Bóng đá Futsal là gì? Luật chơi, các vị trí trong Futsal

0
(0)

Futsal là bộ môn thể thao có tuổi đời khá trẻ so với những bộ môn thể thao truyền thống khác nên có rất nhiều người vẫn còn cảm giác xa lạ với Futsal. Bài viết này của DINHNGHIA.COM.VN sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Futsal (khái niệm, luật chơi, các vị trí,…) để từ đó có cái nhìn hoàn toàn khác về bộ môn thể thao hấp dẫn này nhé!

Futsal là gì?

Futsal hay bóng đá Futsal là môn thể thao trong nhà (nhà thi đấu), có lối chơi tương tự bóng đá nhưng thi đấu trên sân nhỏ hơn rất nhiều. Thường được biết đến với cái tên bóng đá trong nhà hay bóng đá trên sân nhỏ.

Chính vì sân bóng nhỏ nên phần diện tích để người chơi khống chế bóng không nhiều, đòi hỏi người chơi phải có những pha xử lý tinh tế và chuẩn xác, điều nà đã giúp cho lối chơi của Futsal hoa mỹ hơn bóng đá rất nhiều.

Futsal có nguồn gốc từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, không khó để bắt gặp người dân chơi Futsal trên những con phố vắng hay trên những bãi tập. Chính vì sự dân dã đó mà nhiều người có cơ hội chơi môn thể thao này từ khi còn rất nhỏ và cũng chính vì thể mà không ít các thiên tài, những ngôi sao Futsal, thậm chí là ngôi sao bóng đá trẻ tuổi được khai sinh ra.

Đội tuyển Futsal Việt Nam
Đội tuyển Futsal Việt Nam

Mỗi trận đấu Futsal sẽ cho phép tối đa 10 thành viên được ra sân chia đều cho 2 đội. Nhiệm vụ của mỗi người chơi sẽ khác nhau tùy thuộc vào vị trí thi đấu của họ nhưng nếu muốn giành chiến thắng chung cuộc thì phải có số lần đưa bóng vào cầu môn đối phương nhiều hơn đối thủ cho đến khi hết thời gian thi đấu.

Vị trí các cầu thủ trong Futsal

Một đội hình thi đấu Futsal chuẩn quốc tế sẽ có những vị trí sau:

Thủ môn

Là người đảm nhiệm vai trò phòng thủ khung thành, là chốt chặn cuối cùng ngăn không cho đội bạn đưa bóng vào lưới. Thủ môn được phép sử dụng tất cả bộ phận trên cơ thể (bao gồm cả 2 tay), mặc quần dài, đeo bao tay và có bộ đồ thi đấu khác màu với những đồng đội còn lại để dễ phân biệt.

Thủ môn
Thủ môn

Thủ môn có thể dâng cao lên tấn công như một cầu thủ bình thường nhưng khi chạy ra khỏi vòng cấm thì sẽ không được sử dụng tay để thi đấu. Người được giao vị trí thủ môn phải là người có ngoại hình cao to, có khả năng phản xạ, khả năng phán đoán và xử lý tình huống cực kỳ chuẩn xác. Đây được xem là vị trí chủ chốt trong đội bóng.

Hậu vệ thòng (Fixo)

Là vị trí đứng trên thủ môn, đảm nhiệm vai trò phòng thủ bên phần sân nhà, là hàng rào chắn vững chắc, cầu thủ đội bạn muốn dẫn bóng đến đối mặt thủ môn hay ghi bàn từ xa cũng phải bắt buộc vượt qua hàng rào chắn này.

Đây cũng là vị trí có thể bao quát được cả sân từ đó nắm được tình hình trận đấu nên vị trí này thường do các đội trưởng đảm nhiệm để có thể kịp thời chấn chỉnh đội hình và đưa ra chiến thuật hợp lý.

Hậu vệ tuyển Việt Nam đang ngăn đội bạn tấn công
Hậu vệ tuyển Việt Nam đang ngăn đội bạn tấn công

Hậu vệ phòng thường là những người có ngoại hình cao to, có khả năng áp sát đối thủ nhanh, khả năng cạnh tranh bóng tốt, tốc độ chạy nhanh để theo kịp đối thủ,… Quan trọng nhất là phải phối hợp ăn ý với đồng đội để khi ngăn chặn đối phương tấn công thành công phải ngay lập tức chuyền bóng lên cho đồng đội tuyến trên.

Ngoài nhiệm vụ phòng thủ, hậu vệ có quyền dâng cao để tham gia tấn công bằng cách bất ngờ tăng tốc chạy lên phần sân của đối phương, lợi dụng đối thủ còn đang bị bất ngờ mà giành thế chủ động, tìm kiếm cơ hội ghi bàn.

Tiền vệ cánh (Ala)

Là người chơi thi đấu ở hai bên rìa của sân thi đấu, đây là vị trí gây đột biến nhất vì rất linh hoạt. Mọi chiến thuật của đội sẽ xoay quanh vị trí này. Nhiệm vụ chính của Tiền vệ cánh đó là tìm cách kiến tạo tình huống, chuyền bóng và khu vực giữa sân cho đồng đội có cơ hội ghi bàn hay thậm chí là tự bản thân ghi bàn.

Tiền vệ đội tuyển Việt Nam đang tranh chấp bòng ở biên
Tiền vệ đội tuyển Việt Nam đang tranh chấp bòng ở biên

Bên cạnh đó, do thi đấu ở hai bên cánh nên Ala có thể linh động chạy về phần sân nhà để hỗ trợ phòng thủ, tìm kiếm cơ hội phản công. Chính vì sự linh hoạt đó nên Ala đòi hỏi người chơi phải có thể lực rất cao, tốc độ chạy nhanh, khéo léo trong những pha xử lý tình huống, khả năng chuyền bóng chuẩn xác cho đồng đội cũng như khả năng săn bàn tốt.

Tiền đạo (Pivo)

Đây là vị trí cao nhất trong đội hình, có nhiệm vụ chính là ghi bàn, cực kỳ nguy hiểm nên sẽ được đối thủ dành sự “chăm sóc đặc biệt”: luôn luôn sẽ có một Fixo (hậu vệ phòng) đội bạn áp sát và kèm cặp. Tuy nhiên, tiền đạo có thể là “chim mồi” để thu hút sự chú ý của hậu vệ đối phương hay quấy phá đội hình địch để tạo khoảng trống cho đồng đội ghi bàn.

Bên cạnh đó, nếu thấy cần thiết, Pivo cũng có thể lui sâu về phần sân nhà tham gia phòng ngự. Nhiều người nói vị trí này không phải chạy nhiều vì phải luôn có mặt ở khu vực cấm bên phần sân đối phương là không chính xác vì mỗi đội chỉ có 5 người được ra sân nên các cầu thủ phải di chuyển liên tục để hỗ trợ nhau.

Tiền đạo đội bạn đang uy hiếp khung thành tuyển Việt Nam
Tiền đạo đội bạn đang uy hiếp khung thành tuyển Việt Nam

Pivo cũng rất dễ nhận biết khi liên tục quay lưng về phía khung thành của đối phương. Những người chơi vị trí Pivo phải là người có ngoại hình cao to, có sức mạnh để không bị đối phương lấn áp, xử lý bóng khéo léo, kỹ thuạt tốt và quan trọng nhất là khả năng dứt điểm phải cực kỳ chuẩn xác.

Luật chơi Futsal cơ bản

Sân thi đấu và thời gian thi đấu và số lượng cầu thủ

Sân thi đấu phải là hình chữ nhật, chiều dọc từ 25m đến 42m, chiều ngang từ 15m đến 25m. Trong mọi trường hợp chiều dọc sân phải lớn hơn chiều ngang sân.

Sân thi đấu phải có đủ các đường giới hạn, khu phạt đền, điểm phạt đền thứ nhất và thứ hai, cung đá phạt góc, khu vực dự bị, cầu môn, mặt sân. Phải có bề mặt bằng phẳng và không thô nhám, không được dùng bê tông hoặc tráng nhựa đường.

Sân thi đấu
Sân thi đấu

Một trận đấu Futsal sẽ phải có 2 đội, mỗi đội tối đa 5 cầu thủ trong đó có 1 thủ môn. Số lượng cầu thủ dự bị tối đa của mỗi đội là 7 người. Cầu thủ đã được thay vào sân vẫn có thể quay lại thi đấu khi đã thay một cầu thủ trong sân khác (khác với bóng đá sân cỏ), tất cả hoạt động thay người phải được tọng tài chấp nhận.

Mỗi trận đấu Futsal sẽ kéo dài 2 hiệp, mỗi hiệp 20 phút, có nghỉ không quá 15 phút giữa 2 hiệp. Mỗi hiệp sẽ cho phép mỗi đội tạm dừng thi đấu để bàn chiến thuật trong 1 phút nhưng chỉ được phép khi có sự đồng ý của trọng tài.

Trọng tài

Một trận Futsal sẽ có 3 trọng tài gồm: trọng tài chính, trọng tài thứ 2 và trọng tài thứ 3.

Trọng tài chính

Là người có thể đưa ra phán quyết trong mọi tình huống. Có nhiệm vụ đảm bảo cho trận đấu diễn ra công bằng cho cả 2 đội, đồng thời phải theo dõi thời gian trận đấu để thổi còi báo hiệu khi đến các khung giờ nhất định. Mọi hành vi xúc phạm hay bất tuân phán quyết của trọng tài chính sẽ bị kỷ luật rất nặng.

Trọng tài thứ 2

Là người hoạt động ở phía đối diện với trọng tài chính, có quyền hạn tương đương trọng tài chính. Thông thường, trọng tài thứ 2 sẽ là người hội ý với trọng tài chính khi có những phán quyết gây tranh cãi cũng như đưa ra quyết định khi trọng tài chính bị khuất tầm nhìn.

Trọng tài chính và trọng tài thứ 2
Trọng tài chính và trọng tài thứ 2

Trọng tài thứ 3

Có nhiệm vụ bấm giờ giúp 2 trọng tài ở trên có thể tập trung vào trận đấu hơn. Bên cạnh đó phải ghi chép những lần tạm dừng và nguyên nhân tạm dừng trận đấu, những cầu thủ ghi bàn thắng, cầu thủ bị phạt thẻ vàng, thẻ đỏ và cung cấp bất kỳ những thông tin nào có liên quan đến trận đấu.

Trọng tài thứ 3 có nhiệm vụ ghi chép
Trọng tài thứ 3 có nhiệm vụ ghi chép

Lỗi và hành vi bị phạt

Lỗi trực tiếp

Là những lỗi nếu cầu thủ vi phạm sẽ bị trọng tài thổi phạt và đội đối thủ sẽ được hưởng quả đá phạt trực tiếp tại nơi phạm lỗi. Nếu cố tình vi phạm trong khu vực phạt đền của đội nhà thì đội đối thủ sẽ được hưởng quả đá phạt 6m trực tiếp, đối diện với khung thành của đội cầu thủ phạm lỗi (penaty). Gồm những lỗi sau:

  • Cố ý đá vào chân cầu thủ đội bạn.
  • Cố ý ngáng chân cầu thủ đội bạn.
  • Cố ý đánh cầu thủ đội bạn.
  • Cố ý lôi hoặc kéo cầu thủ đội bạn.
  • Cố ý nhổ nước bọt vào cầu thủ đội bạn.
  • Cố ý dùng tay khi chơi bóng trong bất kỳ tình huống nào (không áp dụng cho thủ môn trong khu phạt đền của đội mình).
  • Có hành vi nhảy lên người cầu thủ đội bạn.
  • Sử dụng vai để chèn cầu thủ đội bạn.
  • Khi xoạc bóng nhưng không trúng bóng hoặc trúng bóng nhưng lại xoạc theo một cách thô bạo, dùng nhiều lực.
Pha xoạc bóng
Pha xoạc bóng

Lỗi gián tiếp

Là những lỗi không thuộc những lỗi kể trên. Khi vi phạm, cầu thủ sẽ bị thổi phạt và tại nơi phạm lỗi, đội bạn sẽ được hưởng một quả đá phạt gián tiếp. Nếu vi phạm trong khu vực phạt đền của đội nhà thì đội đối thủ sẽ được hưởng quả đá phạt 6m trực tiếp, đối diện với khung thành của đội cầu thủ phạm lỗi (penaty).

Ngoài ra, tùy theo mức độ vi phạm nặng hay nhẹ mà trọng tài có thể đưa ra những thẻ phạt tương ứng. Nếu cầu thủ vi phạm lỗi trực tiếp ở mức cảnh cáo (mức nhẹ nhất) 5 lần thì sẽ bị thẻ đỏ và đuổi khỏi sân, hình thức này không áp dụng cho phạm lỗi gián tiếp.

Cầu thủ bị phạt thẻ đỏ
Cầu thủ bị phạt thẻ đỏ

Điều luật chung

Thủ môn không được giữ bóng bên mình quá 4 giây ở phần sân nhà nếu không sẽ bị thổi phạt đền (thậm chí là penaty), không được chạm bóng từ 2 lần trở lên nếu cầu thủ đội bạn chưa chạm bóng.

Thủ môn chỉ được nhận bóng một lần bên phần sân nhà cho đến khi có một tình huống bóng chết (bóng ra ngoài đường biên). Khi nhận bóng từ đường chuyền về từ đồng đội thì thủ môn sẽ chỉ được sử dụng chân.

Nếu trong quá trình đá phạt mà lỡ chân sút tung lưới đội nhà thay vì lưới của đội bạn thì bàn thắng sẽ không được tính cho đội bạn. Điều này giúp tăng tính công bằng cũng như tránh làm cho các cầu thủ nhụt chí vì một sự cố không mong muốn và tránh tình trạng bán độ.

Cầu thủ đang đá phạt đền
Cầu thủ đang đá phạt đền

Khi bóng ra ngoài đường biên thì trọng tài phải bấm dừng đồng hồ trận đấu lại, khi bóng trở lại trong sân thì mới bấm cho đồng hồ chạy tiếp.

Nếu một đội phạm lỗi từ 6 lần trở lên thì đội bạn sẽ được hưởng quả đá phạt trực tiếp 10m (penaty) hoặc một quả đá phạt không có hàng rào chắn từ đội của cầu thủ phạm lỗi tại nơi phạm lỗi. Điều này giúp cho các cầu thủ phải biết kiềm chế và giữ cho mình một cái đầu lạnh để không mắc những tình huống phi thể thao.

Xem thêm:

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về môn thể thao thú vị Futsal hay Bóng đá trong nhà. Chúc bạn có những trải nghiệm tuyệt vời về Futsal nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Mạng 5G là gì? Mạng 5G khi nào phủ sóng toàn quốc?

Mạng 5G là bước tiến vượt bậc trong công...

Mạng 4G là gì? Có nhanh không? 4G và LTE khác gì nhau?

Mạng 4G, ra đời vào năm 2010, là thế...

3G là gì? Tốc độ của mạng 3G là bao nhiêu? Khác gì với 2G và 4G

Mạng 3G, ra đời vào đầu những năm 2000,...

Mạng 2G là gì? Tại sao cắt mạng 2G? Khi nào cắt?

Mạng 2G, công nghệ di động phổ biến từ...