Stalk là một từ đang được giới trẻ sử dụng rộng rãi trong thời gian gần đây, đặc biệt là trên các trang mạng xã hội. Vậy stalk là gì? Stalk Facebook là gì? Hãy cùng DINHNGHIA tìm kiếm câu trả lời trong bài viết này nhé!
Nội dung bài viết
Stalk là gì?
Theo từ điển Oxford (tiếng Anh), từ “stalk” được dịch là rình mò, săn trộm. Trong khi đó, nghĩa gốc của từ này dùng để diễn tả hành động theo đuổi một cách cẩn thận và lén lút.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, “stalk” lại được mọi người sử dụng như một từ tiếng lóng. Nghĩa của nó là “sự thôi thúc muốn tìm hiểu mọi thứ về cuộc sống riêng tư của một cá nhân bằng cách tìm kiếm trên Facebook, Instagram, Twitter và những trang mạng xã hội khác”.
Stalker là gì?
Stalker được hiểu là người theo dõi và thu thập thông tin về đối tượng cụ thể. Những người này có khả năng khám phá thông tin một cách nhanh chóng về mọi khía cạnh liên quan đến đối tượng mà bạn quan tâm chỉ từ một vài dữ kiện nhỏ.
Stalk có thể xuất hiện ở đâu?
Stalk trên mạng xã hội (Facebook, Instagram,…)
Stalk trên Facebook, Instagram hay các trang mạng xã hội là việc theo dõi và thu thập thông tin được chia sẻ của người dùng nào đó. Tùy thuộc vào động cơ, hành vi này có thể mang tính chất tích cực hoặc tiêu cực.
Hành động stalk có thể bắt nguồn từ sự chú ý, ngưỡng mộ, hay quan tâm với mục tiêu hay nhiệm vụ nào đó. Tuy nhiên, mặt tiêu cực của việc này là xâm phạm quyền riêng tư, xâm nhập vào thông tin cá nhân của người khác mà không có sự cho phép. Thậm chí, một số người xem stalk như việc soi mói đời tư, cuộc sống riêng của người khác.
Dù nhìn theo góc độ nào thì người dùng vẫn cần đề cao việc kiểm soát thông tin cá nhân và hoạt động trên mạng xã hội. Điều này nhằm tránh những ảnh hưởng, hậu quả không mong muốn.
Stalk tại nơi làm việc
Stalk tại nơi làm việc có thể hiểu rằng đồng nghiệp hoặc cấp trên có những hành động theo dõi, giám sát bạn một cách thái quá. Người stalk này sẽ luôn chú ý đến các hoạt động, lịch trình làm việc hay thậm chí là quan sát các cuộc gọi, thư từ của bạn.
Điều này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân bị stalk mà còn là vấn đề về sự an toàn và sự riêng tư trong tổ chức. Vì vậy, cần có các biện pháp cụ thể để giải quyết và ngăn chặn hành vi stalk tại nơi làm việc.
Các đối tượng dễ bị stalk
Người yêu cũ, người yêu cũ của người yêu, người yêu mới của người yêu cũ, những nhân vật nhận được nhiều sự chú ý hay những người bị ghét là các đối tượng có xu hướng bị stalk nhiều nhất. Tuy nhiên, thực tế cho thấy bất kỳ ai cũng có thể bị stalk, không nhất thiết phải có mối quan hệ thân mật trước đó.
Bạn có thể bị stalk bởi bạn cũ, bạn cùng lớp, người quen đã lâu chưa gặp hoặc thậm chí là người mà bạn chưa từng gặp lần nào.
Những dấu hiệu, biểu hiện của việc stalk
Stalk trên Internet
Stalk trên internet là việc sử dụng các nền tảng trực tuyến để theo dõi, liên lạc và thu thập thông tin về người khác. Có rất nhiều nguồn mà stalker có thể lấy được thông tin của bạn, như trang cá nhân của bạn hay của bạn bè bạn, fanpage/website mà bạn có tương tác,…
Biểu hiện của stalk có thể bao gồm việc thường xuyên nhắn tin, gửi email, gắn thẻ, hoặc trêu chọc bạn, cũng như sử dụng tài khoản giả để liên lạc với bạn. Hành vi stalk trên Internet đôi khi có thể dẫn đến stalk vật lý hoặc ngoại tuyến.
Stalk trên Facebook
Stalk trên Facebook thường có các biểu hiện cụ thể hơn, chẳng hạn như việc ai đó thường xuyên like, thả tim và theo dõi các hoạt động trên trang cá nhân của bạn. Stalker muốn biết xem ai đã tương tác với bài viết của bạn, bạn đăng gì hay cập nhật story gì mỗi ngày,…
Stalk tại nơi làm việc
Để nhận biết bản thân có đang bị stalk ở nơi làm việc không thì hãy xem qua các biểu hiện sau đây:
- Giao tiếp liên tục: Nếu có đồng nghiệp liên tục gửi email, tin nhắn cá nhân mà bạn không mong muốn thì có thể là dấu hiệu của hành vi stalk, đặc biệt nếu nó diễn ra một cách quá mức cá nhân và không phù hợp.
- Nhận xét khó chịu: Nếu có người liên tục đưa ra những nhận xét khó nghe về cuộc sống cá nhân hoặc ngoại hình của bạn trong khi bạn đã tỏ rõ sự không quan tâm thì đó có thể là dấu hiệu của stalk.
- Bị theo dõi liên tục: Trường hợp bạn nhận thấy có người luôn xuất hiện ở mọi nơi bạn đến hoặc họ biết quá nhiều về các hoạt động của bạn dù bạn không chia sẻ.
- Xâm phạm vấn đề cá nhân hoặc công việc: Nếu phát hiện ai đó đã xâm phạm không gian làm việc bạn như bàn, máy tính hoặc vật dụng cá nhân mà không có sự cho phép thì cũng có thể là dấu hiệu của stalk.
- Sử dụng công nghệ giám sát: Nếu bạn phát hiện ra có phần mềm gián điệp hoặc các phương tiện khác được sử dụng để theo dõi thông tin liên lạc và hoạt động của bạn, đó cũng có thể coi là stalk.
- Phát tán tin đồn về bạn: Các đồng nghiệp nói cho bạn biết rằng có người đang lan truyền thông tin mà có thể gây tổn hại cho bạn, đây cũng là một dấu hiệu cần chú ý.
Stalk người khác tốt hay xấu?
Mặc dù stalk là hành vi khá phổ biến nhưng được khuyến cáo là không nên thực hiện, bởi vì có thể biến tướng thành hành vi quấy rối, tiêu cực. Sự tác động của stalk lên tâm lý của “nạn nhân” được đánh giá là khá nghiêm trọng như căng thẳng, lo âu, sợ hãi,…
Người bị stalk có thể cảm thấy không gian cá nhân bị xâm phạm, kèm theo các vấn đề sức khỏe như mất ngủ, rối loạn lo âu và trầm cảm. Tại nơi làm việc, sự căng thẳng này có thể dẫn đến sự thiếu tập trung, ảnh hưởng đến hiệu suất công việc và kinh tế cá nhân.
Làm gì để không bị stalk?
Cách hạn chế stalk trên Facebook, mạng xã hội
Để hạn chế, đề phòng nguy cơ bị stalk trên Facebook, mạng xã hội, bạn có thể tham khảo các lưu ý sau:
- Có thể sử dụng tính năng chặn, hạn chế hoặc hủy kết bạn để tránh trường hợp những người không mong muốn truy cập vào thông tin cá nhân của bạn.
- Hạn chế đăng tải thông tin liên quan đến các vấn đề riêng tư và chỉ nên chia sẻ những nội dung đã được chọn lọc.
- Điều chỉnh đối tượng người dùng có quyền xem bài viết của bạn để kiểm soát việc ai có thể tiếp cận thông tin bạn chia sẻ, đồng thời hạn chế việc đăng bài ở chế độ công khai.
- Thận trọng khi sử dụng wifi công cộng và đảm bảo luôn đăng xuất sau khi sử dụng để tránh rủi ro bị hack hoặc có ai đó đặt thiết bị theo dõi bạn.
- Tránh kết bạn với những người không quen biết và duy trì trang cá nhân ở chế độ riêng tư.
- Trong trường hợp gặp phải hành vi stalk nghiêm trọng hoặc tiêu cực, bạn hãy thu thập chứng cứ và nhờ đến sự can thiệp của cơ quan pháp luật.
Cách hạn chế stalk tại nơi làm việc
- Thiết lập ranh giới rõ ràng: Đặt ra ranh giới cá nhân và nghề nghiệp ngay từ đầu. Nếu bạn cảm thấy không thoải mái với sự quan sát hoặc chú ý của đồng nghiệp, hãy lịch sự thể hiện ý nghĩ và sớm giải quyết vấn đề.
- Báo cáo hành vi stalk: Đừng ngần ngại báo cáo hành vi stalk cho người quản lý, bộ phận nhân sự hoặc nhân viên an ninh. Đồng thời đừng quên lưu giữ hồ sơ chi tiết và báo cáo sự việc theo trình tự.
- Bảo mật thông tin cá nhân: Hãy đảm bảo rằng thông tin cá nhân của bạn được bảo mật và không dễ dàng truy cập được. Bạn nên cập nhật cài đặt quyền riêng tư trên các nền tảng mạng xã hội và kiểm soát thông tin được chia sẻ.
- Cài đặt các biện pháp bảo mật: Nếu bạn cảm thấy sự an toàn của mình đang bị đe dọa, hãy cân nhắc sử dụng các biện pháp bảo vệ như yêu cầu hộ tống sau giờ làm việc. Bạn cũng có thể lắp đặt thêm camera hay hệ thống an ninh tại nhà.
- Tư vấn với chuyên gia: Trong tình huống nghiêm trọng, hãy tìm kiếm sự tư vấn từ luật sư hoặc chuyên gia về sức khỏe tâm thần để có những hỗ trợ, hướng dẫn phù hợp.
Xem thêm:
- Ib là gì? Ý nghĩa thường dùng của inbox trên Facebook
- Add là gì? Add trên Facebook là gì? Các cụm từ phổ biến với Add
- Status là gì? Cách đăng Status lên Facebook, Zalo nhanh, đơn giản nhất
Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn hiểu được khái niệm stalk là gì cũng như một số cách để không bị stalk. Nếu thấy thông tin hữu ích, đừng quên chia sẽ cho mọi người cùng biết nhé!