Biện pháp đấu tranh sinh học là gì? Những biện pháp đấu tranh sinh học hiện nay

Sinh họcBiện pháp đấu tranh sinh học là gì? Những biện pháp đấu...

Ngày đăng:

0
(0)

Các biện pháp đấu tranh sinh học đang được sử dụng phổ biến để hạn chế các loài sinh vật có hại. Vậy những biện pháp đấu tranh sinh học nào đang được sử dụng phổ biến hiện nay? Khái niệm biện pháp đấu tranh sinh học là gì? Ưu nhược điểm của chúng ra sao? Hãy cùng DINHNGHIA.Com.Vn tìm hiểu những các câu hỏi trên qua bài viết dưới đây nhé!

Biện pháp đấu tranh sinh học là gì? Những biện pháp đấu tranh sinh học được sử dụng hiện nay

Biện pháp đấu tranh sinh học được hiểu là các biện pháp sử dụng sinh vật hay các sản phẩm của chúng để ngăn chặn hoặc giảm bớt các thiệt hại do sinh vật có hại gây ra.

Có 3 biện pháp đấu tranh sinh học được sử dụng rộng rãi gồm:

  • Sử dụng thiên địch tiêu diệt các loài sinh vật có hại hoặc sử dụng thiên địch để đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của chúng.
  • Sử dụng vi khuẩn để gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại.
  • Gây vô sinh để diệt động vật gây hại.
Biện pháp đấu tranh sinh học
Biện pháp đấu tranh sinh học

Những biện pháp đấu tranh sinh học và các ví dụ

Sử dụng thiên địch

  • Sử dụng thiên địch để tiêu diệt những loài động vật gây hại

Đây là phương pháp chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống thường ngày. Ví dụ như mèo bắt chuột, gà, vịt… tiêu diệt sâu bọ hay cá ăn bọ gậy và ấu trùng sâu bọ.

  • Sử dụng thiên địch để đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của chúng

Ví dụ: ở cây xương rồng khi phát triển quá nhiều, người ta sẽ các loài bướm đêm đẻ trứng, ấu trùng từ trứng nở ra sẽ ăn cây xương rồng. Qua đó hạn chế tình trạng cây xương rồng phát triển quá nhiều.

Sử dụng vi khuẩn để gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại

Với cách làm này, các nhà khoa học sẽ sử dụng các loài sinh vật riêng biệt để gây bệnh cho sinh vật cần tiêu diệt nhưng không làm ảnh hưởng tới môi trường.

Ví dụ: khi số lượng thỏ tăng quá nhiều và không thể kiểm soát, người ta sẽ sử dụng vi khuẩn Myoma và Calixi để gây bệnh cho thỏ. Qua đó giúp giảm số lượng thỏ.

Gây vô sinh để diệt động vật gây hại

Đây là một phương pháp phức tạp hơn so với 2 cách làm trên nhưng đem lại hiệu quả cao và an toàn hơn.

Ví dụ: Để diệt loài ruồi gây nở loét ở da bò, người ta đã gây vô sinh ở ruồi đực để ruồi cái không thể đẻ được. Qua đó giúp giảm số lượng ruồi gây nở loét.

Chắc hẳn đến đây, chúng ta đã có thể trả lời câu hỏi: có những biện pháp đấu tranh sinh học nào? Cho ví dụ rồi phải không nào?

Gây vô sinh để diệt động vật gây hại
Gây vô sinh để diệt động vật gây hại

Ưu và nhược điểm của những biện pháp đấu tranh sinh học

Các biện pháp đấu tranh sinh học lớp 7 đã được học. Vậy những biện pháp này có ưu điểm gì? Hãy cùng DINHNGHIA.Com.Vn nêu ưu điểm và hạn chế của những biện pháp đấu tranh sinh học cho ví dụ kẻ bảng nhé.

Ưu điểm

Các biện pháp đấu tranh sinh học trong nông nghiệp được sử dụng rất nhiều để bảo vệ mùa màng và tiêu diệt các loài sinh vật có hại. Đồng thời, các biện pháp này giúp hạn chế ô nhiễm môi trường và ô nhiễm thực phẩm do những loài sinh vật có hại gây nên.

Bên cạnh đó, các biện pháp đấu tranh sinh học còn giúp giảm thiếu hạn chế của các sinh vật có hại tới các sinh vật có ích và đặc biệt là tới sức khỏe con người. Đây còn là những phương pháp giúp hạn chế sự nhờn thuốc của các sinh vật gây hại và ít tốn kém.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm, các biện pháp này cũng có một số nhược điểm sau:

  • Chỉ phát huy tác dụng và đem lại hiệu quả ở những nơi khí hậu ổn định.

Những loài thiên địch không quen với khí hậu sẽ phát triển kém hơn và không đem lại hiệu quả như mong muốn. Ví dụ như kiến vống – một loài thiên địch để tiêu diệt bọ hại cam không thể sống ở những môi trường quá lạnh.

  • Thiên địch chỉ giải quyết được tạm thời, không thể tiêu diệt triệt để được sinh vạt có hại.
  • Tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại là điều kiện để loài sinh vật khác có cơ hội sinh sôi và phát triển.
  • Một số loài thiên địch vừa có lợi lại vừa có hại.
Nhược điểm
Nhược điểm

Bảng ví dụ về thiên địch và sinh vật gây hại

Thiên địchSinh vật gây hại
  • Gia cầm (gà, vịt, ngan,…)
  • Cá cờ
  • Mèo
  • Chim sẻ, thằn lằn…
  • Ong mắt đỏ
  • Sâu bọ, cua, ốc mang vật chủ trung gian gây bệnh
  • Ấu trùng sâu bọ
  • Chuột
  • Sâu bọ
  • Trứng sâu xám

 

Xem thêm:

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về những biện pháp đấu tranh sinh học. Hy vọng qua bài viết trên đây, chúng ta đã có thể tự trả lời cho mình những câu hỏi: thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học kể tên các biện pháp đấu tranh sinh học cho ví dụ? Hay hãy nêu những biện pháp đấu tranh sinh học và ví dụ về biện pháp sinh học. Đây là những biện pháp vô cùng quen thuộc và quan trọng với đời sống, vì thế chúng ta cần hiểu thật kĩ và nắm rõ phần kiến thức thú vị về những biện pháp đấu tranh sinh học nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

1km2 bằng bao nhiêu hm2? Quy đổi Kilômét vuông sang Héctômét vuông

Ki-lô-mét vuông và héc-tô-mét vuông là đơn vị đo...

Kg/cm2 là gì? Quy đổi kg/cm2 sang kN/m2, MPa, t/m2, psi, kPa, bar

Các đơn vị đo áp suất thường được ứng...

1 hg bằng bao nhiêu kg? Quy đổi từ Héctôgam sang Kilôgam

Đơn vị đo khối lượng hg và kg không...

1kg bằng bao nhiêu tạ, gam, tấn, yến? Cách đổi đơn vị kilogam

Trong cân lường, đơn vị ki-lô-gam thường được chuyển...