Amply là thiết bị vô cùng quan trọng, góp phần tạo nên chất lượng âm thanh tốt hơn trong dàn âm thanh hoàn chỉnh. Nếu bạn chưa biết amply là gì thì hãy cùng DINHNGHIA tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Amply là gì?
Amply tên đầy đủ là Amplifier, là một thiết bị trong hệ thống âm thanh, có tác dụng tiếp nhận các tín hiệu điện đầu vào, xử lý và khuếch đại tín hiệu đó (tín hiệu âm thanh), cho ra tín hiệu lớn hơn rất nhiều lần.

Cấu tạo của amply
- Biến áp nguồn: Đây là bộ phận quan trọng nhất đối với Amply có chức năng biến đổi nguồn điện cho trước. Bộ nguồn càng lớn thì công suất của amply càng lớn. Ngoài ra, nó còn đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng âm thanh thông qua độ ổn định công suất và khả năng chống nhiễu.
- Tụ lọc nguồn: có nhiệm vụ tích trữ năng lượng điện cho những thiết bị điện tử và amply, giúp dòng điện ổn định hơn.
- Mạch điện công suất: là bộ phận quan trọng nhất của amply quyết định độ trung thực của âm thanh, kiểm soát nhiễu và có khả năng chống méo âm thanh tốt.

Chức năng của amply trong âm thanh
Khuếch đại tín hiệu
Đây là chức năng chính của amply. Nhờ vào nó mà bạn có thể nghe được âm thanh phát ra từ các thiết bị khác. Do vậy, bạn cần chọn amply có công suất phù hợp với công suất loa để âm thanh phát ra chuẩn nhất. Một số thiết bị amply hỗ trợ khuếch đại âm thanh:
- Thiết bị âm thanh karaoke: có tác dụng tăng công suất và lọc để cho ra âm thanh chuẩn hơn. Nó cũng cung cấp các hiệu ứng bổ sung như tiếng vang, độ trễ, lặp lại hoặc tăng/giảm âm trầm, âm trung, âm bổng,… để âm thanh khi hát sẽ mượt mà hơn.
- Hệ thống âm thanh thông báo: amply khuếch đại và lọc thanh thanh bên trong. Để có chất lượng âm thanh tốt nhất, bạn nên chọn amply có công suất và trở kháng phù hợp với loa.
- Thiết bị âm thanh sân khấu: amply có nhiệm vụ đẩy công suất của loa nhưng không có nhiệm vụ lọc tiếng.

Đẩy công suất và lọc tiếng rõ ràng hơn
Nhờ chức năng này mà amply sẽ giúp echo đầu ra tín hiệu dày và mượt hơn. Chức năng này vận dụng tốt cho hội trường, sân khấu, sân vận động có không gian lớn.

Đẩy công suất loa lớn hơn
Chức năng này thường được sử dụng cho các thiết bị âm thanh trong hội trường, sân khấu biểu diễn. Nhiệm vụ chính của amply là đẩy công suất để loa phát ra âm thanh lớn hơn, phù hợp với không gian rộng chứ không chú trọng lọc tiếng.

Phân loại amply trên thị trường
Dựa vào số kênh
- Amply 2 kênh: là loại amply số lượng đầu ra là 2.
- Amply 4 kênh: là loại amply số lượng đầu ra là 4, mang đến cho người nghe chân thật và sống động.

Dựa vào chức năng
- Amply tiền khuếch đại (Pre-Amply): có nhiệm vụ khuếch đại các tín hiệu âm thanh nhỏ thành các mức tín hiệu lớn hơn.
- Amply khuếch đại công suất (Power Amply): nhận các tín hiệu âm thanh trung bình đã được khuếch đại từ amply tiền khuếch đại. Sau đó, amply công suất sẽ khuếch đại lại các tín hiệu này lên mức cao nhất rồi đưa ra ngoài loa.
- Amply tích hợp (Integrated Amply): là sự kết hợp giữa amply tiền khuếch đại và amply khuếch đại công suất thay vì tách rời ra 2 máy như trên.
- Amply tích hợp đối xứng (Dual mono Amply): là 1 dạng của amply tích hợp những được thiết 2 kênh đối xứng Left và Right phân biệt với nhau. Hai kênh này có một hệ thống amply riêng nhưng thiết kế và cấu tạo của chúng không có khác biệt.
- Amply khối tách biệt (Monoblock Amply): là amply dạng khối nhằm tách rời từng amply riêng biệt cho mỗi loại kênh Left và Right, do vậy loại amply này khá lớn và cồng kềnh.

Dựa vào công nghệ sử dụng
- Amply công nghệ khuếch đại bán dẫn (transistor)
- Amply công nghệ khuếch đại bóng đèn điện tử (tub)
- Amply công nghệ khuếch đại mạch kỹ thuật số (digital)
- Amply công nghệ khuếch đại lai gồm: đèn, bán dẫn và kỹ thuật số

Dựa vào chế độ hoạt động
- Amply class A: chất lượng âm thanh cao, tự nhiên nhưng 80% hiệu suất lại bị tiêu tán dưới dạng nhiệt nên amply dễ bị nóng.
- Amply class B: độ méo khá cao, chất lượng âm thanh kém nên không thường được sử dụng trong các dàn âm thanh cao cấp. Tuy nhiên lại có ưu điểm là vận dụng 80% công suất, chỉ 20% công suất bị tiêu tán dưới dạng nhiệt nên khi chạy khá mát.
- Amply class AB: thừa hưởng ưu điểm của class A và class B khi sở hữu chất lượng âm thanh tốt và hiệu suất cao.
- Amply class C: thường được sử dụng trong các mạch khuếch đại có tần suất và công suất cao do mang đến hiệu quả vượt trội hơn so với class A, B và AB.
- Amply class D: có giới hạn của băng thông và khả năng không gây méo dạng nên thường được sử dụng trong các mạch khuếch đại loa siêu trầm. Bên cạnh đó, hiệu suất của class D rất cao, đỉnh điểm có thể đạt tới 97% nên không gây hao tổn trong quá trình sử dụng.

Kinh nghiệm chọn mua amply cho hệ thống âm thanh
- Nếu muốn kết hợp amply với loa, bạn nên chọn loại amply có công suất lớn hơn gấp đôi so với công suất của loa để hoạt động hiệu quả.
- Kiểm tra phần bass của âm thanh để kiểm tra độ mạnh của âm thanh. Nếu tiếng bass bị lỏng hay bị chậm thì chứng tỏ công suất của amply chưa phù hợp.
- Nếu bạn thực hiện tăng âm lượng mà tốc độ và chiều sâu của âm thanh không thay đổi theo ngay thì có nghĩa là amply chưa đủ độ căng.
- Kiểm tra bên ngoài amply xem sản phẩm còn mới, có bị trầy xước hay không,… để không mua phải sản phẩm kém chất lượng.

Những lưu ý để sử dụng amply hiệu quả
- Đảm bảo độ tiếp xúc kết nối giữa amply và các thiết bị âm thanh khác chắc chắn và tốt nhất.
- Tuyệt đối không để các đầu jack của các thiết bị chạm vào nhau bởi nó sẽ gây ra hiện tượng ngắt mạch và gây hỏng hóc.
- Không thực hiện đấu nối khi amply hay các thiết bị khác đang mở để giữ an toàn cho người sử dụng cũng như chất lượng loa.
- Trong khi đang mở thì không nên di chuyển amply để không ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh.
- Không để amply tải quá nhiều loa.
- Hạn chế bố trí loa và amply chồng chéo. Các thiết bị nên cách nhau từ 5 – 10 cm bởi trong quá trình sử dụng, các thiết bị sẽ thải ra lượng nhiệt lớn và từ trường gây ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh.

Xem thêm:
- Receiver là gì? Cách chọn Amply receiver chuẩn và mới nhất
- Độ nhạy của loa là gì? Có nên tăng độ nhạy của loa không?
- Gain trong âm thanh là gì? Hướng dẫn cách chỉnh Gain hiệu quả
Trên đây là bài viết giải đáp amply là gì? Hi vọng bài viết đã mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Nếu có thắc mắc gì thì hãy để lại bên dưới phần bình luận nhé!