Đối với các lập trình viên, bug là một điều rất bình thường trong quá trình viết code. Vậy thì bug là gì và chúng có bao nhiêu loại tất cả? Hãy cùng mình tìm hiểu về khái niệm và các vấn đề xoay quanh bug trong bài viết sau đây nhé!
![Bug là gì? Phân loại bug - Hướng dẫn cách ghi lại bug hiệu quả](https://www.dinhnghia.com.vn/wp-content/uploads/2022/05/bug-la-gi-phan-loai-bug-huong-dan-cach-ghi-lai-bug-hieu-qua-1.jpg)
Nội dung bài viết
Bug là gì?
Bug là các lỗ hỏng, phần mềm lỗi của chương trình, hoặc hệ thống máy tính khiến cho kết quả trả về không được xác định chính xác hoặc không hoạt động hiệu quả như mong muốn. Trong quá trình viết code, bug thường xuyên xuất hiện và khiến các lập trình viên cực kỳ không thích. Bởi vì để phát hiện lỗi và sửa lỗi của phần mềm sẽ đòi hỏi nhiều công đoạn, tồn nhiều thời gian cũng như công sức.
![Bug là các lỗ hỏng, phần mềm lỗi của chương trình hoặc hệ thống máy tính](https://www.dinhnghia.com.vn/wp-content/uploads/2022/05/bug-la-gi-phan-loai-bug-huong-dan-cach-ghi-lai-bug-hieu-qua-2.jpg)
Vì thế ngay từ những dòng code đầu tiên, lập trình viên đã bắt đầu tiến hành debug. Đây là quá trình tìm kiếm và phát hiện lỗi trong phần mềm, hoặc hệ thống.
Debug diễn ra song song với việc viết code và được thực hiện xuyên suốt cho đến khi tạo thành phần mềm hoàn chỉnh. Ngoài ra sau quá trình dò và phát hiện lỗi, IT sẽ ngay lập tức sửa lỗi hay còn gọi là fixbug. Điều này nhằm để nâng cao chất lượng của phần mềm, hệ thống khi hoàn thành.
Phân loại bug
Bug tí hon
Bug tí hon được ví như một con bọ với kích thước nhỏ, thường len lõi trong một hệ thống khổng lồ. Lỗi này có thể xuất hiện trong các đoạn code, chẳng hạn như quên dấu chấm phẩy ‘;’ hoặc các loại dấu ngoặc ‘()’.
Đặc biệt, trong một vài ngôn ngữ lập trình có những quy tắc riêng. Nếu bạn không thực hiện theo đúng quy tắc cũng sẽ gây ra bug tí hon. Việc xử lý loại bug này được đánh giá là khó khăn hơn nhiều, bởi khó tìm kiếm. Vì vậy mà loại bug này luôn khiến các lập trình viên khó chịu khi gặp phải.
Bug khủng
Bug khủng là loại bug được phát hiện trong quá trình viết code liên quan đến thuật toán, logic hoặc lỗi tài nguyên. Với dạng lỗi tài nguyên, bug xuất hiện khi lập trình viên sử dụng sai loại dữ liệu hoặc sai phạm vi truy cập. Vì thế, tùy vào từng vấn đề mà bạn cần phải đưa ra hướng giải quyết khác nhau.
Có một cách tìm và khắc phục bug khủng, đó chính là trình biên dịch. Với một trình biên dịch tốt, lập trình viên có thể dễ dàng phát hiện lỗi và cho phép sửa chữa lại được chúng nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn cần phải cẩn thận, tỉ mỉ trong khi viết code bởi chỉ cần có một sai lệch nhẹ cũng có thể làm mất rất nhiều công sức.
Bug ẩn thân
Bug ẩn thân là các lỗi không hề xuất hiện trong quá trình lập trình viên viết code hay biên dịch. Chỉ sau khi phần mềm được cài đặt và sử dụng, bug này mới xuất hiện dẫn đến việc xảy ra các sự cố phần mềm, hệ thống hoặc chương trình không hoạt động như mong muốn.
Các bug ẩn nằm ở dạng lỗ hổng, khiến cho phần mềm không an toàn và dễ dàng bị hacker xâm nhập, đánh cắp thông tin người dùng. Lập trình viên thường không thích gặp bug ẩn thân bởi gần như phải rà lại từ đầu để debug.
Bug không tồn tại
Bug không tồn tại là loại bug không xuất hiện, thậm chí còn không tồn tại nhưng vẫn báo lỗi đến hệ thống. Điều này xảy ra có thể do trình biên dịch bị lỗi hoặc lập trình viên đã dùng sai cách dẫn đến các compile error sẽ nhảy lung tung, liên tục.
Để tránh xuất hiện bug không tồn tại, bạn nên cập nhật trình biên dịch thường xuyên hơn. Bởi những trình biên dịch cũ có thể không hỗ trợ được các tính năng mới hiện hành, vì vậy mà bug không tồn tại vẫn sẽ xuất hiện dù bạn đã review code nhiều lần và thực tế thì không hề có lỗi gì.
Bug bất ngờ
Đúng với tên gọi, bug bất ngờ chỉ xuất hiện một cách bất ngờ. Hệ thống của bạn có thể hoạt động tốt hôm nay. Nhưng vào một ngày tình cờ biên dịch lại, bug bất ngờ xuất hiện và khiến hệ thống của bạn không hoạt động tốt như ban đầu.
Bên cạnh đó, loại bug này cũng không thường xảy ra nhưng lại gây khó chịu cho các lập trình viên. Bởi có lúc debug một số lỗi bạn chỉ cần mất khoảng 5 giây, song cũng có những lỗi phải tốn rất nhiều thời gian mà không thu được kết quả nào. Thế nên, một lời khuyên dành cho bạn là không nên chạy lại, hay biên dịch lại code nếu như chúng vẫn hoạt động bình thường, hiệu quả.
Tác nhân gây ra bug
![Những tác nhân gây ra bug](https://www.dinhnghia.com.vn/wp-content/uploads/2022/05/bug-la-gi-phan-loai-bug-huong-dan-cach-ghi-lai-bug-hieu-qua-3.jpg)
- Tác nhân con người:
Tham gia trực tiếp vào việc tạo nên sản phẩm, thế nên việc sai sót mà nguyên nhân từ con người là điều không thể tránh khỏi. Chúng ta không là người hoàn hảo, vì vậy việc có sai lầm ngoài ý muốn trong quá trình viết code hoàn toàn là bình thường. Chỉ cần bạn chịu khó thường xuyên debug và sửa lỗi khi bug xuất hiện thì sẽ không gây ra tổn hại gì cho sản phẩm cuối cùng.
- Quá trình trao đổi thông tin:
Việc xây dựng một phần mềm hay hệ thống không phải đến từ cá nhân riêng lẻ, mà phải có sự hợp tác của nhiều người. Thế nên trong lúc truyền đạt thông tin từ người này sang người khác có thể đã bị hiểu sai, hiểu không hoàn chỉnh,…
Đặc biệt với những yêu cầu mơ hồ, không rõ ràng, lập trình viên sẽ không nắm rõ và dẫn đến bug trong khi viết code. Hoặc một lập trình viên cố gắng sửa lại một đoạn code của người khác, nhưng không có sự trao đổi thông tin kỹ cũng sẽ dẫn đến xung đột mà xuất hiện bug.
- Kỹ năng kiểm thử không đảm bảo:
Một lập trình viên dù có giỏi đến mấy cũng sẽ có lúc phạm sai lầm. Lúc này, hệ thống kiểm thử hoặc khả năng kiểm thử của lập trình viên lại không đủ để phát hiện bug. Nguyên nhân có thể đến từ quy trình kiểm thử bị xem nhẹ hoặc không có, cùng với Tester thiếu hiểu biết và kinh nghiệm kiểm thử sẽ dẫn đến việc bỏ sót bug trong sản phẩm.
- Logic design kém:
Để xảy ra bug cũng có thể đến từ sự thiếu kiên nhẫn, mong muốn hoàn thành sản phẩm càng nhanh càng tốt thay vì thực hiện và kiểm tra chỉnh chu. Áp dụng sai công nghệ (linh kiện, sản phẩm, kỹ thuật) hay sử dụng sai cách để thực hiện giải pháp, thiếu hiểu biết đúng đắn về tính khả thi của kỹ thuật trước khi thiết kế để có thể là nguyên nhân gây ra lỗi.
![Tư duy logic có vấn đề](https://www.dinhnghia.com.vn/wp-content/uploads/2022/05/bug-la-gi-phan-loai-bug-huong-dan-cach-ghi-lai-bug-hieu-qua-5.jpg)
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khách quan khác có thể kể đến như:
- Thiếu sự kiểm soát các build version.
- Tự tin vào khả năng của bản thân.
- Khung thời gian phát triển không thực tế.
- Sử dụng công cụ của bên thứ ba.
Cách ghi lại bug hiệu quả
![Những tác nhân gây ra bug](https://www.dinhnghia.com.vn/wp-content/uploads/2022/05/bug-la-gi-phan-loai-bug-huong-dan-cach-ghi-lai-bug-hieu-qua-4.jpg)
Nguyên tắc
- Chỉ ghi chú những bug khó nhằn, hoặc thực sự gây ra cản trở trong việc triển khai.
- Ghi chú những bug do chính mình gây ra, hiểu rõ nó ở đâu, các nguyên nhân dẫn đến bug để dễ dàng cho việc fixbug.
- Ghi lại bug ngay sau khi fix xong. Đây là việc bắt buộc để tránh tình trạng nhớ nhầm, hoặc nhớ không chi tiết dẫn đến mất thời gian trong quá trình fixbug.
Cách ghi bug
Bạn có thể tham khảo việc sử dụng form để ghi lại bug dưới dạng file text (bugs.txt). Điều đó sẽ giúp bạn thuận tiện hơn khi tìm kiếm cũng như phân loại. Ví dụ như chúng ta có thông tin nền như sau:
Ngày: 2021-08-14
Triệu chứng: Vòng lặp vô tận khi giải mã tín hiệu Q.931.
Nguyên nhân: Khi tìm thấy ID của một thành phần chưa biết trong tín hiệu Q.931, ta tìm cách bỏ qua nó bằng cách lấy chiều dài, và di chuyển con trỏ pos tương ứng với độ dài tìm được. Tuy nhiên, với trường hợp độ dài bằng 0 làm ta liên tục bỏ qua cùng 1 id.s
Cách tìm ra:
- Nhờ vào phân tích tín hiệu SETUP lấy từ trace của Ethereal ở Nortel. Tín hiệu của họ có độ dài 1016 bytes, nhưng MSX_MAX_LEN chỉ có 1000. Bình thường ta sẽ nhận một tín hiệu bị cắt từ common/Communication.cxx.
- Nhưng ở đây khi cung cấp dữ liệu trực tiếp để phân tích, khoảng bộ nhớ vượt quá array bị truy cập và vô tình nó bằng 0, làm xuất hiện lỗi. Để sửa lỗi, tôi đã thêm vào vài lệnh print trong phần code phân tích Q.931. Nhưng may mắn là dữ liệu lại bằng 0.
Xem thêm:
- Bug Report là gì? Tiêu chuẩn của một Bug Report chất lượng
- Python là gì? Vì sao nên học lập trình Python?
- Cross platform là gì? Lợi ích của cross platform trong lập trình
Chúng mình vừa tìm hiểu tổng quan về bug, phân loại và các tác nhân dẫn đến xuất hiện bug trong chương trình hay hệ thống máy tính. Hy vọng bài viết đã chia sẻ với bạn những thông tin hay và hữu ích. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc góp ý nào khác, đừng ngại để lại một bình luận phía dưới cho mình biết nhé!