Cảm nhận nhân vật Tràng trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân để thấy tâm hồn trong sáng đẹp đẽ của những người dân lao động nghèo, đó chính là tình người và hi vọng. “Qua một cảnh ngộ, một tình huống, một nỗi lòng của nhân vật, nhà văn muốn mang đến cho người đọc những vấn đề về nhân sinh”. Những gì mà Kim Lân muốn gửi gắm ở tác phẩm là hình ảnh về những người lao động dù nghèo khổ khốn khó nhưng vẫn lấp lánh những ước mơ về ngày mai, về một tương lai hạnh phúc và tươi sáng… Hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN phân tích và cảm nhận về nhân vật Tràng qua bài viết dưới đây.
Mở bài: Số phận người nông dân trong xã hội luôn là nguồn cảm hứng sáng tác cho các nhà văn. Ở người nông dân luôn có những nét bình dị chất phác lại vừa đại diện tiêu biểu cho tính cách con người Việt Nam – chịu thương, chịu khó, cần cù và nhân hậu. Tuy vậy, họ lại là đối tượng chịu nhiều áp bức bất công. Cũng bởi vậy, không biết từ bao giờ người nông dân đã nhận được sự quan tâm của những người nghệ sĩ. Đó là hình ảnh chị Dậu tuy rơi vào hoàn cảnh khốn khó nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp nhân cách trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, là Chí Phèo rơi vào bi kịch tha hóa nhưng vẫn còn chút lương tri khát khao hướng thiện trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao. Và đó còn là anh Tràng ngờ nghệch nhưng giàu tình yêu thương trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân. Thông qua nhân vật Tràng, số phận bi kịch của con người trong xã hội cũ cũng như những vẻ đẹp khuất lấp dần được hé lộ. Cùng cảm nhận về nhân vật Tràng qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Giới thiệu về tác giả Kim Lân cùng tác phẩm Vợ nhặt
Với truyện ngắn Làng nói riêng hay những tác phẩm văn học khác nói chung, để thấy được giá trị nội dung và nghệ thuật cũng như nội dung mà nhà văn muốn truyền tải, người đọc cần nắm được những nét chính về tác giả và tác phẩm. Trước khi cảm nhận về nhân vật Tràng thì chúng ta cần ghi nhớ một số điểm như sau:
Đôi nét về nhà văn Kim Lân
Kim Lân sinh năm 1920, mất năm 2007. Kim Lân tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở Bắc Ninh. Năm 1944, Kim Lân tham gia hội văn hóa cứu quốc, sau đó ông lại liên tục hoạt động văn nghệ để phục vụ kháng chiến.
Kim Lân tuy không sáng tác nhiều nhưng mỗi tác phẩm của ông đều để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc, ghi dấu ấn trên văn đàn.
Trước cách mạng tháng tám, Kim Lân chủ yếu viết về cuộc sống hiện tại tiêu điều ảm đạm của nông thôn Việt Nam nhưng đồng thời ông cũng tái hiện lại những nét sinh hoạt văn hóa phong phú.
Từ đó, ông thể hiện vẻ đẹp nội tâm của người nông dân trước cách mạng tuy sống trong đói khổ nhưng vẫn yêu đời vẫn giữ được vẻ đẹp của mình.
Sáng tác của Kim Lân trong giai đoạn này có thể kể đến Đứa con người vợ lẽ, Đứa con người cô đầu, Đôi chim thành, Con mã nhái, Chó săn,… Sau cách mạng tháng tám, ông tiếp tục làm báo viết văn.
Tác phẩm phải kể đến trong giai đoạn này là các tập truyện ngắn Nên vợ nên chồng (1955), Con chó xấu xí (1962). Năm 2001, ông được nhận giải thưởng nhà nước về Văn học nghệ thuật.
Tìm hiểu về truyện ngắn Vợ nhặt
Truyện ngắn Vợ nhặt được in trong tập Con chó xấu xí (1962). Tác phẩm này có tiền thân là tiểu thuyết Xóm ngụ cư, được viết ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công. Tiểu thuyết Xóm ngụ cư lấy bối cảnh nạn đói 1945 nhưng sau đó bị lạc mất bản thảo.
Năm 1954, Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ và viết nên tác phẩm hoàn chỉnh như hiện tại.
Trong quá trình cảm nhận về nhân vật Tràng, ta thấy ngay từ nhan đề “Vợ nhặt”, tác giả đã gây một ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc. Bởi lẽ, cưới vợ vốn là một việc trọng đại trong đời người, được tiến hành một cách thận trọng trang nghiêm.
Đối lứa đến với nhau thường thông qua một quá trình tìm hiểu kỹ càng hay có sự mai mối. Thế mà, ở đây lại là nhặt vợ.
Nhặt thường gợi ra việc vô tình nhặt được một cách dễ dàng, thường là những thứ nhỏ nhoi không có giá trị. Có ai có thể tưởng tượng được vợ cũng có thể nhặt được như nhặt rơm nhặt rác bên đường. Nhan đề “Vợ nhặt” đã phần nào nói lên thân phận rẻ rúng bèo bọt của người phụ nữ trong hoàn cảnh xã hội đương thời – nạn đói 1945.
Truyện kể về một gia đình nghèo trong nạn đói 1945. Tràng là một thanh niên chưa vợ, sống cùng mẹ ở xóm ngụ cư. Trong lúc cái đói đang diễn ra, thì Tràng lại dắt thêm một người phụ nữ về nhà làm vợ.
Trước tình cảnh ấy, không chỉ người dân xóm ngụ cư mà cả mẹ Tràng là bà cụ Tứ cũng rất ngạc nhiên. Nhưng cuối cùng với tấm lòng cảm thông sâu sắc, mẹ Tràng đã đồng ý. Và họ bắt đầu xây dựng một cuộc sống mới với niềm tin hy vọng về tương lai.
Cảm nhận về nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
Hoàn cảnh xuất thân của nhân vật Tràng
Khi cảm nhận về nhân vật Tràng, ta thấy Tràng là người dân ngụ cư nghèo. Nghĩa là Tràng thuộc tầng lớp dưới đáy xã hội, thuộc hạng cùng đinh lúc bấy giờ.
Tràng cũng không có công việc ổn định, anh làm nghèo đẩy xe bò mướn. Từ công việc ấy, ta cũng thấy được cuộc sống của Tràng cũng vất vả, không khấm khá được bao nhiêu.
Không có địa vị xã hội, không có công việc ổn định, ngay cả ngoại hình của không có nét nổi bật. Tràng có ngoại hình bình thường nếu không muốn nói là thô kệch. Nhà cửa luôn “vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi có dại”.
Cảm nhận về nhân vật Tràng ta còn thấy sau tấm phên rách nát là “niêu bát, sống áo vứt bừa bộn cả trên giường dưới đất”, cuộc sống bấp bênh đang bị cái đói đe dọa.
Nhà văn Kim Lân qua tình huống truyện đặc sắc đã “đặt nhân vật kề bên nanh vuốt của cái chết” (Nguyễn Đăng Mạnh) để nhân vật tự tỏa sáng từ chính hoàn cảnh éo le của mình. Cuộc đời Tràng là một số không tròn trĩnh, mọi thứ diễn ra mang tính tạm bợ, qua ngày qua tháng.
Hoàn cảnh ấy còn bi thảm hơn trong những ngày đói. Một không khí u ám tiêu điều. Xung quanh nơi xóm ngụ cư, Tràng ở nhà cửa thì “úp úp, tối om, không nhà nào có ánh đèn, lửa”, “tối sầm lại vì đói khát”. Trong “không khí vẩn lên vì mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi ngây của xác người”, thì những thanh âm đáng sợ thê lương vang lên.
Đó là tiếng quạ “cứ gào lên từng hồi thê thiết”, tiếng hờ khóc tỉ tê của những gia đình có người chết đói. Người đói khắp nơi “lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma”, “nằm ngổn ngang khắp liều chợ”.
Người “chết như ngả rạ”, không sáng nào “không lại gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường”, “bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma ấy”.
Phân tích và cảm nhận về nhân vật Tràng, ta thấy cuộc sống của nhân vật này vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn gấp bội bởi nạn đói. Tràng cũng như những người dân khác trong xóm ngụ cư vẫn cứ lê lết từng ngày từng ngày trong nạn đói ấy.
Họ đang chờ đợi cái chết hay chờ đợi một tươi lai tương lai, ta cũng không biết nữa. Hoàn cảnh ấy đã tô đậm hiện thực cuộc sống người dân nghèo trong nạn đói 1945, thể hiện sự cảm thông sâu sắc của nhà văn dành cho những kiếp người nghèo khổ lầm than.
Thế nhưng, hoàn cảnh ấy còn góp phần thể hiện vẻ đẹp của Tràng – giàu tình yêu thương và lòng vị tha.
Nhà văn Thạch Lam từng cho rằng “Cái đẹp nằm trong cuộc sống. Cái đẹp len lỏi khắp các hang cùng ngõ hẻm, cái đẹp ở những chỗ không ai ngờ tới, và cái đẹp tiềm tàng che lấp đi sự vật”.
Phân tích và cảm nhận về nhân vật Tràng, người đọc cũng nhận ra bên lề sự ngờ nghệch, bên lề cuộc sống túng quẫn khi bị cái đói rình rập đến tận cùng thì Tràng cũng như những người nông dân khác vẫn luôn ánh lên vẻ đẹp của sự chân chất, giàu niềm tin và hi vọng.
Tràng là nhân vật có tính cách nhân hậu và cởi mở
Giữa lúc đói, anh vẫn sẵn sàng đãi người đàn bà xa lạ bốn bát bánh đúc khi chỉ biết người đàn bà ấy qua vài câu nói đùa tầm phơ tầm phào mà thôi. Tràng đã quyết định cưu mang cô gái cưới cô về làm vợ. Tràng còn đưa cô ra chợ mua vài thứ lặt vặt rồi dắt cô về nhà.
Khi cảm nhận về nhân vật Tràng, ta thấy Tràng đã chấp nhận nuôi người phụ nữ, dù lúc đầu anh nghĩ “đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”, dù vẫn có những lo sợ cho cuộc sống quá bấp bênh, khó khăn nhưng cuối cùng anh chỉ “tặc lưỡi một cái: Chậc, kệ!” – cái chậc lưỡi muốn đánh cuộc một lần với cái đói để có được một cuộc sống bình thường như bao người, cái chậc lưỡi sẵn sàng cưu mang người khác trong cơn hoạn nạn.
Việc Tràng lấy vợ vốn đã là một điều kỳ lạ. Kỳ lạ hơn, Tràng lại quyết định lấy vợ trong hoàn cảnh gia đình đang khốn khó vì nghèo vì đói. Bản thân anh cũng phải làm lụng chạy vạy từng bữa ăn, nay lại còn “đèo bòng” thêm người vợ nhặt. Họ sẽ sống thế nào và liệu có thể vượt qua được nạn đói đang đe dọa tính mạng của cả xóm ngụ cư hay không?
Tuy ý thức được điều đó, nhưng Tràng vẫn bỏ qua mọi suy nghĩ về hiện tại nghèo khó về tương lai mịt mờ mà đi đến một quyết định ít ai làm được – cưu mang người phụ nữ xa lạ.
Nếu không phải là một người có tấm lòng nhân hậu, sao Tràng có thể hào phóng đãi người đàn bà mới quen ấy một bữa ăn, sao Tràng có thể chấp nhận người đàn bà kia về chung sống với mình.
Tràng sống trong hoàn cảnh nghèo khó, túng thiếu, bị xem thương nên hơn ai hết Tràng hiểu được cảm giác của người vợ nhặt lúc bấy giờ – chấp nhận bỏ qua danh dự chỉ bản thân để được một bữa ăn no.
Thấu hiểu và thông cảm cho người phụ nữ là một trong những nguyên nhân dẫn đến hành động có vẻ lạ lùng này của Tràng. Nếu người ta đến với nhau bằng tình yêu nam nữ, thì trước hết Tràng và người phụ nữ xa lạ này lại đến với nhau bằng tình thương, tình người trong cơn hoạn nạn.
Có thể nói khi cảm nhận về nhân vật Tràng, ta thấy nhân vật này như một chiếc phao cứu sinh cho người vợ nhặt. Tràng đã làm một điều tốt mà ít người có thể làm được trong lúc mạng sống luôn bị đe dọa bởi nạn đói này nhưng Tràng không vênh váo vì điều đó hay cũng không cần báo đáp.
Đó mới chính là vẻ đẹp của người nông dân nghèo. Tuy họ không có gì cả nhưng vẫn sẵn sàng cứu giúp người khác. Họ không cần ai tuyên dương vì việc làm tốt của mình. Tràng là hiện thân chân thật nhất của vẻ đẹp ấy.
Tràng là người có khát khao và ý thức xây dựng hạnh phúc
Cảm nhận về nhân vật Tràng ta cũng thấy, câu nói nửa đùa nửa thật của anh với người vợ nhặt cũng đã ẩn chứa niềm khát khao tổ ấm gia đình và anh đã đánh liều đưa một người đàn bà xa lạ về làm vợ. Tràng tuy ngờ nghệch nhưng đã có ý thức chăm sóc gia đình ngay từ khi chưa đưa vợ về nhà.
Trước khi đưa thị về, Tràng “đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị vài cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt”.
Từ trong sâu thẳm tiềm thức, con người ấy vẫn khát khao được hạnh phúc bất chấp sự đe dọa của cái đói cái chết đang chực chờ cướp đi tính mạng con người. Niềm khát khao ấy cũng chính là một nguồn động lực to lớn giúp con người vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
Trên đường về nhà, xen lẫn với tâm trạng vui sướng là những hành động vụng về, lóng ngóng “mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường”, “tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh”.
Khi cảm nhận về nhân vật Tràng ta cũng nhận thấy, từ khi ý thức thực được mình có vợ, Tràng như một con người khác. Niềm vui có vợ đã khiến Tràng quên đi nỗi lo lắng, bất an với cuộc sống hiện tại.
Nếu thường ngày, cái đói khiến bước chân Tràng trở nên nặng nhọc và mệt mỏi thì hôm nay vẫn trên con đường quen thuộc, vẫn lúc nạn đói đang diễn ra nhưng Tràng lại vô tư yêu đời hơn bao giờ hết…
Trước con mắt tò mò của người dân xóm ngụ cư, Tràng không hề lúng túng bối rối mà ngược lại Tràng “thích lắm, cái mặt cứ vênh vênh như tự đắc với chính mình”. Tràng hãnh diện, hạnh phúc với mình của hiện tại.
Tràng được tận hưởng niềm vui mà trước đây chưa bao giờ anh dám nghĩ tới. Bởi lẽ, khi phân tích kĩ cũng như cảm nhận về nhân vật Tràng, ta thấy không có cô gái nào lại đồng ý lấy một anh chàng ngờ nghệch không có nghề nghiệp ổn định lại là người dân xóm ngụ cư kia chứ.
Nhưng những điều tưởng chừng không bao giờ diễn ra ấy lại xảy ra, cứ như trong một giấc mơ. Khi chờ mẹ về, anh ngượng nghịu lúng túng “Tràng đứng tây ngây ra giữa nhà một lúc, rồi chợt hắn thấy sờ sợ”.
Thậm chí anh chưa dám tin chắc là mình đã có vợ, khi hạnh phúc đến quá bất ngờ thường khiến cho con người cảm thấy không chân thật “nhìn thị ngồi ngay giữa nhà, đến bây giờ hắn vẫn ngờ ngợ như không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư?”.
Khi Tràng giới thiệu vợ với mẹ “kìa nhà tôi nó chào u” nghe như có cái gì nỏ ruột nở gan, như một sự xác nhận rành rọt, một lời khẳng định chắc chắn về việc Tràng đã có vợ.
Buổi sáng đầu tiên khi có vợ, khi thức dậy Tràng thấy “trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra”.
Ngôi nhà đã có những thay đổi – nhà cửa được dọn dẹp sạch sẽ tinh tươm “hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tanh bành ngay lối đi đã được hót sạch.”, mấy chiếc áo quần rách bươm đã được đem ra phơi.
Mẹ thì rạng rỡ tươi tỉnh, vợ thì không còn vẻ chao chát, đanh đá. Khi cảm nhận về nhân vật Tràng, ta thấy khi đứng trước những sự thay đổi ấy, Tràng cảm thấy thấm thía vô cùng, cảm động yêu thương và muốn gắn bó với gia đình đồng thời cũng thấy mình cần có trách nhiệm với gia đình “Bỗng nhiên hắn lại thấy hắn yêu thương và gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ ở cái nơi đấy. Cái nhà như cái tổ ấm, che mưa che nắng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận là phải lo lắng cho vợ con sau này.”.
Tràng đã xúc động vô cùng trước sự thay đổi của căn nhà và vào giây phút ấy Tràng thấy mình trưởng thành nên người. Niềm vui sướng ấy còn gắn với ý thức về bổn phận trách nhiệm với gia đình nhỏ bé của mình.
Từ một con người chỉ nghĩ đến việc làm sao cho khỏi đói, làm sao sống qua được hết ngày hôm nay, Tràng đã bắt đầu suy nghĩ đến tương lai.
Tràng cũng nghĩ tới những sự đổi thay trong tương lai cho dù vẫn chưa có ý thức thật đầy đủ khi trong đầu hiện lên hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới cùng với đoàn người phá kho thóc.
Quả thật, tuy Tràng lấy vợ không có hình thức trang trọng nhưng lại rất nghiêm túc trong suy nghĩ về trách nhiệm, bổn phận của mình đối với gia đình.
Nhận xét tác phẩm khi cảm nhận về nhân vật Tràng
Khi cảm nhận về nhân vật Tràng, ta thấy dù nhân vật này xuất hiện trong tác phẩm không với vẻ đẹp về ngoại hình cũng không có những hành động hay lời nói mạnh mẽ gây ấn tượng, mà Tràng xuất hiện một cách chân thật, giản dị.
Ẩn sau cái con người có vẻ ngờ nghệch kia là một tấm lòng yêu thương, một khát khao mái ấm hạnh phúc gia đình.
Tràng là nhân vật tiêu biểu chi những nghèo lao động nghèo khổ trước nạn đói. Qua nhân vật Tràng, người đọc cảm nhận được phẩm chất cao quý và sức sống mãnh liệt của người lao động.
Bên cạnh đó, khi cảm nhận về nhân vật Tràng, người đọc cũng nhận ra nhà văn Kim Lân muốn gửi gắm đến người đọc niềm tin vào tương lai, dù kề cận cái đói, cái chết nhưng người ta vẫn khát khao hạnh phúc, vẫn hướng vào ánh sáng tương lai.
Quả thật, Kim Lân đã dành trọn những yêu thương những nhân văn sâu sắc vào từng nhân vật, để rồi như nhà văn Tô Hoài từng nhận xét “Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với đất, với người, với những gì thuần hậu, nguyên thủy của làng quê Việt Nam…”
Kết bài: Vợ nhặt không chỉ phản ánh tình cảnh bi thảm của người dân lao động trong nạn đói khủng khiếp 1945, mà còn thể hiện tấm lòng của Kim Lân đối với cuộc đời.
Kim Lân đã đồng cảm xót thương cho số phận những người nghèo khổ, thấu hiểu và trân trọng tấm lòng nhân hậu, niềm khát khao hạnh phúc và niềm tin vào tươi lai tươi sáng của họ.
Nhân vật Tràng chính vì vậy mà dễ đi vào lòng người, để lại dấu ấn sâu sắc cho người đọc về một anh chàng nhà nghèo, có vẻ khờ khạo nhưng giàu lòng yêu thương và đầy tốt bụng.
“Thời gian có thể phủ bụi một số thứ, nhưng có những thứ càng rời xa thời gian, càng sáng, càng đẹp” (Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên).
Có lẽ, tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân chính là minh chứng rõ ràng nhất về quan điểm trên. Nhân vật Tràng, cũng như hình ảnh người vợ hay bà cụ Tứ sẽ còn sống mãi trong lòng bạn đọc bao thế hệ.
Dàn ý cảm nhận về nhân vật Tràng trong Vợ nhặt của Kim Lân
Mở bài cảm nhận về nhân vật Tràng
- Giới thiệu về tác giả Kim Lân và truyện ngắn Làng.
- Đôi nét về nhân vật Tràng cùng những phẩm chất cao đẹp.
- Có thể đi từ hình tượng người nông dân => Dẫn đến nhân vật Tràng trong Vợ nhặt.
Thân bài cảm nhận về nhân vật Tràng
- Xuất thân nghèo khó và hoàn cảnh éo le của nhân vật Tràng.
- Tràng là một nhân vật có tính cách nhân hậu và cởi mở.
- Nhân vật Tràng là người có ý thức và khát khao về hạnh phúc.
Kết bài cảm nhận về nhân vật Tràng
- Nêu những suy nghĩ chung về nhân vật Tràng trong tác phẩm.
- Khái quát nội dung cùng giá trị nghệ thuật xây dựng nhân vật.
- Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân chứa đựng giá trị nhân đạo sâu sắc. Đồng thời tác phẩm này cũng phản ánh chân thực bản chất tốt đẹp và sức sống mãnh liệt của những người nông dân.
Xem thêm:
- Phân tích nhân vật người Vợ nhặt trong tác phẩm cùng tên của Kim Lân
- Phân tích nhân vật Thị trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
- So sánh nhân vật Thị Nở và người vợ nhặt để thấy tâm hồn người phụ nữ
Vợ nhặt là tác phẩm giàu giá trị hiện thực và nhân đạo. Bên cạnh đó, truyện ngắn này cũng được xem như bài ca về tình người ở những con người nghèo khổ, đồng thời ca ngợi niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng. Nhà văn Kim Lân đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Tràng – một người lao động nghèo khổ ngờ nghệch nhưng ấm áp tình thương và niềm hi vọng. Hy vọng qua bài viết về chủ đề cảm nhận nhân vật Tràng đã giúp ích cho bạn trong quá trình học tập. Chúc bạn luôn học tốt!