
Nội dung bài viết
Biểu hiện của dị ứng thời tiết là gì? Nguyên nhân, thực phẩm giảm dị ứng
Mỗi khi có sự chuyển đổi mùa hay thời tiết, 1 số người xuất hiện các mẩn đỏ trên da hay các triệu chứng khác như viêm xoang, mẩn ngứa, đó chính là những biểu hiện của dị ứng thời tiết. Hãy cùng chuyên mục Mẹo vào bếp của Điện máy XANH tìm hiểu sâu hơn về dị ứng thời tiết (dị ứng theo mùa) nhé!
1 Dị ứng thời tiết (dị ứng theo mùa) là gì?
Đây là một loại bệnh có thể dễ dàng gặp ở cả trẻ em và người lớn, đặc biệt là những người có cơ địa nhạy cảm. Dị ứng xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng thái quá với sự thay đổi đột ngột của thời tiết như độ ẩm, nhiệt độ, chất dị ứng trong không khí, ánh sáng,…
Trong những giai đoạn chuyển mùa, sự thay đổi đột ngột của các yếu tố kể trên chính là nguyên nhân trực tiếp kích thích phản ứng dẫn đến sự bùng phát của dị ứng.
2 Biểu hiện của dị ứng thời tiết
Phát ban đỏ
Phát ban, nổi mề đay là triệu chứng đa phần các trường hợp bị dị ứng với thời tiết đều gặp phải.
Những vết ban này gây cho cơ thể có cảm giác ngứa, khó chịu, khiến cho người bị dị ứng càng gãi thì càng làm cho những nốt mẩn đỏ này lan rộng hơn thành từng đám nổi khắp bề mặt da, đặc biệt tập trung nhiều hơn ở những vùng như mặt, cổ, tay và chân.
Viêm mũi dị ứng
Những người bị dị ứng thời tiết đa phần sẽ gặp tình trạng như nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi,…
Ngoài những triệu chứng đó ra, bệnh nhân còn cảm thấy khô và ngứa vùng mũi, mắt khó chịu, mất ngủ, mệt mỏi, kém tập trung…
Người bị dị ứng sẽ cảm thấy khó chịu vùng mũi theo từng đợt và nó thường sẽ kéo dài khoảng từ 20 – 30 phút tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của mỗi người. Nhiều người sẽ có những triệu chứng đi kèm với nổi mề đay, mẩn ngứa và phát ban da.
Nổi mề đay
Người bệnh sẽ rơi vào trạng thái khó thở, tụt huyết áp nhanh, sốc phản vệ và có ảnh hưởng xấu đối với bệnh nhân nổi mề đay do dị ứng thời tiết ở giai đoạn nặng. Có thể nói đây là một trong những triệu chứng đặc trưng và cũng là triệu chứng đáng lưu ý trong dị ứng.
Chàm
Chàm (eczema) có biểu hiện khi bị dị ứng là các mảng da đỏ, nổi mụn nước và ngứa ngáy. Sau một thời gian, các vùng dị ứng sẽ dẫn đến trình trạng vỡ mụn nước làm trợt loét, da khô ráp, dày sừng và nứt nẻ, ngoài ra còn có nhiều vảy gàu ở đầu, khuỷu tay, đầu gối và mặt.
Ho, khó thở
Nếu ho và khó thở khi bị dị ứng là các triệu chứng thường tái diễn nhiều lần những lúc thời tiết thay đổi hoặc chuyển mùa, thì bạn cần đi khám sàng lọc nhằm phát hiện sớm hen phế quản (nếu gặp phải) để có thể kiểm soát bệnh ổn định, tránh trường hợp bệnh tình chuyển biến không tốt.
Đặc biệt ho và khó thở thường xảy ra ở trẻ hoặc những người được chẩn đoán hen phế quản trước đó nhưng chưa kiểm soát bệnh tốt.
3 Nguyên nhân dị ứng thời tiết
Do cơ địa
Có thể nói cơ địa chính là nguyên nhân làm cho hệ miễn dịch trở nên “nhạy cảm” với các tác động từ bên trong và bên ngoài cơ thể. Nó là một yếu tố quan trọng trong cơ chế phát sinh bệnh của các vấn đề liên quan đến dị ứng như nổi mề đay, dị ứng thời tiết, viêm da cơ địa,…
Những người có cơ địa nhạy cảm thường sẽ dễ dị ứng hơn so với người bình thường.
Do di truyền
Yếu tố di truyền cũng là một phần dẫn đến các triệu chứng dị ứng ở đời sau. Nếu cha và mẹ đều mắc bệnh dị ứng thì khả năng cao con của họ cũng sẽ không tránh khỏi dị ứng thời tiết, mề đay, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng,…
Do hệ miễn dịch suy giảm
Sức đề kháng yếu và hệ miễn dịch suy giảm là điều kiện thuận lợi cho dị ứng thời tiết, mề đay mẩn ngứa và các bệnh dị ứng khác bùng phát.
Vì thế, bạn hãy tăng cường sức khoẻ bản thân bằng lối sống lành mạnh để giảm tình trạng này nhé!
Do thời tiết
Hệ miễn dịch không kịp thời “thích nghi” với môi trường và là nguyên nhân dẫn đến sự bùng phát phản ứng dị ứng. Vì những giai đoạn chuyển mùa, thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến cho độ ẩm, nhiệt độ và chất dị ứng trong không khí tăng cao.
4 Thực phẩm giúp giảm dị ứng theo mùa
Để giảm thiểu các khả năng gây nên dị ứng theo mùa, các bạn nên bổ sung các loại thuốc bổ chứa vitamin B1, B6, B12, để cơ thể có thể tăng cường hệ miễn dịch giúp chống lại các tác nhân gây dị ứng từ môi trường bên ngoài.
Ngoài ra, các bạn nên uống nhiều nước ép trái cây có chứa nhiều vitamin C, ăn nhiều rau củ quả. Đây sẽ là cách tốt nhất để giảm thiểu các khả năng gây ra dị ứng.
Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bụi, phấn hoa và không nên dùng các loại hải sản, nhộng, đậu phộng vì đây là những thực phẩm dễ gây dị ứng.
Nếu tình trạng không có dấu hiệu giảm, chuyển biến không tốt thì bạn hãy đến bác sĩ để được tư vấn tốt nhất nhé!
Xem thêm:
- Dị ứng là gì? Các loại dị ứng thức ăn, bị dị ứng làm sao hết?
- Tổng hợp các loại trái cây tăng sức đề kháng, hỗ trợ sức khỏe miễn dịch
- Hạt kê – millet là hạt gì, ăn có bị dị ứng không? Hạt kê bán ở đâu?
Trên đây là bài biểu hiện của dị ứng thời tiết chúng tôi muốn gửi đến các bạn, hy vọng những thông tin sẽ hữu ích cho các bạn. Hãy thường xuyên ghé xem chuyên mục Mẹo vào bếp của Điện máy XANH để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!
https://soyte.hanoi.gov.vn/tin-tuc-su-kien/-/asset_publisher/4IVkx5Jltnbg/content/di-ung-thoi-tiet-nhung-ieu-can-bi-1
https://syt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/6CWBO9WiZqsQ/content/di-ung-thoi-tiet-nguyen-nhan-bieu-hien-chan-oan-va-ieu-tri
Món ngon liên quan
- Review lò nướng Galanz KWS2042LQ-H8UK giúp thực phẩm thơm ngon, chín đều
- Xíu mại là gì? Nguồn gốc và cách làm xíu mại thơm ngon, đơn giản
- Nên làm khoai mì nướng bằng chảo, nồi chiên, nồi cơm điện hay lò nướng?
- Review nồi cơm điện Cuckoo CR-1122 để nấu cơm trắng dẻo thơm ngon
Từ khóa: dị ứng thời tiết lạnh, biểu hiện của dị ứng thời tiết, dị ứng thời tiết là gì, nguyên nhân dị ứng thời tiết, thực phẩm giúp giảm dị ứng theo mùa
Thảo luận về Biểu hiện của dị ứng thời tiết là gì? Nguyên nhân, thực phẩm giảm dị ứng