Cảm nhận về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên – Ngữ Văn lớp 8

5
(1)

Lời đề: Phân tích và cảm nhận về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên cho người đọc thấy được nỗi niềm hoài cổ, day dứt và thương cảm của tác giả về một giá trị tinh thần sắp lụi tàn. Tác phẩm nằm trong chuỗi các bài thơ điển hình cho phong cách sáng tác của Vũ Đình Liên – một hồn thơ đa cảm, giàu lòng thương người và mang nặng nỗi niềm hoài cổ. Cùng DINHNGHIA.COM.VN soạn bài Ông đồ, tìm hiểu, phân tích và cảm nhận về bài thơ Ông đồ qua bài viết dưới đây.

“Ông Đồ có thể coi là áng thơ toàn bích, là một trong những bài thơ hay nhất của phong trào Thơ Mới”.Ý kiến trên của Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Hoành Khung đã phần nào cho thấy những giá trị mà tác phẩm Ông đồ mang đến cho nền thơ ca dân tộc. Với phong trào Thơ Mới (1932-1945), bên cạnh những cái tên như Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Thế Lữ… thì người ta không thể không nhắc đến Vũ Đình Liên – một hồn thơ mang nặng nỗi hoài niệm. Trong đó, tác phẩm Ông đồ được xem là tiêu biểu cho phong cách sáng tác của thi nhân. Trong bài viết sau, hãy cùng cảm nhận bài thơ Ông đồ.

Đôi nét về tác giả Vũ Đình Liên và bài thơ ông Đồ

Trước khi tìm hiểu, phân tích cụ thể và cảm nhận về bài thơ ông Đồ, chúng ta cần nắm được những nét chính về nhà thơ và tác phẩm ông Đồ.

Giới thiệu nhà thơ Vũ Đình Liên

  • Vũ Đình Liên sinh năm 1913, mất năm 1996, quê gốc ở Hải Dương, lớn lên và trường thành ở Hà Nội. Vũ Đình Liên là nhà thơ thuộc lớp đầu tiên của phong trào Thơ Mới (1932-1945).
  • Ông đỗ tú tài năm 1932 và từng tham gia giảng dạy tại nhiều trường. Ngoài thơ, Vũ Đình Liên còn tham gia hoạt động một số lĩnh vực như phê bình văn học, dịch thuật hay lý luận. Ông cũng là một trong những người sáng lập Hội nhà văn Việt Nam.
  • Một số tác phẩm nổi bật gắn liền với tên tuổi của Vũ Đình Liên: ông Đồ, Lũy tre xanh, Lòng ta là những thành quách cũ…

Những nét chính trong tác phẩm ông Đồ

  • Khi cảm nhận bài thơ ông Đồ, ta thấy tác phẩm này được sáng tác năm 1936 và in trên báo Tinh hoa.
  • Bài thơ Ông Đồ được viết theo thể thơ ngũ ngôn trường thiên, gồm có 20 câu thơ đối xứng.
  • Ông Đồ là tác phẩm phản chiếu cho hồn thơ giàu xúc cảm, nặng lòng thương người và hoài cổ của nhà thơ.
Đôi nét về tác giả Vũ Đình Liên và bài thơ ông Đồ
Đôi nét về tác giả Vũ Đình Liên và bài thơ ông Đồ

Hình ảnh Ông đồ trong xã hội xưa

Ông đồ là nhân vật thường được nhắc đến trong thời kỳ trước, đặc biệt mỗi khi tết đến xuân về. Ông Đồ chính là hình ảnh những nhà nho trong xã hội xưa nếu không đỗ đạt làm quan thì thường làm nghề dạy học và thường được gọi là thầy Đồ, ông Đồ. Những nét chữ Nho tài hoa được tạo nên bởi bàn tay nghệ thuật của ông Đồ. Khi cảm nhận về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên, ta cần hiểu được hình tượng ông Đồ xưa và nay.

Giờ đây, khi chế độ khoa cử phong kiến không còn nữa, chữ Nho dần bị lãng quên, khi xã hội phát triển và hiện đại, hình ảnh ông Đồ không còn trở nên phổ biến và nhiều như trước. Chúng ta thường bắt gặp hình ảnh về ông Đồ trong mỗi dịp xuân sang. Khi tết đến xuân về, ta thường bắt gặp ông Đồ chọn hè phố hoặc những khu di tích cổ để làm địa điểm cho chữ và câu đối. Thời điểm hiện đại, ông Đồ đã trở nên lỡ vận và chỉ còn lại cái dáng “tiều tụy đáng thương của một thời tàn”.

Phân tích và cảm nhận về bài thơ ông Đồ

Hình tượng ông Đồ trong xã hội cũ cũng như thời điểm hiện tại đã phần nào cho ta thấy những gợi ý trong cảm nhận về bài thơ ông Đồ. Phân tích từng khổ thơ cụ thể, người đọc sẽ thấy được nỗi niềm hoài cổ cũng như ý nghĩa của tác phẩm.

Ông Đồ già quen thuộc hiện lên trong khổ thơ đầu

Những câu thơ mở đầu là một nỗi niềm nuối tiếc đầy hoài niệm của tác giả. Sự lụi tàn và trượt dốc của Nho học đã kéo theo biết bao nhiêu người của một thế hệ trở thành nạn nhân đầy đau khổ. Hình tượng về ông Đồ đẹp đẽ xưa đã trở thành hồi ức không bao giờ trở lại.

Trước đây, khi ông Đồ là hình ảnh ăn sâu vào tiềm thức của mọi người, thì giờ đây khi cảm nhận về bài thơ ông Đồ, ta thấy vẻ đẹp và hồi ức ấy không hoàn toàn mất đi trong nỗi lòng của một người nặng lòng như Vũ Đình Liên:

“Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông Đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua”

Khi chữ Nho, chữ thánh hiền không còn vị trí độc tôn trong xã hội, không còn được yêu thích trong suy nghĩ của nhiều người mà phải ra vỉa hè và đường phố, để rồi trở thành một món hàng… tác giả đã có những câu thơ thể hiện sự giật mình, thoảng thốt đầy xót xa.

Cảm nhận về bài thơ ông Đồ, ta thấy ánh hào quang từng một thời rực rỡ ấy đang dần mai một… Sự giao thoa đặc biệt giữa nhân vật và chủ thể trữ tình trong bài thơ chính là những tâm sự thầm kín của Vũ Đình Liên.

Đó là ấn tượng sâu đậm in hằn trong hành trình lớn lên của chàng trai trẻ. Sự lặp đi lặp lại của thời gian, vòng tuần hoàn của hoa đào cũng là hành trình nối tiếp của ông Đồ đi cùng với mực tàu và giấy đỏ. Cảm nhận về bài thơ ông Đồ, ta thấy đây chính là một nét văn hóa tinh thần thiêng liêng và cao quý.

Người đọc không khỏi chạnh lòng trước cuộc sống hết thời của những ông Đồ. Sự lay lắt, quay quắt trên những con đường mưu sinh của họ cũng là tâm tư nặng lòng của nhà thơ. Một sự tiếc nuối, một sự hoài niệm về nét đẹp xa xôi…

Đạo học xưa dần suy tàn từ ngay vẻ già nua đáng thương và hoàn cảnh mưu sinh tội nghiệp của ông Đồ. Nếu như khi Nho học còn thịnh hành, mọi người phải xếp hàng để xin chữ, thì trong xã hội hiện nay, ông Đồ phải ngồi nơi vỉa hè, đầu đường. Thật trớ trêu thay?…

Cảm nhận về bài thơ ông Đồ, người đọc dường như thấy được sự đơn độc, lẻ loi của những con người dường như bất lực trước hiện thực phũ phàng. Hình ảnh về ông Đồ leo lắt gò từng con chữ trong cái nền hối hả của cuộc sống như một sự tương phản gay gắt ngày nay.

Ông Đồ già quen thuộc hiện lên trong khổ thơ đầu
Ông Đồ già quen thuộc hiện lên trong khổ thơ đầu

Cảm nhận về bài thơ ông Đồ qua khổ thơ thứ hai và ba

Bao nhiêu hồi ức xưa, bao nhiêu dĩ vãng đẹp về thời cực thịnh của Nho giáo như hiện lên rõ nét trong khổ thơ tiếp theo:

“Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay”

Đã qua rồi cái thời mọi người ai nấy xúm xít xếp hàng xin chữ. Đâu còn cái cảnh chen lấn để mua một câu đối, một đôi chữ Nho. Nó như dư vang một thời, như ánh nắng lung linh hiện lên và vụt tắt. Người ta không còn yêu thích, không còn ưa chuộng chữ Thánh Hiền. Cảm nhận về bài thơ ông Đồ, ai nấy cũng đều xót xa cho một giá trị tinh thần đang ngày một lụi tàn.

“Những mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu”

Sự tồn tại và hiện hữu của ông Đồ đã góp thêm một nét đẹp văn hóa ấm cúng và trang trọng cho những ngày Xuân về. Nét chữ phượng múa rồng bay ấy, dù đẹp và đáng quý biết bao cũng không thể níu kéo được sự vùi lấp khắc nghiệt không thương tiếc của thời gian và sự hiện đại Tây hóa. Cảm nhận về bài thơ ông Đồ, ta thấy tác giả đã miêu tả thật sinh động tài năng của những ông Đồ. Có thể thấy, tài viết chữ của họ thật điêu luyện biết mấy. Ấy vậy mà, giấy đỏ buồn, mực đọng nghiên sầu vì mỗi năm đều mỗi vắng hơn…

Khổ thơ trên như một niềm tiếc nuối trong vô vọng, một ánh mắt tìm kiếm xa xăm… Đó là một sự hụt hẫng không nhỏ trong tâm tưởng của nhà thơ cũng như bao người về một nét đẹp tinh thần xưa. Để rồi, sắc phai của giấy, sự kết đọng lạnh lùng của mực đã tự dâng lên một nỗi buồn tủi. Ngoại cảnh cũng chính là tâm cảnh, một nỗi buồn da diết và thấm thía. Cảnh vật ấy, những vật vô tri vô giác ấy cũng nhuộm sầu như chính tâm tình của ông Đồ, của sự hoài vọng nơi Vũ Đình Liên. Đó còn là nỗi xót xa và ưu tư trước thời thế thay đổi của nhà thơ.

Hình ảnh ông Đồ già với sự lạnh lẽo buồn tủi trong khổ thơ thứ tư

Cảm nhận về bài thơ ông Đồ, ta như thấy buồn hơn trong những vần thơ tiếp theo. Hình ảnh cô độc của ông Đồ khiến tác giả trào lên một nỗi niềm xót thương. Đó là sự lạnh lẽo của tâm cảnh hay chính tâm tưởng của nhà thơ?

“Ông Đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay”

Ông Đồ già vẫn ngồi đấy, với sự kiên nhẫn níu kéo, với những hi vọng mong manh cùng chút gắng gỏi vì miếng cơm manh áo đời thường. Thế nhưng, sự đối lập mạnh mẽ giữa dòng người hối hả tấp nập chính là sự chờ đợi vô vọng. Mọi người vẫn mải miết với dòng đời, với sự sắm sửa ngày xuân mà quên đi sự hiện diện của ông Đồ già, của những câu đối, của chữ Thánh Hiền. Giữa cuộc sống ồn ào, tất bật và náo nhiệt ấy lại lẻ loi bóng dáng của ông Đồ. Sự đối lập gay gắt ấy lại khiến nhà thơ trào lên nỗi niềm thương cảm đầy đau đớn.

Cảm nhận về bài thơ ông Đồ, ta thấy giữa cái không gian đông đúc ấy, bóng dáng ông Đồ vẫn ngồi đó có khác gì Nguyễn Khuyến trước kia “tựa gối ôm cần lâu chẳng được”.

Lá vàng cứ rơi trên mực nghiêng trang giấy, lạnh lẽo đến đau lòng. Dòng người hối hả qua lại không ai đoái hoài đến ông Đồ khiến ánh mắt của ông Đồ trở nên xót xa hơn. Một không gian thê lương với nỗi lòng buồn tủi của ông Đồ, với sự chạnh lòng đầy thương cảm của nhà thơ. Cảm nhận về bài thơ ông Đồ, có lẽ, đây chính là ám ảnh day dứt với mỗi người

Sự vùi lấp của thời gian với giá trị tinh thần – chữ Thánh Hiền

Cảm nhận về bài thơ ông Đồ trong khổ thơ cuối, ta thấy cái danh dự sót lại nhỏ nhoi ấy cũng không thể tồn tại mãi. Dòng thời gian khắc nghiệt đã phủ bụi không tiếc thương.

“Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?”

Khổ thơ cuối như một sự khắc khoải và dai dẳng. Nhịp tuần hoàn của thời gian vẫn tiếp nối, mỗi mùa xuân lại đến lại đi, để rồi năm nay, ta không còn thấy bóng dáng ông Đồ. Câu thơ cất lên như một nỗi niềm xót xa khôn nguôi. Nhạc điệu buồn đầy dư ba ám ảnh khiến tâm tưởng người đọc như cũng rưng rưng.

Cảm nhận về bài thơ ông Đồ trong những lời thơ này, ta cảm thấy trào dâng những nồi niềm tiếc nuối. Cảnh cũ năm nào vẫn còn đó mà đã vắng bóng người xưa. Nhớ thương này biết thủa nào nguôi? Ông Đồ già nay đâu? Phải chăng ông Đồ đã thành người thiên cổ và lùi vào dĩ vẵng? Phải chăng những cái gọi là Tây hóa đầy nhố nhăng trong xã hội thực dân phong kiến đương thời đã làm lụi tàn biết bao nét đẹp tinh thần cùng giá trị văn hóa dân tộc?

Khi cảm nhận về bài thơ ông Đồ, ta thấy “những người muôn năm cũ” chính là sự ám chỉ của nhà thơ với những ông Đồ xưa. Đó cũng sự hoài niệm xa xôi không thể lấy lại được nét đẹp tinh thần đã đi qua.

Phân tích và cảm nhận về bài thơ ông Đồ
Phân tích và cảm nhận về bài thơ ông Đồ

Nhận xét giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ ông Đồ

Giá trị nội dung của ông Đồ

Khi cảm nhận về bài thơ ông Đồ, ta nhận thấy tác phẩm đã khắc họa thành công hình ảnh đáng thương của ông Đồ thời Nho giáo đã lụi tàn, từ đó gửi gắm niềm thương cảm chân thành và sự xót xa của nhà thơ với một lớp người đã lùi vào dĩ vẵng.

Giá trị nghệ thuật của ông Đồ

  • Bài thơ viết theo thể ngũ ngôn trường thiên
  • Kết cấu đối lập đặc sắc, đầu cuối tương ứng rất chặt chẽ
  • Ngôn ngữ dung dị trong sáng, giàu xúc cảm

Có lẽ rằng, theo dòng thời gian bất tận, mọi thứ sẽ dần đi vào dĩ vãng, nhưng “một áng thơ văn ngọc bích” như ông Đồ của Vũ Đình Liên sẽ còn sống mãi trong tâm hồn bạn đọc nhiều thế hệ. Phân tích và cảm nhận về bài thơ ông Đồ giúp chúng ta trân trọng hơn những nét giá trị văn hóa nghệ thuật của dân tộc.

Dù được ra đời trong phong trào Thơ mới, nhưng bài thơ ông Đồ thoát khỏi hai xu hướng cảm xúc chính thời bấy giờ là tình yêu và thiên nhiên. Trong lúc các nhà thơ lãng mạn chìm đắm trong cái tôi cá nhân, muốn vẽ nên hiện thực mà họ muốn có hay say sưa trong mộng ảo thì Vũ Đình Liên – một trí thức Tây học lại bất chợt nhận ra “cái di tích tiều tuỵ, đáng thương của một thời”. Ông đồ chính là hình ảnh cuối cùng của nền Nho học đã từng tồn tại trong suốt một ngàn năm phong kiến Việt Nam.

Nhận xét giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ ông Đồ
Nhận xét giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ ông Đồ

Xem thêm:

“Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ bóng dáng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt ông đồ”- Nhà văn Vũ Quán Phương đã từng nhận xét như vậy. Hy vọng bài viết trên đây về chủ đề phân tích và cảm nhận về bài thơ ông Đồ đã mang đến những kiến thức hữu ích cho bạn. Chúc bạn luôn học tốt!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá 1

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Mạng 5G là gì? Mạng 5G khi nào phủ sóng toàn quốc?

Mạng 5G là bước tiến vượt bậc trong công...

Mạng 4G là gì? Có nhanh không? 4G và LTE khác gì nhau?

Mạng 4G, ra đời vào năm 2010, là thế...

3G là gì? Tốc độ của mạng 3G là bao nhiêu? Khác gì với 2G và 4G

Mạng 3G, ra đời vào đầu những năm 2000,...

Mạng 2G là gì? Tại sao cắt mạng 2G? Khi nào cắt?

Mạng 2G, công nghệ di động phổ biến từ...