Chuyển đổi số là gì? Tác động như thế nào đến cuộc sống

Lập trìnhChuyển đổi số là gì? Tác động như thế nào đến cuộc...

Ngày đăng:

Chuyển đổi số hiện đang là một thuật ngữ đang được sử dụng khá phổ biến thời gian gần đây ở nhiều lĩnh vực. Vậy chuyển đổi số thực chất là gì? Nó có tác động gì đến cuộc sống? Hãy cùng DINHNGHIA tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Chuyển đổi số là gì?

Chuyển đổi số trong tiếng Anh được gọi là Digital transformation, hay DT. Đây là quá trình ứng dụng công nghệ kỹ thuật vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống và sản xuất, nhờ áp dụng đặc điểm luôn luôn đổi mới và phát triển của công nghệ.

Nói một cách dễ hiểu hơn, chuyển đổi số sẽ gắn liền với quá trình một doanh nghiệp hay tổ chức thay thế các hoạt động truyền thống của mình bằng sử dụng công nghệ mới như điện toán đám mây, dữ liệu lớn, …

Chuyển đổi số bùng nổ khi Internet đang ngày càng trở nên phổ biến rộng rãi ở khắp mọi nơi trên thế giới. Lúc này, mọi hoạt động đều cần phải được diễn ra nhanh chóng, thuận tiện hơn để bắt kịp với xu thế mới – tạo nền tảng cho chuyển đổi số xuất hiện.

Chuyển đổi số là gì?
Chuyển đổi số là gì?

Tác động đến doanh nghiệp Việt Nam

Lĩnh vực

Hiện nay, chuyển đổi số đang được sử dụng chú trọng ở 6 lĩnh vực, lần lượt là: xử lý công việc văn phòng trực tuyến, giáo dục trực tuyến, dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe từ xa, mua sắm trực tuyến, tổ chức sự kiện, hội chợ, triển lãm ảo, phương tiện lái tự động. 3 trụ cột của chuyển đổi số quan trọng ở nước ta hiện nay là:

  • Chính phủ số
  • Kinh tế số
  • Xã hội số.
Áp dụng chuyển đổi số trong giáo dục
Áp dụng chuyển đổi số trong giáo dục

Ưu điểm và hạn chế

Ưu điểm:

  • Nâng cao nhận thức của mọi người về tầm quan trọng và giá trị của chuyển đổi số nói riêng và công nghệ thông tin nói chung.
  • Cải thiện và tạo ra nhiều cơ hội hợp tác từ xa, xóa bỏ biên giới.
  • Tăng cường tiềm năng tiếp thị, kinh doanh trực tuyến.

Hạn chế:

  • Giảm các tương tác trực tiếp giữa người với người.
  • Hiệu suất bán hàng và doanh thu sẽ thấp hơn so với kiểu kinh doanh truyền thống.
  • Thu hẹp sản xuất.
Ưu điểm và hạn chế
Ưu điểm và hạn chế

Rào cản

Để tiến tới chuyển đổi số, dù nhìn rõ thấy các cơ hội, chúng ta cũng phải nhận định được những rào cản đang tồn tại. Đầu tiên là vấn đề thiếu nguồn nhân lực có kỹ năng số hoàn thiện. Nguồn nhân lực có trình độ đang ở mức thấp, chưa có tri thức công nghệ đạt yêu cầu.

Thứ hai là ta chưa có nền tảng cơ sở vật chất đủ điều kiện để thực hiện chuyển đổi số. Và cuối cùng, tư duy về chuyển đổi số của các doanh nghiệp còn thấp.

Rào cản
Rào cản

Tại sao phải chuyển đổi số?

Xu hướng tất yếu công nghệ 4.0

Công nghệ thông tin được mệnh danh là lĩnh vực “không ngủ” khi mỗi ngày đều ghi nhận những phát kiến mới. Trước xu thế vận động không ngừng nghỉ đó, ta phải chuyển đổi để bắt kịp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đứng vững trong thế giới phát triển này. Ngoài ra, công nghệ cũng mang lại nhiều tiềm năng, lợi ích to lớn cho công ty của bạn.

Xu hướng tất yếu công nghệ 4.0
Xu hướng tất yếu công nghệ 4.0

Thu hẹp khoảng cách giữa các phòng ban

Với cách làm việc truyền thống, các phòng ban sẽ là những bộ phận riêng rẽ trong công ty. Mỗi phòng sẽ quản lý một kiểu dữ liệu khác nhau với hình thức khác nhau nên dễ gây tốn thời gian khi cần phải kết hợp. Chuyển đổi số mang lại công cụ nền tảng kết nối chung, từ đó thu hẹp khoảng cách giữa các bộ phận và nâng cao hiệu suất công việc.

Thu hẹp khoảng cách giữa các phòng ban
Thu hẹp khoảng cách giữa các phòng ban

Tăng tính sáng tạo, minh bạch và hiệu quả

Thay vì phải truyền thông tin qua nhiều lớp trung gian, các dữ liệu của doanh nghiệp nay có thể được lưu trữ và trao đổi trực tuyến với chuyển đổi số. Nhờ vậy, người quản lý có thể nhìn vào các dữ liệu bất kể khi nào có nhu cầu với độ chính xác cao hơn, tiết kiệm thời gian hơn và cũng minh bạch hơn.

Tăng tính sáng tạo, minh bạch và hiệu quả
Tăng tính sáng tạo, minh bạch và hiệu quả

Tối ưu hóa năng suất làm việc

Chuyển đổi số có thể thay con người làm các tác vụ cơ bản như sắp xếp, quản lý thông tin hay khai báo khi có nhu cầu muốn kiểm tra dữ liệu. Những công việc này trước đây sẽ tốn kha khá thời gian nhưng lại không đem lại hiệu quả cao.

Chuyển đổi số giúp các nhân viên có nhiều thời gian để tập trung nâng cao nghiệp vụ, đem lại hiệu suất làm việc và kết quả chất lượng cao hơn.

Tối ưu hóa năng suất làm việc
Tối ưu hóa năng suất làm việc

Nâng cao khả năng cạnh tranh

Như đã đề cập, các doanh nghiệp sử dụng chuyển đổi số sẽ có xu hướng làm việc nhanh, hiệu quả và chất lượng đầu ra tốt hơn. Từ đây, doanh nghiệp đó tiếp tục có nhiều thời gian đầu tư chuyên sâu để nâng cao trải nghiệm khách hàng, tạo ra lợi thế cạnh tranh so với doanh nghiệp vận hành truyền thống.

Nâng cao khả năng cạnh tranh
Nâng cao khả năng cạnh tranh

Quy trình 5 bước chuyển đổi số

  • Bước 1: Lập kế hoạch: Mỗi doanh nghiệp sẽ có đặc điểm chuyên môn, cơ sở vật chất và mục đích chuyển đổi số khác nhau nên cần lập kế hoạch cụ thể để có được hướng đi phù hợp.
  • Bước 2: Lập chiến lược: Có kế hoạch cụ thể về thời gian, cách thức, ta tiếp tục xây dựng chiến lược chuyển đổi số dựa trên các tài liệu của nhà nước hoặc dựa vào thành công của các công ty đi trước.
  • Bước 3: Số hóa tài liệu, quy trình: Chuyển đổi số sẽ bắt đầu khi và chỉ khi các dữ liệu của doanh nghiệp được số hóa toàn bộ, đưa ra những biểu mẫu, tài liệu trực tuyến thay vì giấy tờ thông thường.
  • Bước 4: Chuẩn bị nhân lực: Quá trình chuyển đổi số muốn diễn ra thành công thì phải được thực hiện bởi đội ngũ nhân sự có chuyên môn cao. Doanh nghiệp nên chú trọng đầu tư cho khả năng ứng phó với các rủi ro khi chuyển đổi số cho nguồn nhân lực của mình.
  • Bước 5: Đầu tư vào công nghệ: Nền tảng của chuyển đổi số là công nghệ hiện đại, tiên tiến. Yêu cầu đặt ra đó là doanh nghiệp phải lựa chọn được nền tảng công nghệ phù hợp cho mình.
Quy trình 5 bước chuyển đổi số
Quy trình 5 bước chuyển đổi số

Phân biệt chuyển đổi số và số hóa

Chuyển đổi số và số hóa là hai khái niệm có phần giống nhưng lại hoàn toàn khác nhau. Số hóa được định nghĩa là quy trình biến đổi các giá trị thực trong máy tính sang dạng dữ liệu số để thuận tiện cho quá trình quản lý và lưu trữ.

Số hóa phải được thực hiện liên tục, tạo nên dòng chảy dữ liệu xuyên suốt, đảm bảo các thông tin được sắp xếp khoa học, tăng hiệu suất công việc. Có thể kết luận rằng, số hóa là một phần không thể thiếu trong quá trình chuyển đổi số, là thành phần quan trọng ảnh hưởng tới mức độ thành công của chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

Phân biệt chuyển đổi số và số hóa
Phân biệt chuyển đổi số và số hóa

Xem thêm:

Trên đây là bài viết giải thích chi tiết khái niệm và ý nghĩa của chuyển đổi số. Hy vọng thông qua bài viết bạn đã có cho mình những kiến thức bổ ích. Nếu bạn còn biết nghĩa nào của ATTN nữa, đừng ngần ngại bình luận phía dưới để mọi người cùng biết nhé!

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Cách quy đổi từ cm/s² sang m/s² một cách chính xác

Việc chuyển đổi đơn vị gia tốc từ cm/s²...

1 tấn bằng bao nhiêu kN? Công thức quy đổi tấn sang kN chính xác

Bạn đang thắc mắc 1 tấn bằng bao nhiêu...

1C Bằng Bao Nhiêu μC? Công thức quy đổi 1C sang μC

Trong cuộc sống hàng ngày và trong lĩnh vực...

Kim Soo Hyun là ai? Tất tần thông tin về nam diễn viên Kim Soo Hyun

Kim Soo Hyun là một trong những nam diễn...