Định luật phản xạ ánh sáng: Lý thuyết và các dạng bài tập | Vật lí 7

1
(1)

Hiện tượng phản xạ ánh sáng là một trong những định luật xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống xung quanh, mang đến rất nhiều ứng dụng hữu ích. Vậy định luật ánh sáng là gì? Bài viết dưới đây của DINHNGHIA.Com.Vn sẽ giới thiệu một cách chi tiết nhất, đừng bỏ qua nhé!

Tìm hiểu về phản xạ ánh sáng

Phản xạ ánh sáng là một hiện tượng quan trọng trong vật lý, giúp chúng ta nhìn thấy mọi thứ xung quanh. Cụ thể, khi một tia sáng chiếu vào một vật thể bất kỳ nào đó thì tia sáng đó cũng sẽ bị phản chiếu ngược lại hoàn toàn.

Hiện tượng phản xạ ánh sáng
Hiện tượng phản xạ ánh sáng

Các loại phản xạ ánh sáng

Phản xạ thường xuyên

Khi một chùm tia sáng song song gặp phải một bề mặt và sau đó được phản xạ ngược lại song song theo một hướng duy nhất, thì hiện tượng đó được gọi là hiện tượng phản xạ thường xuyên. Trong trường hợp này, những tia sáng tới vẫn duy trì được đặc tính song song của chúng sau khi phản xạ là chỉ đi theo một hướng duy nhất. Những bề mặt phản xạ thường sẽ có bề mặt mịn như gương hay bề mặt kim loại có độ bóng cao.

Phản xạ khuếch tán.

Là loại phản xạ một chùm tia sáng gặp phải một bề mặt và bị phản xạ ra nhiều hướng khác nhau được gọi là phản xạ khuếch tán. Trong trường hợp này, những tia sáng ban đầu không còn giữ được đặc điểm song song sau khi bị phản xạ. Thay vào đó, chúng bị phân tán ra các hướng khác nhau. Các bề mặt phản xạ không bằng phẳng có thế kể đến như bàn, ghế, phấn, tường, bìa sách cứng, giấy, hay các đồ vật kim loại chưa được đánh bóng đều.

Các loại phản xạ ánh sáng
Các loại phản xạ ánh sáng

Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng

Định luật phản xạ ánh sáng được phát biểu như sau: Góc tới (được ký hiệu là ∠i) luôn bằng với góc phản xạ (được ký hiệu là ∠i’) với pháp tuyến N vuông góc với mặt phẳng phản chiếu.

Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng
Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng

Ký hiệu: Tia sáng tới S, tia phản xạ R pháp tuyến N, góc tới i, góc phản xạ i’

Các dạng bài tập phản xa ánh sáng

Dạng 1: Vẽ các tia (tia tới, tia phản xạ) và tính các góc (góc tới, góc phản xạ)

Vẽ các tia tới, tia phản xạ

  • Vẽ pháp tuyến NN’ vuông góc với gương tại điểm tới I
  • Lấy một điểm A bất kỳ trên tia tới SI
  • Kẻ đoạn thẳng AA’ vuông góc với pháp tuyến NN’ tại H sao cho AH = HA’
  • Vẽ tia IA’. Tia IA’ chính là tia phản xạ cần vẽ

Cách tính góc phản xạ, góc tới

Thông thường, bài toán đưa ra sẽ cho biết trước 1 góc. Dựa vào định luật phản xạ ảnh sáng ta xác định được góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ, từ đó ta tính được góc phản xạ và góc tới.

Dạng 2: Xác định vị trí đặt gương (khi biết tia tới và tia phản xạ)

  • Xác định điểm tới I: tia tới và tia phản xạ cắt nhau tại I
  • Xác định góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ: i + i’
  • Xác định pháp tuyến NN’: Vẽ đường phân giác NIN’ của góc i+I’
    NN’ chính là pháp tuyến
  • Xác định vị trí đặt gương: từ I kẻ đường thẳng vuông góc với pháp tuyến. Đường thẳng đó chính là vị trí để đặt gương

Xem thêm:

Trên đây là những kiến thức hữu ích về chủ đề định luật phản xạ ánh sáng, nếu thấy bài viết hay thì đừng quên chia sẻ cho bạn bè và người thân cùng biết nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 1 / 5. Lượt đánh giá 1

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Mạng 5G là gì? Mạng 5G khi nào phủ sóng toàn quốc?

Mạng 5G là bước tiến vượt bậc trong công...

Mạng 4G là gì? Có nhanh không? 4G và LTE khác gì nhau?

Mạng 4G, ra đời vào năm 2010, là thế...

3G là gì? Tốc độ của mạng 3G là bao nhiêu? Khác gì với 2G và 4G

Mạng 3G, ra đời vào đầu những năm 2000,...

Mạng 2G là gì? Tại sao cắt mạng 2G? Khi nào cắt?

Mạng 2G, công nghệ di động phổ biến từ...