chuyển hóa thành công suất âm thanh. Hiệu suất thường chỉ chiếm vài phần trăm do phần lớn công suất bị chuyển hóa thành nhiệt năng và tỏa ra môi trường. Do vậy, nếu ta có hiệu suất chúng ta sẽ biết được độ nhạy và ngược lại.

Hai khái niệm "hiệu suất" và "độ nhạy" thường dễ gây nhầm lẫn cho người dùng khi chọn mua loa
Hai khái niệm “hiệu suất” và “độ nhạy” thường dễ gây nhầm lẫn cho người dùng khi chọn mua loa

Xem thêm:

Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc độ nhạy của loa là gì? Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích để chọn mua loa có độ nhạy phù hợp. Nếu có thắc mắc gì thì hãy để lại bên dưới phần bình luận nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Mạng 5G là gì? Mạng 5G khi nào phủ sóng toàn quốc?

Mạng 5G là bước tiến vượt bậc trong công...

Mạng 4G là gì? Có nhanh không? 4G và LTE khác gì nhau?

Mạng 4G, ra đời vào năm 2010, là thế...

3G là gì? Tốc độ của mạng 3G là bao nhiêu? Khác gì với 2G và 4G

Mạng 3G, ra đời vào đầu những năm 2000,...

Mạng 2G là gì? Tại sao cắt mạng 2G? Khi nào cắt?

Mạng 2G, công nghệ di động phổ biến từ...