Với sự thông minh và tiện ích mà ứng dụng này mang lại, ChatGPT đã được rất nhiều người tin dùng. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là liệu việc bảo mật ChatGPT có thật sự an toàn và đảm bảo cho người dùng hay không? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Giới thiệu chung về ChatGPT
ChatGPT là ứng dụng chatbot sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), được phát triển bởi OpenAI. Mặc dù chỉ mới ra mắt gần đây tuy nhiên đang trên đà lan truyền rộng rãi và nhận được nhiều đánh giá tích cực từ người dùng. Nó là 1 công cụ AI với nhiều tính năng trả lời, giải đáp các câu hỏi từ đa dạng chủ đều và các cấp bật khác nhau nhờ vào “kho” kiến thức mà ChatGPT đã học được.
Hiện tại ChatGPT đang “học sâu” và càng lúc càng học được nhiều, bởi thế mà việc ChatGPT làm được ngày càng nhiều. Nó đang được áp dụng cho các công việc như học tập, nghiên cứu, công cụ mới cho việc tự học thậm chí là tham vấn cho các câu hỏi khó như sửa lỗi lập trình, trở thành đối thủ đáng gờm của Google.
ChatGPT có chính xác và đáng tin cậy không?
ChatGPT vốn là công cụ thu thập dữ liệu từ các nguồn khác nhau để “học” và giải đáp cho chúng ta. Bởi thế nó hoàn toàn làm tốt trong việc giải đáp các vấn đề mang tính chất tổng quan, phổ biến. Tuy nhiên, các vấn đề riêng biệt, học thuật quá sâu hoặc mang tính cá nhân, đặc biệt là các thông tin kể từ sau năm 2021 thì câu trả lời từ ChatGPT là không hoàn toàn chính xác.
ChatGPT vốn chỉ đưa ra thông tin, nó không chịu trách nhiệm về mặt pháp lý nói chung. Vì vậy người dùng là người tiếp nhận thông tin từ ChatGPT cần phải cẩn thận, không nên lạm dụng, chỉ sử dụng những gì cần thiết và lưu ý rằng không có một công cụ nào là thật sự thay thế được bộ não con người trong việc “thực hành thủ công”.
Những thông tin mà ChatGPT thu thập
Thông tin cá nhân do người dùng cung cấp
Khi người dùng tiến hành đăng nhập và cho phép, ChatGPT sẽ thu thập thông tin cá nhân liên quan đến người dùng, bao gồm:
- Thông tin tài khoản: Tên tài khoản, thông tin liên hệ, thông tin xác thực tài khoản, thông tin thẻ thanh toán và lịch sử giao dịch.
- Nội dung của người dùng: ChatGPT sẽ thu thập thông tin cá nhân có trong dữ liệu đầu vào, tệp tải lên hoặc phản hồi mà người dùng cung cấp cho dịch vụ của họ.
- Thông tin liên lạc: Tên, thông tin liên hệ và nội dung của bất kỳ tin nhắn nào người dùng liên lạc đến ChatGPT.
- Thông tin trên mạng xã hội: Khi người dùng tương tác với các trang truyền thông xã hội của ChatGPT.
Thông tin khi sử dụng ChatGPT
Đây là thông tin cá nhân mà ChatGPT tự động nhận được từ việc bạn sử dụng dịch vụ – gọi chung là Thông tin Kỹ thuật, bao gồm:
- Nhật ký dữ liệu: Đây là thông tin mà trình duyệt tự động gửi khi người dùng sử dụng Dịch vụ của ChatGPT.
- Dữ liệu sử dụng: ChatGPT có thể tự động thu thập thông tin về việc bạn sử dụng dịch vụ, ví dụ như loại nội dung bạn xem hoặc tương tác, các tính năng bạn sử dụng và hành động bạn thực hiện,..
- Thông tin thiết bị: Bao gồm tên thiết bị, hệ điều hành, số nhận dạng thiết bị và trình duyệt bạn đang sử dụng.
- Cookie: ChatGPT sẽ sử dụng cookie này để vận hành và quản lý dịch vụ của mình, từ đó cải thiện trải nghiệm của người dùng.
- Các dữ liệu phân tích: ChatGPT có thể sử dụng nhiều sản phẩm phân tích trực tuyến việc sử dụng cookie, từ đó phân tích hành vi người dùng.
ChatGPT sử dụng thông tin người dùng vào mục đích nào?
Theo các thông tin từ chính sách bảo mật, ChatGPT sẽ sử dụng thông tin người dùng cho các mục đích sau:
- Cung cấp, quản lý, duy trì và/hoặc phân tích Dịch vụ.
- Cải thiện Dịch vụ và tiến hành nghiên cứu.
- Để liên lạc với người dùng.
- Phát triển các chương trình và dịch vụ mới.
- Ngăn chặn gian lận, hoạt động tội phạm hoặc lạm dụng dịch vụ ChatGPT từ đó bảo vệ tính bảo mật của hệ thống, kiến trúc và mạng CNTT.
- Thực hiện chuyển giao kinh doanh.
- Đảm bảo tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý và quy trình pháp lý, bảo vệ các quyền riêng tư, sự an toàn, tài sản của các chi nhánh/nhà phát hành, người dùng cùng với các bên thứ ba khác.
Những rủi ro bảo mật và quyền riêng tư khi dùng ChatGPT
Rủi ro về việc sao chép dữ liệu cá nhân
Dữ liệu cá nhân của bạn hoàn toàn có thể bị sao chép khi không được bảo mật đúng cách hoặc hacker có thể truy cập vào tài khoản người dùng. Đây là rủi ro bảo mật phổ biến không chỉ trên ChatGPT mà còn nhiều thông tin tài khoản mạng khác. Lúc này bạn cần cẩn trọng trong việc bảo mật thông tin của chính mình.
Riêng về phía ChatGPT, nhà phát hành sẽ cần phải mã hóa dữ liệu và quản lý truy cập, để đảm bảo tính bảo mật và riêng tư của dữ liệu người dùng.
Rủi ro về việc xâm nhập vào hệ thống ChatGPT
Đây là khi có lỗi bảo mật xảy ra trong hệ thống ChatGPT và từ lỗi này, các hacker có thể xâm nhập, đây là một lỗi nghiêm trọng đối với cả người dùng lẫn hệ thống. Các rủi ro dành riêng cho người dùng có thể bao gồm:
- Đánh cắp dữ liệu liên quan đến thông tin cá nhân người dùng, các vấn đề không công khai, bảo mật,…
- Hệ thống ChatGPT có thể bị làm chậm hoặc ngưng hoạt động hoàn toàn, lúc này việc truy cập và sử dụng dịch vụ bị ngưng trệ, gây bất tiện cho người dùng.
- Lỗ hổng bảo mật từ việc bị xâm nhập có thể giúp những kẻ tấn công khai thác và truy cập vào các tài khoản mạng khác của người dùng.
Nguy cơ mất mát hoặc vi phạm quyền riêng tư của người dùng
Như phần thông tin ở trên, ChatGPT sẽ thu thập thông tin cá nhân và tham vấn cách hoạt động của của người dùng qua các tính năng, từ đó một vài thông tin có thể là riêng tư sẽ bị khai thác. Ví dụ như thông tin câu hỏi của bạn sẽ trở thành câu trả lời cho câu hỏi của người khác.
OpenAI – nhà phát hành của ChatGPT có thể thu thập các dữ liệu như địa chỉ IP, thiết lập trình duyệt và chia sẻ thông tin người dùng với bên thứ 3 mà không cần thông báo. Vì vậy người dùng luôn được khuyến cáo cần cẩn trọng khi tìm kiếm và chia sẻ thông tin.
Rủi ro về việc sử dụng ChatGPT để phá hoại hoặc tấn công
ChatGPT mang đến lợi ích gì, phần lớn đến từ mục đích của người sử dụng. Bởi vậy ngoài lợi ích, nó còn có thể là rủi ro từ tác hại của các mục đích xấu như tấn công hoặc phá hoại. Cụ thể như:
- Tạo tin tức giả mạo.
- Thiết lập các thông tin để lừa đảo qua email như: Lừa đảo thông tin tài khoản ngân hàng, lừa đảo thông tin cá nhân,…
- Tạo lập các thông tin giả nhằm tấn công các hệ thống bảo mật, khiến hệ thống gặp lỗi, nhận định sai thông tin thật – giả.
- Thậm chí, ChatGPT có thể được sử dụng để gây virus, mã độc,… tấn công vào các thông tin riêng tư.
Rủi ro về bảo vệ thông tin cá nhân khi sử dụng ChatGPT
- Nếu bảo mật yếu, tài khoản của bạn dễ dàng bị tấn công để lấy thông tin.
- Kể cả khi bạn cố gắng bảo mật thông tin từ phía mình, bạn vẫn có thể bị lộ thông tin ra ngoài nếu máy chủ lưu trữ dữ liệu của ChatGPT không được bảo mật đúng cách.
- OpenAI còn có những đối tác, rủi ro có thể xảy ra nếu những bên thứ ba thu thập dữ liệu cá nhân của người dùng từ ChatGPT mà không được sự cho phép hoặc sử dụng cho mục đích không đúng.
- Các lỗ hổng bảo mật một khi xuất hiện sẽ khiến hệ thống dễ bị tấn công từ tin tặc, gây nguy hiểm đến bảo mật thông tin của người dùng.
Rủi ro về việc sử dụng dữ liệu trong ChatGPT cho mục đích không phù hợp
Việc dữ liệu bị sử dụng cho mục đích không phù hợp có thể bao gồm:
- Thu thập dữ liệu của người dùng trái phép, gây rủi ro quyền riêng tư.
- Dữ liệu được sử dụng vào mục đích phi pháp như gian lận, đánh cắp thông tin cá nhân,…
- Hành vi người dùng bị theo dõi để sử dụng và phân tích mà không có sự đồng ý.
- Thông tin nhạy cảm sẽ bị lộ nếu dữ liệu được sử dụng để tạo ra các câu trả lời cho các câu hỏi nhạy cảm hoặc thông tin cá nhân của người dùng.
Nguy cơ bị tấn công bằng phần mềm độc hại khi sử dụng ChatGPT
ChatGPT không phải toàn năng, nó có thể bị tấn công bởi các phần mềm độc hại khác bằng các hình thức như:
- Tấn công từ phía máy chủ hoặc trực tuyến vào phần mềm để lấy cắp thông tin người dùng.
- Tự cài đặt phần mềm độc hại trên máy tính của người dùng, khi người dùng sử dụng phần mềm độc đó thì sẽ bị đánh cắp thông tin.
Rủi ro về tính toàn vẹn của dữ liệu trong ChatGPT
OpenAI đã cảnh báo rằng ChatGPT có thể tạo ra những thông tin không chính xác, chưa được kiểm chứng hoặc dễ gây hiểu lầm, đó là lý do mà người dùng cần cân nhắc khi tham khảo các thông tin từ ChatGPT. Bởi từ đây nó có thể tạo nên lỗ hổng vì không được bảo mật một các toàn vẹn.
Các tài khoản chưa được xác nhận chính chủ có thể lan truyền tin tức giả mạo, ảnh hưởng đến các phát ngôn liên quan đến cộng đồng.
Lưu ý để sử dụng ChatGPT an toàn
Ở phía người dùng, cách đầu tiên và quan trọng nhất để sử dụng an toàn ChatGPT chính là cẩn thận và lưu ý vấn đề bảo mật, nên sử dụng các giải pháp, phần mềm an ninh mạng trên máy tính cũng như điện thoại.
Ngoài ra, nên lưu ý rằng ChatGPT hiện chỉ cung cấp duy nhất qua trang web chat.openai.com. Microsoft và OpenAI cũng đã áp dụng công nghệ AI được cái tiến dựa trên ChatGPT vào công cụ Bing, còn lại đều là giả mạo.
Khi sử dụng, nên tránh và cẩn trọng với các email có đính kèm đường dẫn, file lạ, đáng ngờ. Cách để kiểm tra đường dẫn trước khi mở là truy cập sitecheck.sucuri.net hay check.spamhaus.org.
Xem thêm:
- Nguyên lý hoạt động của ChatGPT khi trả lời câu hỏi, xử lý và phản hồi ngữ cảnh
- Tìm hiểu về giới hạn của ChatGPT: 6 điều mà ứng dụng này không thể làm
- ChatGPT trong giáo dục: Cơ hội, thách thức và cách ứng dụng
Với những thông tin DINHNGHIA vừa mang đến cho các bạn, DINHNGHIA mong rằng các bạn đã biết được cách bảo mật ChatGPT và chúng nên sử dụng ứng dụng này như thế nào để không bị lộ thông tin cá nhân. Hãy bình luận cho DINHNGHIA biết các bạn có thường xuyên sử dụng ChatGPT không nhé!