Vay thấu chi là gì? Nên vay thấu chi không? Đặc điểm, cách tính

5
(1)

Vay thấu chi là một hình thức vay tiện lợi và linh hoạt và đây là hình thức vay đang dần trở nên phổ biến tại Việt Nam. Thế nhưng vay thấu chi là gì? Nó có đặc điểm như thế nào? Có nên vay thấu chi hay không? Cùng Dinhnghia.com.vn tìm hiểu chi tiết về vay thấu chi là gì ngay dưới bài viết này ngay nhé!

Tìm hiểu cho vay thấu chi là gì?

Cho vay thấu chi là gì?

Cho vay thấu chi là một hình thức cho vay của ngân hàng cho phép khách hàng chi tiêu vượt quá số dư có trong tài khoản của mình. Khi sử dụng hình thức vay này, ngân hàng sẽ cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng nhất định.

Khi khách hàng chi tiêu vượt quá số dư trong tài khoản, ngân hàng sẽ cho phép khách hàng tiếp tục chi tiêu trong hạn mức tín dụng đã được cấp. Cho vay thấu chi có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, chẳng hạn như chi tiêu mua sắm, chi tiêu du lịch, chi tiêu đột xuất,…

Ví dụ:

Bạn có tài khoản với hạn mức thấu chi là 100,000,000 đồng từ ngân hàng. Giả sử bạn chỉ có 10,000,000 đồng trong tài khoản, nhưng bạn cần mua một món hàng trị giá 50,000,000 đồng. Bạn có thể mua món hàng này mà không lo lắng vì tài khoản của bạn cho phép bạn thấu chi tới 100,000,000 đồng.

Sau khi mua, tài khoản của bạn sẽ hiển thị một số dư âm là -40,000,000 đồng. Ngân hàng sau đó sẽ tính lãi trên số tiền thấu chi này (40,000,000 đồng) cho đến khi bạn hoàn trả đủ số tiền hoặc giảm số nợ xuống.

Cho vay thấu chi là gì?
Cho vay thấu chi là gì?

Hình thức vay thấu chi

  • Vay thấu chi thế chấp: Đây là hình thức vay mà khách hàng phải có tài sản để đảm bảo như đất đai, nhà cửa, xe ô tô,… sau đó ngân hàng sẽ định giá tài sản và ứng trước một phần tiền cho khách hàng. Ưu điểm của nó là hạn mức vay cao hơn, tuy nhiên nếu bạn không thể trả nợ, ngân hàng có quyền tịch thu tài sản đã thế chấp.
  • Vay thấu chi tín chấp: Đây là hình thức vay mà ngân hàng dựa vào mức thu nhập, tiền tiết kiệm hay lịch sử tín dụng của khách hàng để đánh giá khả năng tài chính sau đó quyết định hạn mức vay thấu chi. Tuy nhiên hạn mức vay này thường không cao vì dựa trên uy tín và mức lương cố định của bạn, chỉ từ 3-5 lần lương.
  • Vay thấu chi thẻ tín dụng: Hình thức vay thấu chi này cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng để chi tiêu vượt hạn mức đã được xác định. Sau đó, khách hàng phải thanh toán phần lãi suất cho khoản vay thấu chi dựa trên thỏa thuận với ngân hàng phát hành thẻ.
  • Vay thấu chi trực tuyến: Thông qua các nền tảng trực tuyến của ngân hàng, khách hàng có thể sử dụng dịch vụ vay thấu chi qua điện thoại di động.
Hình thức vay thấu chi
Hình thức vay thấu chi

Điều kiện vay thấu chi

Trên thực tế, các điều kiện để vay thấu chi chưa được quy định chính thức. Vì vậy, các hình thức vay thấu chi sẽ tuỳ thuộc vào những yêu cầu và quy định của mỗi ngân hàng. Tuy nhiên, có một số yêu cầu chung như:

  • Khách hàng là công dân Việt Nam, hiện đang cư trú tại các tỉnh và thành phố của Việt Nam.
  • Khách hàng có công việc ổn định thông qua việc xác minh của các nhân viên ngân hàng.
  • Khách hàng đang ở độ tuổi lao động, từ 18 đến 60 tuổi đối với nam và từ 18 đến với 55 tuổi đối với nữ.
  • Khách hàng có khả năng chi trả hàng tháng thông qua thu nhập trong tài khoản ngân hàng.
  • Có đầy đủ giấy CMND/CCCD còn hiệu lực, hộ khẩu hoặc giấy tạm trú dài hạn, một số giấy tờ chứng minh thu nhập (hợp đồng lao động, sao kê lương,…)
Điều kiện vay thấu chi
Điều kiện vay thấu chi

Đặc điểm của vay thấu chi

  • Hạn mức vay: Tùy thuộc vào độ uy tín, lịch sử tín dụng và khả năng chi trả, ngân hàng có thể quy định hạn mức vay dao động từ vài triệu đến vài chục triệu.
  • Thời hạn vay: Thời hạn vay thấu chi thường ngắn hạn, từ 12 tháng đến 36 tháng.
  • Lãi suất: Lãi suất cho vay thấu chi thường cao hơn so với các hình thức cho vay khác. Khách hàng cần phải đảm bảo bản thân có khả năng thanh toán nợ đúng hạn để tránh rơi vào tình trạng bị nợ xấu.
  • Điều kiện vay: Khách hàng phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định của ngân hàng (đề cập ở trên) để có thể đảm bảo việc trả nợ đúng hạn.
  • Thủ tục vay: Thủ tục vay thấu chi thường đơn giản, nhanh chóng.
  • Phí dịch vụ: Khách hàng cần phải thanh toán các khoản dịch vụ như phí tạm ứng, phí quản lý hạn mức,… ngoài lãi suất.
  • Phù hợp với khách hàng đang có nhu cầu chi tiêu gấp, số tiền nhỏ: Hình thức vay này được tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu gấp khi khách hàng cần một khoản tiền nhỏ trong khoảng thời gian ngắn và có thể chi trả sau đó.
  • Nhanh chóng và tiện lợi: Vay thấu chi cho phép ngân hàng rút tiền, thanh toán hóa đơn qua thẻ ngay cả khi trong tài khoản không có tiền.
Đặc điểm của vay thấu chi
Đặc điểm của vay thấu chi

Tính phí và lãi suất của vay thấu chi

Tuỳ thuộc vào chính sách của mỗi ngân hàng, cách tính phí và lãi suất vay thấu chi sẽ khác nhau. Đến kỳ trả gốc hoặc lãi sẽ có nhân viên ngân hàng thông báo cho khách hàng sử dụng dịch vụ, tuy nhiên người vay nên chủ động trả số tiền của mình.

Công thức tính lãi suất thấu chi thường được tính như sau:

Tiền lãi thấu chi = ∑ (Dư nợ thấu chi thực tế x Lãi suất thấu chi/365 x Số ngày sử dụng thấu chi thực tế).

Ví dụ: Số tiền nợ thấu chi là 3 triệu (nghĩa là lúc ấy tài khoản của bạn là 0 đồng và vay thấu chi ngân hàng 3 triệu) với lãi suất 25%/năm. Bạn sử dụng hình thức vay trong khoảng thời gian 2 tháng = > Số tiền lãi bạn cần trả là 125.000đ.

Cách tính lãi suất cho vay thấu chi
Cách tính lãi suất cho vay thấu chi

Có nên vay thấu chi?

Ưu điểm của vay thấu chi

  • Giải quyết nhanh chóng nhu cầu chi tiêu: Hình thức vay này hỗ trợ khách hàng giải quyết nhu cầu chi tiêu gấp với số tiền nhỏ trong khoảng thời gian ngắn hạn.
  • Tiết kiệm thời gian: Khách hàng có thể chi tiêu ngay lập tức với quy trình đơn giản và nhanh chóng mà không cần phải chờ đợi ngân hàng giải ngân.
  • Độ linh hoạt cao: Khách hàng có thể chi tiêu vượt quá số dư trong tài khoản trong hạn mức tín dụng đã được cấp một cách linh hoạt và dễ dàng.
  • Không tính lãi trừ khi khách hàng sử dụng: Trong quá trình sử dụng thẻ hay tài khoản vay thấu chi, nếu không sử dụng đến số tiền thì khách hàng không cần phải trả lãi.
  • Không áp lực trả gốc hàng tháng: Khi sử dụng hình thức vay, khách hàng chỉ cần trả lãi hàng tháng và gốc cuối kỳ cho ngân hàng.
Ưu điểm của vay thấu chi
Ưu điểm của vay thấu chi

Nhược điểm của vay thấu chi

  • Lãi suất cao hơn: Vay thấu chi so với các hình thức vay truyền thống sẽ có tỷ lệ lãi suất cao hơn.
  • Hồ sơ được xét duyệt kỹ trước khi cho vay: Trước khi quyết định cho vay, ngân hàng sẽ xem xét, xác minh khả năng tài chính và lịch sử tín dụng của người vay.
  • Bắt buộc phải đảm bảo khả năng trả nợ khi vay: Ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng đảm bảo khả năng chi trả lãi và tiền gốc cho khoản vay để tránh trường hợp không có khả năng hoàn trả.
  • Rủi ro tài chính: Nếu sử dụng hình thức này, khách hàng dễ chi tiêu quá đà và việc quản lý tài chính sẽ trở nên khó khăn hơn. Nếu tình trạng này xảy ra, khách hàng sẽ bị mất điểm tín dụng và ảnh hưởng đến độ uy tín đối với các ngân hàng.
  • Không phải là giải pháp tài chính lâu dài: Đây chỉ là một giải pháp tài chính ngắn hạn để giải quyết các vấn đề tài chính khẩn cấp, không phù hợp với kế hoạch sử dụng lâu dài vì lãi suất cao.
Nhược điểm của vay thấu chi
Nhược điểm của vay thấu chi

Vay thấu chi là một hình thức vay ngắn hạn, có lãi suất cao, thủ tục đơn giản, có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Vì vậy, khách hàng nên cân nhắc kỹ các ưu điểm và nhược điểm của nó cũng như nhu cầu sử dụng và khả năng chi trả của mình trước khi quyết định vay thấu chi.

Có nên vay thấu chi hay không?
Có nên vay thấu chi hay không?

Giải đáp thắc mắc liên quan

Ngân hàng nào cho vay thấu chi?

Tại Việt Nam, hiện nay có rất nhiều ngân hàng đã áp dụng hình thức vay thấu chi. Một số ngân hàng được sử dụng phổ biến như: Ngân hàng Techcombank, ngân hàng TPBank, ngân hàng BIDV, ngân hàng ACB, ngân hàng Đông Á, ngân hàng Vietcombank, ngân hàng Agribank, ngân hàng Vietinbank.

Nợ thấu chi quá hạn bao lâu thì thành nợ xấu?

Mức độ nợ xấu của khách hàng sẽ được cập nhật trên CIC và tuỳ thuộc vào thời gian nợ quá hạn sẽ chia thành nhiều nhóm nợ khác nhau như:

  • Nhóm 1: Đây là nhóm nợ quá hạn đủ tiêu chuẩn vượt quá hạn với khoảng thời gian dưới 10 ngày.
  • Nhóm 2: Đối với nhóm nợ quá hạn cần lưu ý, thời gian quá hạn sẽ rơi vào khoảng từ 10 ngày đến không quá 30 ngày, tuy nhiên một số ngân hàng hay tổ chức tín dụng vẫn có thể hỗ trợ nhóm này.
  • Nhóm 3: Đây là nhóm nợ quá hạn dưới tiêu chuẩn với khoảng thời gian quá hạn từ 1 tháng đến dưới 3 tháng.
  • Nhóm 4: Nếu khách hàng vượt quá thời hạn từ 3 tháng đến 6 tháng sẽ được liệt kê vào nhóm nợ quá hạn nghi ngờ.
  • Nhóm 5: Khách hàng có mức nợ vượt quá thời hạn từ 6 tháng trở lên sẽ được ghi tên trong nhóm nợ quá hạn có khả năng bị mất vốn.

Ngân hàng hay các tổ chức tín dụng sẽ thường xuyên kiểm tra, đánh giá và sắp xếp các khoản nợ vào các nhóm để kịp thời đưa ra các định hướng cho việc trích quỹ dự phòng và xử lý nợ thấu chi quá hạn kịp thời.

Có nên vay thấu chi hay không?
Có nên vay thấu chi hay không?

Các khoản phí phát sinh khi vay thấu chi là gì?

Khi sử dụng hình thức vay thấu chi tại các ngân hàng, khách hàng có thể sẽ phải chi trả thêm một số khoản chi phí phát sinh như phí đăng ký vay thấu chi, phí duy trì thấu chi, phí phạt thanh toán trễ hạn, phí duy trì tài khoản thấu chi, phí bảo hiểm khoản vay,…

Các khoản phí phát sinh khi vay thấu chi là gì?
Các khoản phí phát sinh khi vay thấu chi là gì?

Xem thêm:

Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích về vay thấu chi là gì, hình thức, đặc điểm của vay thấu chi và có nên vay thấu chi hay không. Nếu có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến chủ đề cho vay thấu chi là gì, mời bạn để lại nhận xét để cùng Dinhnghia.com.vn tìm hiểu thêm nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá 1

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Mạng 5G là gì? Mạng 5G khi nào phủ sóng toàn quốc?

Mạng 5G là bước tiến vượt bậc trong công...

Mạng 4G là gì? Có nhanh không? 4G và LTE khác gì nhau?

Mạng 4G, ra đời vào năm 2010, là thế...

3G là gì? Tốc độ của mạng 3G là bao nhiêu? Khác gì với 2G và 4G

Mạng 3G, ra đời vào đầu những năm 2000,...

Mạng 2G là gì? Tại sao cắt mạng 2G? Khi nào cắt?

Mạng 2G, công nghệ di động phổ biến từ...