Cảm biến nhịp tim quang học là một trong những chức năng được quan tâm nhất của đồng hồ thông minh. Vậy đó là gì và sử dụng thế nào? Hãy cùng đọc ngay bài viết sau đây.
Nội dung bài viết
Cảm biến nhịp tim quang học trên đồng hồ là gì?
Công nghệ Photoplethysmography (PPG) là công nghệ dùng để theo dõi lượng máu từ tim của bạn, tính toán nhịp đập của tim và được phản ánh trên cổ tay của bạn. Nhờ có cảm biến nhịp tim mà ta có thể phát hiện sớm nhiều bệnh như máu nhiễm mỡ, cao huyết áp,…
Nguyên lý vận hành
Công nghệ cảm biến nhịp tim được được đo bởi độ bão hòa Oxi trong máu. Đơn giản hơn đó là cách thức hoạt động của cảm biến nhịp tim là chiếu một luồng sáng xanh vào da, sau đó phản ánh lại. PPG sử dụng 2 loại ánh sáng: xanh lục và hồng ngoại để chiều vào mạch máu.
Vì máu màu đỏ nên chúng phải xạ với ánh sáng màu đỏ và hấp thụ ánh sáng xanh lục. Vì vậy khi áp dụng kỹ thuật này chóp cảm quang có độ nhạy cao để phát hiện được máu chảy qua mạch ở các cổ tay.
Các loại cảm biến nhịp tim quang học
Cảm biến nhịp tim theo điện tâm đồ
Điện tâm đồ hay còn gọi là ECG, là quá trình ghi lại các hoạt động điện của tim. Nhờ sự phát triển của công nghệ ngày càng tân tiến mà điện tâm đồ đã được ứng dụng trên đồng hồ thông minh. Chẳng hạn như Apple đã bổ sung ECG vào bản WatchOS 7.4.
Cảm biến nhịp tim quang học thế hệ 2
Apple đặc biệt ưa chuộng công nghệ này. Đã có rất nhiều sản phẩm Apple Watch được ứng dụng công nghệ này như Apple Watch SE, Apple Watch Series 4 và Apple Watch series 5. Đối với thế hệ 2, nhà sản xuất đã dùng sử dụng 1 đèn sáng xanh, 1 đèn hồng ngoại kết hợp với 8 Diode để cho kết quả tốt hơn.
Cảm biến nhịp tim quang học thế hệ 3
So với 2 thế hệ trước, thế hệ 3 đã được cải tiến hơn khi sở hữu đến 4 đèn LED và 4 Diode giúp cho đồng hồ có thể đo được ECG cũng như độ bão hòa oxy có ở trong máu. Ngoài ra, trong mỗi cụm đèn LED sẽ gồm: đèn LED xanh, đèn LED đỏ và đèn hồng ngoại.
Lưu ý để có được thông số nhịp tim chính xác
- Phải giữ tay của bạn luôn ấm: lưu lượng máu càng nhiều thì đồng hồ của bạn càng nhận được tín hiệu tốt hơn.
- Đeo đồng hồ chặt và ở vị trí phù hợp: đeo vừa tay, không quá rộng cũng không quá chật và hạn chế sự di chuyển của đồng hồ.
Xem thêm:
- Đồng hồ Quartz là gì? Cấu tạo, ưu nhược điểm cần biết
- Đồng hồ cơ là gì? Top 7 hãng đồng hồ cơ sang trọng, giá bình dân
- Đồng hồ Kinetic là gì? Nguyên lý hoạt động và các điểm nổi bật
Phía trên là những thông tin về cảm biến nhịp tim quang học được ứng dụng trong đồng hồ cảm ứng. Mong là nhờ những chia sẻ trên, bạn có thêm những thông tin để có nhiều lựa chọn hơn.