Bếp hồng ngoại là gì? 5 Loại bếp hồng ngoại không kén nồi chảo

0
(0)

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại bếp, từ bếp từ, bếp ga đến bếp hồng ngoại. Tuy nhiên, bếp hồng ngoại vẫn là lựa chọn được nhiều gia đình yêu thích vì kiểu dáng hiện đại và an toàn… Vậy bếp hồng ngoại là gì? Cùng tìm hiểu ở bên dưới bài viết nhé!

Bếp hồng ngoại là gì?

Bếp hồng ngoại là loại bếp có nguyên lý hoạt động dựa vào bức xạ nhiệt của tia hồng ngoại. Dòng điện đi qua cuộn dây và đốt nóng chúng để tạo ra nhiệt, truyền đến mặt bếp và làm nóng nồi, chảo. Vì vậy, bạn có thể dùng bất kỳ loại chảo, nồi để nấu ăn.

Bếp hồng ngoại là một loại bếp có nguyên lý hoạt động dựa vào bức xạ nhiệt của tia hồng ngoại
Bếp hồng ngoại là một loại bếp có nguyên lý hoạt động dựa vào bức xạ nhiệt của tia hồng ngoại

Cấu tạo của bếp hồng ngoại

Về cấu tạo, bếp hồng ngoại có cấu tạo gồm 3 bộ phận chính:

  • Phần thân và đáy bếp: Thường được làm bằng thép phủ sơn tĩnh điện chống gỉ sét giúp hạn chế trầy xước. Ngoài ra, dưới đáy bếp còn được lắp thêm quạt tản nhiệt giúp kéo dài độ bền của sản phẩm và giảm thiểu nguy cơ cháy nổ.
  • Bộ vi mạch điện tử và mâm nhiệt: Được làm từ carbon siêu bền, được kiểm định có tuổi thọ hoạt động khoảng 8000 tiếng (tương đương gần 21 năm).
  • Mặt kính: Có chức năng cường lực, cách nhiệt nên hạn chế bỏng, giật điện. Đồng thời, bề mặt có khả năng chống va đập và chịu nhiệt tốt lên đến 1000 độ C. Bên cạnh đó, một vài sản phẩm có khả năng kháng sốc nhiệt lên đến 800 độ C.
Bếp hồng ngoại có cấu tạo gồm 3 bộ phận chính: Phần thân và đáy bếp, Bộ vi mạch điện tử và mâm nhiệt, Mặt kính
Bếp hồng ngoại có cấu tạo gồm 3 bộ phận chính: Phần thân và đáy bếp, Bộ vi mạch điện tử và mâm nhiệt, Mặt kính

Nguyên lý hoạt động của bếp hồng ngoại

Như đã đề cập bên trên, nguyên lý hoạt động của bếp hồng ngoại là nhờ bức xạ nhiệt của tia hồng ngoại. Khi cắm điện, dòng điện này chạy qua các mạch điện tử và làm các sợi dây carbon sáng và tỏa nhiệt.

Lúc này, thấu kính hội tụ được lắp bên trong sẽ điều hướng nhiệt thành hình vòng tròn đỏ trên mặt kính. Khi nồi, chảo được đặt lên mặt bếp, nhiệt truyền qua mặt nồi, chảo và gián tiếp làm chín thức ăn.

Nguyên lý hoạt động của bếp hồng ngoại là nhờ bức xạ nhiệt của tia hồng ngoại
Nguyên lý hoạt động của bếp hồng ngoại là nhờ bức xạ nhiệt của tia hồng ngoại

Ưu nhược điểm của bếp hồng ngoại

Ưu điểm

  • Không kén nồi, chảo nên bạn có thể tận dụng những chiếc nồi đang có mà không cần sắm sửa thêm.
  • Theo nghiên cứu, tốc độ làm chín thức ăn của bếp hồng ngoại nhanh hơn bếp gas khoảng 50%. Hơn thế nữa, sau khi tắt bếp, phần nhiệt lượng còn lại trên mặt kính vẫn có thể tiếp tục truyền vào và giúp thức ăn chín kỹ hơn.
  • Dễ dàng vệ sinh vì bề mặt được làm bằng kính cường lực.
  • Bếp thường được trang bị thêm nhiều chức năng giúp bảo vệ người dùng như chế độ cảnh báo mặt bếp quá nóng, khóa trẻ em, tự ngắt khi nóng quá tải,…
Không kén nồi, chảo nên bạn có thể tận dụng những chiếc nồi đang có mà không cần sắm sửa thêm
Không kén nồi, chảo nên bạn có thể tận dụng những chiếc nồi đang có mà không cần sắm sửa thêm

Nhược điểm

  • Nhiệt lượng cao, nếu bất cẩn có thể gây bỏng nếu vô tình chạm vào mặt bếp.
  • Vi mạch điện tử dễ bị hỏng nếu sử dụng liên tục trong thời gian dài.
  • Không tiết kiệm năng lượng.
Nhiệt lượng cao, nếu bất cẩn có thể gây bỏng nếu vô tình chạm vào mặt bếp
Nhiệt lượng cao, nếu bất cẩn có thể gây bỏng nếu vô tình chạm vào mặt bếp

Các loại bếp hồng ngoại

Bếp hồng ngoại đơn

Bếp hồng ngoại đơn thường có hình chữ nhật hoặc hình tròn. Vì vậy, chức năng khá đơn giản với một vùng nấu tiện lợi.

Bếp hồng ngoại đơn thường có chức năng khá đơn giản
Bếp hồng ngoại đơn thường có chức năng khá đơn giản

Bếp hồng ngoại đôi

Bếp hồng ngoại đôi thường có hai vùng nấu với đường kính bằng nhau. Thường loại này sẽ có nhiều chức năng được tích hợp bên trong bếp hơn loại đơn.

Bếp hồng ngoại đôi thường có hai vùng nấu với đường kính bằng nhau
Bếp hồng ngoại đôi thường có hai vùng nấu với đường kính bằng nhau

Bếp hồng ngoại 3 vùng nấu trở lên

Còn với bếp hồng ngoại 3 vùng nấu trở lên, kích thước giữa các bếp thường không đồng đều. Vì vậy, có thể đáp ứng nhu cầu cùng lúc chế biến nhiều món ăn khác nhau, giúp tiết kiệm khá nhiều thời gian.

Còn với bếp hồng ngoại 3 vùng nấu trở lên, kích thước giữa các bếp thường không đồng đều
Còn với bếp hồng ngoại 3 vùng nấu trở lên, kích thước giữa các bếp thường không đồng đều

Bếp hồng ngoại âm

Bếp hồng ngoại âm thường sẽ được lắp đặt âm dưới mặt bếp nên không thể di chuyển vị trí. Với cách lắp đặt này, không gian căn bếp của nhà bạn thường sẽ hiện đại và gọn gàng hơn rất nhiều.

Bếp hồng ngoại âm thường sẽ được lắp đặt âm dưới mặt bếp nên không thể di chuyển vị trí
Bếp hồng ngoại âm thường sẽ được lắp đặt âm dưới mặt bếp nên không thể di chuyển vị trí

Bếp từ hồng ngoại

Cuối cùng là bếp từ hồng ngoại là sự kết hợp giữa bếp từ và bếp hồng ngoại. Với loại bếp này, bạn cùng lúc tận hưởng được ưu điểm của cả hai loại bếp này như chất liệu, thời gian nấu nướng và điện năng tiêu thụ,..

bếp từ hồng ngoại là sự kết hợp giữa bếp từ và bếp hồng ngoại
bếp từ hồng ngoại là sự kết hợp giữa bếp từ và bếp hồng ngoại

Xem thêm:

Hy vọng những thông tin bên trên đã giúp bạn biết được bếp hồng ngoại là gì cũng như những loại bếp hồng ngoại phổ biến nhất hiện nay. Còn chần chờ gì mà không nhanh tay chọn ngay cho mình một chiếc bếp phù hợp với nhu cầu gia đình và điều kiện tài chính.

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Mạng 5G là gì? Mạng 5G khi nào phủ sóng toàn quốc?

Mạng 5G là bước tiến vượt bậc trong công...

Mạng 4G là gì? Có nhanh không? 4G và LTE khác gì nhau?

Mạng 4G, ra đời vào năm 2010, là thế...

3G là gì? Tốc độ của mạng 3G là bao nhiêu? Khác gì với 2G và 4G

Mạng 3G, ra đời vào đầu những năm 2000,...

Mạng 2G là gì? Tại sao cắt mạng 2G? Khi nào cắt?

Mạng 2G, công nghệ di động phổ biến từ...