Data analyst là gì? Đặc điểm công việc và các kỹ năng cần có

0
(0)

Hiện nay, các ngành nghề liên quan đến data (dữ liệu) đang rất hot, một trong số đó là nghề data analyst. Hãy cùng DINHNGHIA tìm hiểu data analyst là gì, các đặc điểm công việc và một số kỹ năng thiết yếu trong bài viết này nhé! 

Data analyst là gì?

Data analyst là những chuyên gia trong lĩnh vực phân tích dữ liệu. Họ sẽ là người thực hiện các phân tích chuyên sâu để mang đến những thông tin mới, hữu ích để hỗ trợ ban lãnh đạo trong việc đưa ra quyết định.

Cụ thể, data analyst sẽ dùng các kỹ năng SQL để truy xuất dữ liệu từ nguồn cơ sở dữ liệu đã thu thập của công ty và kỹ năng chuyên môn để kiểm tra nhằm đảm bảo tính chính xác dữ liệu. Tiếp theo, họ dùng kỹ năng lập trình để phân tích dữ liệu đó, cuối cùng là tạo báo cáo kết quả bằng biểu đồ, bảng biểu trình lên cấp trên.

Tóm lại, data analyst là vị trí quan trọng, cần có của hầu hết các doanh nghiệp. Vị trí này đóng vai trò to lớn để hỗ trợ đưa ra các quyết định trong việc kinh doanh, giúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội và thách thức, tối ưu hóa quy trình,…

Data analyst là những chuyên gia trong lĩnh vực phân tích dữ liệu
Data analyst là những chuyên gia trong lĩnh vực phân tích dữ liệu

Cơ hội và thách thức của nghề data analyst

Cơ hội việc làm của data analyst

  • Theo thống kê, ngành phân tích dữ liệu ở thị trường Việt Nam phát triển nhất so với các ngành công nghệ khác.
  • Một nghiên cứu khác của Cục thống kê Lao động cho thấy, 19% là mức độ tăng trưởng của ngành phân tích dữ liệu có thể đạt trong năm 2024.
  • Vì doanh nghiệp có nhu cầu dùng nhiều dữ liệu để đưa ra các chiến lược kinh doanh tốt, nên lượng dữ liệu được thu nhập ngày càng nhiều. Tuy nhiên, nó có mang giá trị hay không còn tùy thuộc vào khả năng của các data analyst.
  • Vị trí data analyst là vị trí gần như có mặt trong hầu hết các công ty thuộc khối ngành kinh tế – công nghiệp. Vì công ty cần nhân lực để xử lý phần thông tin thô thành thông tin có giá trị cho doanh nghiệp, nên nhu cầu tuyển data analyst có kinh nghiệm cùng chuyên môn cao ngày càng tăng.
  • Thu nhập của vị trí này cũng khá cao so với mặt bằng chung, ngay cả với những người mới, chưa có nhiều kinh nghiệm.
  • Lợi thế cạnh tranh của ngành này là rất cao nhờ khả năng phân tích thông tin từ dữ liệu thô thu thập được. Do đó mà vị trí này giúp mang đến nhiều thông tin giá trị và cải thiện hiệu suất làm việc của doanh nghiệp.
Cơ hội việc làm của data analyst
Cơ hội việc làm của data analyst

Thách thức của data analyst

  • Những người làm trong lĩnh vực data analyst cần có tư duy, góc nhìn rộng và khách quan để chỉ ra được những vấn đề của doanh nghiệp.
  • Để làm tốt, họ phải có khả năng quan sát, phân tích dữ liệu, khả năng tư duy logic cao.
  • Công việc đòi hỏi người làm phải có tính kiên trì, nhẫn nại vì phải lọc dữ liệu thô, rất mất thời gian.

Phân biệt data analyst và data scientist

Đây là 2 công việc hay bị nhiều người nhầm lẫn. Mặc dù data scientist và data analyst đều làm việc với các con số và dữ liệu nhưng cả hai nghề đều có những nhiệm vụ riêng.

Cụ thể, người làm data scientist sẽ tìm hiểu sâu các vấn đề của doanh nghiệp. Từ đó nghiên cứu, phân tích dữ liệu và trao đổi với các cấp cao và tìm ra hướng đi giải quyết. Tiếp đến, họ sẽ đưa giải pháp cho các bộ phận liên quan để thực hiện.

Trong khi đó, data analyst là người chỉ chuyên phân tích dữ liệu, ít tham gia vào suy nghĩ chiến lược của doanh nghiệp. Họ sẽ tập trung giải quyết các nhiệm vụ được giao liên quan đến vấn đề đã được xác định trước đó. Tiếp đến, họ thu thập và xử lý dữ liệu thô, rồi phân tích để đưa ra lời giải đáp cho các câu hỏi, vấn đề được giao.

Phân biệt data analyst và data scientist
Phân biệt data analyst và data scientist

Mô tả công việc của data analyst

Data analyst là người “chơi đùa” với dữ liệu và các con số. Do đó, công việc cụ thể của họ sẽ là:

  • Thu thập dữ liệu: Với nguồn dữ liệu bất tận từ Internet và mẫu khảo sát từ khách hàng, nhiệm vụ của data analyst là phải thu thập đúng dữ liệu cho vấn đề đang nghiên cứu. Ứng với từng nhu cầu mà dạng dữ liệu cũng khác nhau như dạng số, dạng chữ hay hình ảnh.
  • Xử lý và phân tích dữ liệu: Sau khi thu thập dữ liệu thô, data analyst phải đọc, lọc và loại bỏ những dữ liệu không cần thiết để cho ra bộ dữ liệu chuẩn. Họ có thể phân tích dữ liệu thông qua công cụ SPSS, SQL hoặc STATA.
  • Thiết kế báo cáo: Từ các con số trong bộ dữ liệu, data analyst phải vận dụng kỹ năng để chuyển nó thành dạng biểu đồ và cách hình ảnh trực quan. Điều quan trọng là họ phải trình bày những thông tin có ích cho doanh nghiệp từ các con số.
  • Tư vấn cho doanh nghiệp: Từ báo cáo, data analyst có thể giải thích rõ các vấn đề đã phát hiện để giúp các nhà lãnh đạo cấp cao nhìn ra. Từ đó doanh nghiệp sẽ có hướng đi đúng cho hiện tại và tương lai
  • Hoàn thành các công việc được phân công: Nếu báo cáo vẫn còn những mục chưa đạt tiêu chuẩn, bạn sẽ phải bổ sung, chỉnh sửa những thông tin còn thiếu theo yêu cầu của ban lãnh đạo.
Mô tả công việc của data analyst
Mô tả công việc của data analyst

Học data analyst ra làm gì?

Mặc dù học các kiến thức dành riêng cho vị trí data analyst nhưng cơ hội việc làm của bạn vẫn rộng mở, vì kiến thức đó cũng có ở các vị trí khác nhau như sau:

Data analyst

Khi làm ở vị trí này, bạn sẽ là người dùng dữ liệu để trả lời cho các vấn đề kinh doanh của doanh nghiệp. Một data analyst sẽ biết dùng khả năng tư duy logic, kỹ năng toán học, lập trình, thống kê để thu thập, phân tích và diễn giải dữ liệu thành các biểu đồ trực quan.

Business analyst

Business analyst (BA), còn có tên gọi khác là chuyên gia phân tích kinh doanh. Họ được xem là người kết nối giữa các bên liên quan trong một doanh nghiệp gồm: Ban quản lý, nhân viên, nhà cung cấp, khách hàng.

Để hiểu nhu cầu doanh nghiệp và đưa ra các giải pháp để giải quyết nhu cầu, business analyst thường áp dụng kỹ năng phân tích, kiến thức về kinh doanh, công nghệ. Công việc của một BA thường là:

  • Xác định các vấn đề kinh doanh của doanh nghiệp và đưa ra giải pháp.
  • Thu thập, đọc và phân tích dữ liệu các bên liên quan.
  • Triển khai, theo dõi và đánh giá hiệu quả các giải pháp.
Học data analyst ra có thể làm business analyst (BA)
Học data analyst ra có thể làm business analyst (BA)

Market research

Đây là một vị trí trong lĩnh vực Marketing, còn được gọi là người nghiên cứu thị trường. Họ chịu trách nhiệm thu thập, phân tích và đưa ra các giải đáp thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh và khách hàng. Các thông tin này nhằm sử dụng để hỗ trợ các quyết định Marketing của doanh nghiệp.

Một market researcher có nhiệm vụ như sau:

  • Tìm kiếm, thu thập các thông tin, dữ liệu liên quan đến thị trường mục tiêu, xu hướng thị trường, khách hàng tiềm năng, đối thủ cạnh tranh.
  • Ứng dụng các kỹ thuật thống kê, phân tích dữ liệu để diễn giải rõ hơn về thông tin đã được thu thập.
  • Tạo ra các báo cáo nghiên cứu thị trường mang đến nhiều thông tin chi tiết, hữu ích, có giá trị để phát triển chiến lược tiếp thị.
  • Đưa ra một số đề xuất về phân khúc thị trường, về cách tiếp thị sản phẩm, dịch vụ.
  • Dự đoán xu hướng thị trường trong tương lai từ các dữ liệu nghiên cứu để phát triển kế hoạch tiếp thị.

Digital marketing

Những người làm trong lĩnh vực digital marketing thường dùng các kênh và công cụ trực tuyến để quảng bá thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ. Nhiệm vụ của vị trí này thường là:

  • Xác định mục tiêu, chiến lược marketing trên các kênh trực tuyến.
  • Lựa chọn các kênh tiếp thị trực tuyến phù hợp để triển khai.
  • Tạo và quản lý các nội dung trực tuyến sao cho nội dung đồng bộ với thương hiệu.
  • Liên tục cập nhật, phân tích hiệu quả của các chiến dịch digital marketing nhằm cải thiện chúng trong tương lai.
  • Quản lý, theo dõi chỉ số của các trang mạng xã hội, website, thực hiện các chiến dịch email marketing.
Học data analyst ra có thể làm digital marketing
Học data analyst ra có thể làm digital marketing

Product manager

Product manager (PM) là người nắm chính và chịu trách nhiệm về sự thành công, thất bại cho một sản phẩm, dịch vụ. Họ phải làm việc với các bên liên quan nhằm đảm bảo sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường, cũng như đạt được các mục tiêu doanh nghiệp.

Công việc của một product manager thường sẽ là:

  • Từ nhu cầu và cơ hội thị trường, mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp phải xác định chiến lược sản phẩm.
  • Tạo ra các kế hoạch chi tiết để phát triển, triển khai sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Theo dõi, quản lý quy trình phát triển sản phẩm, thường xuyên làm việc với đội ngũ phát triển.
  • Xem các phản hồi của khách hàng và thị trường để cải thiện sản phẩm hiện có. Ngoài ra, product manager cũng xác định được yêu cầu mới từ thị trường, khách hàng để tối ưu hóa chiến lược sản phẩm.
  • Biết đọc dữ liệu, sử dụng các công cụ phân tích để đánh giá hiệu suất sản phẩm, từ đó đưa ra đề xuất cải thiện.

Yếu tố cần có để trở thành một data analyst

Để trở thành một data analyst, bạn cần có các yếu tố như sau:

Về kiến thức chuyên môn:

  • Biết thu thập và xử lý dữ liệu.
  • Có khả năng đọc, lọc và “làm sạch” dữ liệu.
  • Biết phân tích dữ liệu và trực quan hóa nó thành các hình ảnh, bảng biểu.
  • Thông thạo lập trình và biết dùng các công cụ liên quan.

Kỹ năng mềm:

  • Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình.
  • Kỹ năng tư duy logic, tư duy phản biện và giải quyết vấn đề.
  • Có khả năng tự học cao, luôn cập nhật kiến thức mới kịp thời.
  • Kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập.
  • Kỹ năng quản lý thời gian.
Yếu tố cần có để trở thành một data analyst
Yếu tố cần có để trở thành một data analyst

Mức lương của data analyst

Mức lương của một data analyst thường khá cao so với mặt bằng chung. Theo một khảo sát, mức lương trung bình của data analyst mỗi tháng khoảng 16 triệu đồng (chưa tính thưởng). Tuy nhiên, các nhà phân tích dữ liệu có kinh nghiệm dày dặn tại các công ty hàng đầu có thể kiếm được nhiều hơn đáng kể.

XEM THÊM:

Vừa rồi là những thông tin chi tiết để giải đáp thắc mắc về nghề data analyst là gì, cũng như đặc điểm công việc và kỹ năng cần có. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Hãy theo dõi DINHNGHIA để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé! Hẹn gặp lại bạn ở các bài viết tiếp theo! 

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Mạng 5G là gì? Mạng 5G khi nào phủ sóng toàn quốc?

Mạng 5G là bước tiến vượt bậc trong công...

Mạng 4G là gì? Có nhanh không? 4G và LTE khác gì nhau?

Mạng 4G, ra đời vào năm 2010, là thế...

3G là gì? Tốc độ của mạng 3G là bao nhiêu? Khác gì với 2G và 4G

Mạng 3G, ra đời vào đầu những năm 2000,...

Mạng 2G là gì? Tại sao cắt mạng 2G? Khi nào cắt?

Mạng 2G, công nghệ di động phổ biến từ...