Cơ cấu dân số là một trong các tiêu chí đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia. Vậy bạn có biết cơ cấu dân số là gì? Đặc trưng của nó như thế nào không? Cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu ngay cơ cấu dân số là gì cũng như những đặc trưng liên quan đến cơ cấu dân số trong bài viết bên dưới!
Nội dung bài viết
Cơ cấu dân số là gì?
Dân số là gì tổng số người sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính. Dân số được xem xét và nghiên cứu dưới góc độ gồm quy mô, cơ cấu, hân bố và chất lượng.
Cơ cấu dân số là sự phân chia tổng dân số trong cùng một vùng thành nhiều nhóm theo một hay nhiều tiêu thức. Thông thường, cơ cấu dân số được chia thành các nhóm độ tuổi và giới tính khác nhau, như trẻ em, thanh niên, người trưởng thành và người già, nam giới và nữ giới. Thông qua việc phân tích cơ cấu dân số, chúng ta có thể nhận thức rõ hơn về sự phát triển dân số và các vấn đề liên quan.

Cơ cấu dân số vàng là gì?
Cơ cấu dân số vàng (hay còn gọi là “golden population structure”) là tỷ lệ cân đối giữa nhóm người trẻ và nhóm người già trong một quốc gia hoặc khu vực. Thường thì cơ cấu dân số vàng xảy ra khi tỷ lệ người trẻ (độ tuổi dưới 15) và người già (độ tuổi trên 65) thấp, trong khi nhóm người trưởng thành (độ tuổi từ 15 đến 64) chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số.
Gồm 3 tỷ số phụ thuộc:
- Tỉ số phụ thuộc trẻ em (Tính bởi tỉ số giữa số trẻ em với 100 người ở độ tuổi lao động).
- Tỉ số phụ thuộc già (Tính bởi tỉ số giữa số người cao tuổi với 100 người trong độ tuổi lao động).
- Tỉ số phụ thuộc chung (Tính bởi tổng hai tỉ số phụ thuộc trên). Hai tỉ số phụ thuộc chung sẽ cho biết trung bình 100 người trong độ tuổi lao động phải gánh đỡ cho bao nhiêu người ngoài độ tuổi lao động.
Khi tỉ số phụ thuộc chung < 50 thì gánh nặng sẽ thấp đi vì trung bình 1 người ngoài độ tuổi lao động được hỗ trợ bởi hơn 2 người trong độ tuổi lao động.
Khi dân số đạt được tỉ số phụ thuộc chung cao thì dân số được xem là đang đạt một cơ cấu vàng. Khi tỉ số phụ thuộc chung bắt đầu tăng trở lại và vượt ngưỡng 50 thì cơ cấu dân số vàng sẽ kết thúc.

Đặc trưng cơ bản của cơ cấu dân số
Cơ cấu dân số theo giới tính
Cơ cấu dân số theo giới tính được xem xét và phân tích giữa tỷ lệ nam và nữ giới hoặc tống dân số tại khu vực đó.
Cơ cấu dân số dưới tác động của trình độ phát triển kinh tế, sự di cư và tuổi thọ (nữ>nam) mà theo thời gian, theo từng khu vực có sự chuyển dịch nhất định. Cơ cấu dân số theo giới, nữ chiếm tỉ lệ cao hơn nam giới tại các nước phát triển. Cơ cấu dân số tác động trực tiếp tới sự phân bố sản xuất, đời sống sinh hoạt và các chính sách phát triển, an sinh an toàn của các quốc gia.

Cơ cấu dân số theo độ tuổi
Cơ cấu dân số theo độ tuổi được tập hợp và sắp xếp theo nhóm tuổi nhất định. Được dựa trên sự sinh, tử, tuổi thọ và các phương hướng xây dựng chính sách điều chỉnh và phát triển nguồn lao động hợp lý.
Trong đó việc chia cơ cấu độ tuổi gồm 3 nhóm:
- Nhóm dưới tuổi lao động: từ 0 đến 14 tuổi
- Nhóm tuổi lao động: từ 14 đến 59 (hoặc 64) tuổi
- Nhóm trên tuổi lao động: lớn hơn 60 hoặc 65 tuổi
Bên cạnh đó, Tháp dân số gồm 3 loại biểu hiện cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính là tháp mở rộng, thu hẹp và ổn định.
Dân số trẻ là khi đất nước có trên 35% người từ độ tuổi từ 0 đến 14 và nhỏ hơn 10% người trên 60 tuổi. Dân số trẻ đem đến nguồn lao động dồi dào.
Dân số già là khi có dưới 25% người có độ tuổi từ 0 – 14 tuổi và hơn 15% người hơn 60 tuổi. Dân số già thể hiện chất lượng cuộc sống nhưng đây vẫn còn là thách thức khi nguồn lao động giảm và các phúc lợi xã hội tăng.

Cơ cấu dân số theo khu vực kinh tế
Cơ cấu dân số theo lao động cho biết tại từng khu vực kinh tế cho biết tình hình dân số và nguồn lao động. Bao gồm 3 khu vực kinh tế:
- Khu vực 1: Nông -Lâm – Ngư nghiệp.
- Khu vực 2: Công nghiệp xây dựng.
- Khu vực 3: Dịch vụ.
Điều này hoàn toàn phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước.

Cơ cấu dân số theo lao động
Cơ cấu dân số theo nguồn lao động bao gồm độ tuổi lao động, tham gia vào lao động xây dựng đất nước.Trong đó, nguồn lao động được chia thành 2 nhóm.
Nhóm hoạt động kinh tế: bao gồm những người đang có việc làm tạm thời hoặc ổn định, hoặc những người có nhu cầu lao động nhưng chưa tìm được công việc phù hợp.
Nhóm không hoạt động kinh tế: bao gồm học sinh, sinh viên, nội trợ và một số trường hợp khác không tham gia vào hoạt động lao động.

Tình hình cơ cấu dân số Việt Nam hiện nay
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, đến ngày 31/12/2021, dân số Việt Nam đã đạt hơn 98,51 triệu người, tăng thêm 922,7 nghìn người so với năm 2020, tương đương với tỷ lệ tăng 0,95%. Phân bố dân số trong đó có dân số thành thị chiếm 37,1% và dân số nông thôn chiếm 62,9%. Tỉ lệ giới tính được chia đều với nam giới chiếm 49,8% và nữ giới chiếm 50,2%.
Độ tuổi trung bình của người dân Việt Nam là 31 tuổi. Với cơ cấu dân số hiện tại, Việt Nam đang có cơ cấu dân số vàng, một lợi thế quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nhân lực để đưa đất nước đi vào tương lai thịnh vượng.

Xem thêm:
- Đặc điểm tự nhiên và xã hội của Bắc Trung Bộ
- Điều kiện tự nhiên và các trung tâm kinh tế của Đồng bằng sông Hồng
- Đặc điểm các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam
Trên đây là những thông tin về cơ cấu dân số là gì. Những kiến thức về các lĩnh vực khác như Lịch sử, Địa lý, Nghệ thuật… cũng được đề cập tại DINHNGHIA.COM.VN. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, cùng tìm hiểu với chúng tôi ngay tại đây nhé.