Asana yoga là gì? Tác dụng và bài tập asana yoga hiệu quả nhất

0
(0)

Asana yoga là động tác có tác động mật thiết đến hệ thần kinh và các cơ quan trong cơ thể. Khi tập bài tập này giúp người tập thư giãn tâm hồn. Vậy Asana yoga là gì? Cùng DINHNGHIA.COM.VN theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn nhé!

Asana là gì?

Asana là ngôn ngữ tiếng Phạn có thể hiểu đơn giản là tư thế yoga. Đó là những tư thế giúp cho người tập cảm thấy thoải mái, vững chắc về thể chất lẫn tinh thần. Ngoài ra nó còn tác động đến tuyến giáp, thần kinh, cơ, điều hòa hooc – môn,…

Asana là ngôn ngữ tiếng Phạn có thể hiểu đơn giản là tư thế yoga
Asana là ngôn ngữ tiếng Phạn có thể hiểu đơn giản là tư thế yoga

Đặc biệt bài tập Asana thường có nền tảng là hơi thở và sự tập trung của tâm trí. Do đó, có thể kết luận là các bài tập Asana sẽ mang đến cho người tập các lợi ích về tâm hồn lẫn thể xác.

Cốt lõi của quy trình của Asana

Mỗi tư thế Asana đều liên quan mật thiết đến động tác “đẩy” và “giữ”. Cụ thể như sau:

  • Đẩy” là động tác đưa cơ thể người tập vào tư thế. Từ đó, sẽ khám phá được các vùng còn cứng chưa dẻo dai của cơ thể bạn.
  • Giữ” là việc chủ động chờ đời và lắng nghe các phản hồi từ cơ thể. Từ đó, sẽ điều chỉnh động tác cho phù hợp để có thể duy trì được sự cân bằng của cơ thể trong thời gian lâu nhất.
Mỗi tư thế Asana đều liên quan mật thiết đến động tác “đẩy” và “giữ”
Mỗi tư thế Asana đều liên quan mật thiết đến động tác “đẩy” và “giữ”

Có tất cả bao nhiêu Asana?

Asana có rất nhiều đại khái có khoảng 8.400.000 Asana (theo thánh thư Yogic). Điểm đặc biệt của bộ môn này là từ bài tập mô tả được động tác của động vật. Hiện nay thì Asana có 3 loại chính:

  • Asana thiền định.
  • Asana tập thể dục thư giãn.
  • Asana văn hóa.
Hiện nay thì Asana có 3 loại chính
Hiện nay thì Asana có 3 loại chính

Tác dụng của Asana đối với cơ thể

Tăng cường sức khỏe bên trong cơ thể

Asana có quan hệ mật thiết đến các hệ thần kinh, hô hấp, nội tiếp và cơ quan nội tạng. Nhờ mối quan hệ đó, mà Asana có thể kích thích các cơ quan hoạt động một cách tốt hơn.

Tăng cường sức khỏe bên trong cơ thể
Tăng cường sức khỏe bên trong cơ thể

Asana còn giúp các hormon của hệ thống nội tiết được tiết xuất vào trong máu. Vì vậy, mà người tập luôn có cảm giác nhẹ nhàng, thư giãn sau mỗi lần thực hiện động tác này.

Cân bằng cảm xúc

Bài tập Asana cũng có thể giúp người tập cân bằng cảm xúc. Từ đó, tâm trí của người tập luôn điềm tĩnh, thư giãn và tri thức được phát triển tốt hơn.

Cân bằng cảm xúc
Cân bằng cảm xúc

Kiểm soát các giác quan của cơ thể

Asana cũng góp phần vào việc tăng cường chuyển hóa cũng như kiểm soát hoạt động của các giác quan. Nhờ đó, người tập có thể cân bằng tâm lý, xoa dịu mọi cảm xúc náo loạn trong cơ thể và lạc quan, sáng suốt hơn trong cuộc sống.

Kiểm soát các giác quan của cơ thể
Kiểm soát các giác quan của cơ thể

Cách tập asana yoga đúng cách

Cho người mới bắt đầu

Các bài tập Asana cho những người chưa biết về Asana như chuỗi pavanamuktasana, tư thế ngồi trên gót chân, tư thế đứng,… Đây đều là những tư thế cơ bản, đặc biệt những người mắc bệnh hay thể trạng yếu đều có thể tập bài tập này.

Asana yoga cho người mới bắt đầu
Asana yoga cho người mới bắt đầu

Cho người tập ở mức trung bình

Bài tập ở mức trung bình thường áp dụng cho những người mới bắt đầu tập và đòi hỏi sức khỏe của người tập ở mức ổn định, sự phối hợp của cơ thể. Bài tập này gồm vặn xoắn, tư thế hoa sen, gập trước, cân bằng, đảo ngược.

Asana yoga cho người mới tập trung
Asana yoga cho người mới tập trung

Cho người ở mức nâng cao

Bài tập mức nâng cao đòi hỏi người tập phải kiểm soát tốt các cơ cũng như hệ thần kinh của mình. Khi tập ở mức độ này bạn cần sự hướng dẫn của huấn luyện viên. Đặc biệt những người gãy xương, loét dạ dày,… thì không được tập bài tập này.

Asana yoga cho người ở mức nâng cao
Asana yoga cho người ở mức nâng cao

Các tư thế Asana phổ biến nhất hiện nay

Tư thế xoay người

Tư thế xoay người có thể giúp vùng lưng của bạn được thư giãn cũng như cải thiện hệ tiêu hóa. Đặc biệt khi thực hiện thao tác này cũng giúp vùng eo của bạn được thu nhỏ đấy!

Tư thế xoay người
Tư thế xoay người

Tư thế Viparita Karani

Tư thế Viparita Karani có tác dụng mở lồng ngực, vùng bụng vai thư giãn. Tư thế này giúp người tập bạch huyết lưu thông, kích thích các cơ quan vùng bụng hoạt động, giảm sưng chân và mệt mỏi.

Tư thế Viparita Karani
Tư thế Viparita Karani

Tư thế thư giãn

Tư thế thư giãn này sẽ giúp bạn cải thiện vùng lưng dưới và phần trong hông. Ngoài ra, tư thế này còn giúp lưu thông máu vùng khung chậu và lưu thông bạch huyết.

Tư thế thư giãn
Tư thế thư giãn

Tư thế cây cầu

Tư thế cây cầu giúp người tập giảm cơn đau lưng, tan mỡ bụng và hệ tiêu hóa được cải thiện đáng kể. Các bạn nữ đến kỳ kinh nguyệt có thể tập tư thế này để giảm đau trong kỳ và rèn luyện cơ bụng nhé!

Tư thế cây cầu
Tư thế cây cầu

Tư thế con bướm

Tư thế này sẽ giúp người tập giảm được căng thẳng ở vùng bụng, bên trong hông. Ngoài ra còn làm các khớp ở hông linh hoạt hơn. Tư thế con bướm cũng giúp các nàng ổn định trong chu kỳ kinh nguyệt nữa đấy!

Tư thế con bướm
Tư thế con bướm

Lưu ý khi tập Asana

Bạn cần lưu ý những điều sau khi tập Asana:

  • Bạn cần phải tập đúng tư thế để không bị tình trạng đau nhức hay không thoải mái.
  • Sau khi tập xong, bạn cần xoa bóp cơ thể và thư giãn bản thân.
  • Khi tập các bài tập Asana tại nhà thì bạn nên tập cùng huấn luyện viên hoặc giáo viên để có thể đạt được kết quả tốt nhất.
Bạn cần lưu ý những điều sau khi tập Asana
Bạn cần lưu ý những điều sau khi tập Asana

Xem thêm:

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về Asana yoga là gì. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích với các bạn có hứng thú với bộ môn yoga này. Hãy cùng chờ đón bài viết hấp dẫn tiếp theo nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Mạng 5G là gì? Mạng 5G khi nào phủ sóng toàn quốc?

Mạng 5G là bước tiến vượt bậc trong công...

Mạng 4G là gì? Có nhanh không? 4G và LTE khác gì nhau?

Mạng 4G, ra đời vào năm 2010, là thế...

3G là gì? Tốc độ của mạng 3G là bao nhiêu? Khác gì với 2G và 4G

Mạng 3G, ra đời vào đầu những năm 2000,...

Mạng 2G là gì? Tại sao cắt mạng 2G? Khi nào cắt?

Mạng 2G, công nghệ di động phổ biến từ...