Hình ảnh về người thầy đầu tiên và những kí ức tuổi học trò là những hoài niệm một thời khó quên đối với mỗi người. Khi soạn bài hai cây phong của tác giả Ai-ma-tốp, chúng ta sẽ thấy được những hồi ức đẹp của tác giả qua hình ảnh hai cây phong trong tác phẩm. Cùng DINHNGHIA.COM.VN soạn bài hai cây phong ngắn gọn, phân tích bố cục và nội dung tác phẩm qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Soạn bài Hai cây phong qua những câu hỏi trong chương trình
Để hiểu sâu sắc nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm, chúng ta cùng soạn bài Hai cây phong qua những câu hỏi trong chương trình được nhiều người quan tâm. Từ đó nắm bắt tốt hơn về tư tưởng, tình cảm cũng như bức thông điệp mà nhà văn Ai-ma-tốp đã gửi gắm trong thiên truyện nhiều chất thơ này.
Bố cục của đoạn trích Hai cây phong
- Phần 1 – Từ đầu đến “gương thần xanh”: Thể hiện hình ảnh hai cây phong gắn liền với văn hóa của làng Ku-ku-rêu.
- Phần 2 – Đoạn còn lại: Là những kí ức đẹp thời thơ ấu của tác giả gắn liền với hình ảnh hai cây phong.
Phân biệt hai mạch kể qua việc căn cứ vào đại từ nhân xưng của người kể chuyện
- Từ đầu đến “chiếc gương thần xanh”: Mạch kể xưng tôi
- Từ năm học đến “chân trời xanh biêng biếc”: mạch kể xưng chúng tôi
- Đoạn còn lại: Mạch kể trở về xưng tôi
Nội dung chính của văn bản hai cây phong: Nhân vật tôi trong tác phẩm là hình ảnh thu nhỏ của tác giả, được nhà văn ủy thác để dẫn dắt câu chuyện. Mọi sự việc đều xoay quanh nhãn quan của nhân vật tôi. Đoạn trích, dù được thể hiện dưới đại từ nhân xưng “tôi” hay “chúng tôi” cũng đều mang những kí ức thời ấy thơ đầy sống động và chân thực.
Hình ảnh hai cây phong hiện lên với sự dẫn dắt của “chúng tôi”
Có hai đoạn xuất hiện mạch kể chuyện “chúng tôi”. Khi soạn bài Hai cây phong, chúng ta có thể thấy rằng, điều thu hút bọn trẻ chính là chính là thế giới nhiệm màu đầy sinh động ở những vùng đất xa lạ chưa từng biết đến
- Đoạn kể về hai cây phong trên đồi cao cùng những kỉ niệm của bọn trẻ trước kì nghỉ hè năm cuối
- Đoạn sau mở ra những chân trời mới đẹp đẽ và bao la bát ngát trước mắt bọn trẻ
- Hình ảnh hai cây phong khổng lồ, nghiêng ngả, cao ngang tầm cánh chim, tiếng lá dịu hiền xào xạc, cành cao ngất…
- Quang cảnh: Một thảo nguyên cao vút trong sương mờ, dòng sống lấp lánh và dải đất rộng bao la…
Soạn bài hai cây phong để thấy hình ảnh biểu tượng hiện lên qua mạch kể chuyện tôi
- Hai cây phong là hình ảnh gắn bó với tuổi thơ nhiều kỉ niệm
- Hình ảnh biểu tượng hai cây phong còn là nhân chứng cảm động về tình thầy trò

Tóm tắt tác phẩm khi soạn bài hai cây phong
Trước hết để hiểu rõ hơn về tác phẩm, chúng ta cần tóm tắt văn bản hai cây phong cũng như tác phẩm Người thầy đầu tiên. Thiên truyện kể lại những hoạt động của đoàn thanh niên dù chưa học được là bao, họ về xây dựng ngôi trường nơi người dân hầu như đều chưa biết chữ. Ở một ngôi làng hẻo lánh Ku-ku-rêu, có cô bé mồ côi cha mẹ ở cùng chú thím tên là An-tư-nai chẳng được học hành, phải chịu sự hà khắc và giám sắt chặt chẽ của bà thím.
Thầy Đuy-sen được cử về ngôi làng Ku-ku-rêu này để khai phá con chữ. Một ngày, thầy Đuy-sen mang về trường hai cây phong và bảo với An-tư-nai “Chúng ta sẽ cùng trồng, khi chúng lớn lên, ngày thêm sức sống thì em cũng ngày một trưởng thành…”. An-tư-nao nhớ mãi về thầy và hình ảnh hai cây phong cũng vì thế theo em suốt chặng đường thơ ấu.
Bà thím độc ác ép gả em làm vợ lẽ. Một lần, cô bé được thầy Đuy-sen giải thoát, được học trên tỉnh và học tiếp ở Mat-xco-va, sau này em trở thành nữ viện sĩ. Còn thầy Đuy-sen lúc này đã già và trở thành người đưa thư. Hình ảnh hai cây phong trong trích đoạn thể hiện những hồi ức của tác giả, đồng thời thể hiện tình cảm thầy trò mà cô bé An-tư-nai năm nào dành cho người thầy kính yêu.
Nghệ thuật của tác phẩm khi soạn bài hai cây phong
Hai cây phong là hình ảnh nghệ thuật độc đáo và đầy sáng tạo mà nhà văn Ai-ma-tốp đã tạo nên. Đoạn trích như một bức tranh sinh động, hai cây phong hiện lên bằng kí ức và trí tưởng tượng phong phú của tâm hồn người nghệ sĩ.
Nhà văn đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật, trong đó biện pháp nhân hóa đã làm sống động lên thế giới của hai cây phòng. Nó như có hồn, có tâm tư tình cảm gây xúc động và tạo nên nhiều dư vị. Do đó, khi soạn bài hai cây phong, chúng ta không thể không phân tích nghệ thuật của tác phẩm.
Giới thiệu tác giả và tác phẩm khi soạn bài Hai cây phong
Với bất cứ một tác phẩm văn học nào, để nắm bắt được nội dung cũng như giá trị tư tưởng, chúng ta cần có những thông tin cơ bản về tác giả cũng như tác phẩm đó. Khi soạn bài hai cây phong cũng không phải là một ngoại lệ.
Đôi nét về tác giả Ai-ma-tốp
Ông là nhà văn của đất nước Cư-rơ-gư-xtan thuộc vùng Trung Á, trước đây thuộc về Liên Xô cũ. Nhà văn hoạt động nghệ thuật từ năm 1952. Con đường nghệ thuật văn học của ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông cần nhắc đến là “Núi đồi và thảo nguyên” (1963), “Cánh đồng mẹ”(1963), “Con tàu trắng” (1970).
Nhìn chung các tác phẩm của Ai-ma-tốp mang hơi hướng lãng mạn trong sự khắc nghiệt của cuộc sống. Đề tài thường thấy là đời sống của người dân vùng đồi núi Cư-gư-xtan. Nội dung thể hiện trong các tác phẩm văn học của ông là ca ngợi tình yêu, tình bạn, đặc biệt là sự đề cao tinh thần dũng cảm cùng với sự thái độ đấu tranh đầy tích cực của tầng lớp thanh niên thời bấy giờ.
Giới thiệu về đoạn trích hai cây phong
Nhan đề Hai cây phong trong giáo trình do người biên soạn đặt. Bối cảnh của đoạn trích là sự bắt đầu tại một vùng quê hẻo lánh giữa những năm 20 của thế kỉ XX. Thời bấy giờ khi mà tư tưởng gia trưởng và phong kiến còn nặng nề, phụ nữ và trẻ em bị rẻ rúng coi thường.
Hai cây phong trong đoạn trích hiện lên thật đẹp với rất nhiều hình ảnh gây xúc động. Trong câu chuyện là nơi xa 40 năm với tình thầy trò sâu nặng và cảm động giữa thầy Đuy-sen và cô học trò An-tư-nai. Nhân bật thậm xưng “tôi” “chúng tôi” là người gắn bó thắm thiết với miền quê này. Đoạn trích trong chương trình nằm ở phần đầu của tác phẩm.
Phân tích tác phẩm khi soạn bài hai cây phong
Nhân vật “tôi” là hóa thân của người họa sĩ già Đuy-sen trong tâm tưởng của nhà văn Ai-ma-tốp. Sau khi kể về ngôi làng Ku-ku-rêu, nhân vật tường thuật đã giới thiệu hình ảnh hai cây phong với những chi tiết cụ thể và rõ nét nhất.
Đầu tiên là vị trí của hai cây phong, nó xuất hiện trước cả nhân vật tôi. Vị trí này vô cùng thuận lợi để bất kì một ai cũng có thể nhìn thấy hai cây phong khi đi từ bất kể hướng nào. Hình ảnh hai cây phong như cây đa đầu làng. Cảm nhận về hai cây phong thật sâu sắc “cứ mỗi lần về quê, tôi đều có bổn phận nhìn thấy hai cây phong đầu tiên”.
Đâu là nguyên nhân khiến hình ảnh cây phong xuất hiện đầu tiên trong mắt tác giả khi đi xa về? Phải chăng là vị trí dẫn đường quan trọng, hay chúng có vai trò với người kể chuyện? Rõ ràng ngoài những điều ấy, hai cây phong còn là hình ảnh gắn bó da diết về quê hương, là một phần kí ức tuổi thơ không thể xóa nhòa để rồi nghĩ về quê hương mỗi lần đi xa thì hình ảnh hai cây phong lại hiện lên trước cả.
Khi miêu tả tiếng lá rêu hiền dịu xào xạo gợi thương gợi nhớ với những cảm xúc thân yêu, tác giả đã đặt mình vào xúc cảm của nhân vật tôi trong truyện. Tiếng lá rêu của cây phong hư hơi thở, như tiếng nói tiếng cười sao mà thân thuộc quá đỗi. Khi soạn bài hai cây phong, chúng ta không thể bỏ qua chi tiết nhỏ này, bởi nó góp phần thể hiện nội dung và cốt lõi tư tưởng mà Ai-ma-tốp đã gửi gắm.
Tác giả đã sử dụng tinh tế lối nghệ thuật so sánh để mô tả tiếng lá lay động. Với lối miêu tả chân thực kèm với trí tưởng tượng phong phú của tác giả đã giúp cho người đọc thấy được hình ảnh hai cây phong thật có hồn và sinh động biết bao. Hai cây phong đã thuộc về quê hương, thuộc về quốc hồn quốc túy dân tộc. Soạn bài hai cây phong chúng ta thật cảm động trước tình cảm của nhân vật tôi dành cho quê nhà.
Mạch văn nhân xưng của nhân vật tôi đã thể hiện những gì thuộc về cá nhất tại ngôi làng Ku-ku-rêu này. Những kí ức quay chậm mà nhân vật tôi cùng các bạn đã gắn bó nơi đây là những hoài niệm đẹp. Từ việc cùng bạn phá tổ chim chỗ hai cây phong đến những tâm hồn đồng điệu của biết bao kí ức nơi mảnh đất này đã giúp cho nhân vật tôi thể hiện rõ nét tình cảm với quê hương của mình.
Soạn bài hai cây phong, chúng ta sẽ thấy chúng như hai còn người có tâm hồn, có nghĩ suy, có tình cảm gắn bó với hai đứa trẻ. Nơi đây biết bao khát vọng và ước mơ đã lớn lên. Hai cây phong đã chắp cánh cho sự trưởng thành. Nhờ có nó mà bọn trẻ đã được mở rộng tầm nhìn.
Hai cây phong được miêu tả, được quan sát tỉ mỉ bằng đôi tai của người nhạc sĩ, bằng đôi mắt và nét vẽ của người họa sĩ cũng là trái tim của người nghệ sĩ. Chính vì thế, những hình ảnh về cây phong hiện lên thật đẹp, chân thực và đầy sống động. Hai cây phong trong tác phẩm đã được nhân cách hoa cao độ trở thành con người có tâm hồn, có tình cảm tha thiết…
Cuối tác phẩm, nhân vật đã giải thích nguồn gốc của tác phẩm bằng câu chuyện xúc động về tình thầy trò gắn bó. Thầy Đuy-sen đã gieo hạt giống tâm hồn vào trái tim và ước mơ của cô gái nhỏ An-tư-nai. Để sau này, cô bé từ ước mơ ấy đã trở thành người có ích, đã là người có vị trí trong xã hội. Người thầy thầm lặng cống hiến từng ngày cho miền quê Ku-ku-rư, hai cây phong cũng từng ngày lặng lẽ mang đến những kí ức tuổi thơ trong sáng, êm đềm nhất cho lũ trẻ nơi đây.
Những lời tâm sự, thủ thỉ chân thành và trìu mến trong đoạn trích hai cây phong đã giúp mỗi người chúng ta cảm nhận được giá trị của miền quê nơi chôn rau cắt rốn của mình, đồng thời cũng nhận thức được giá trị và trách nhiệm của bản thân để xây dựng đất nước. Soạn bài Hai cây phong qua việc trả lời các câu hỏi trong chương trình sách giáo khoa cũng như phân tích các chi tiết trong đoạn trích sẽ giúp chúng ta nhận ra tình cảm và tư tưởng mà nhà văn Ai-ma-tốp đã gửi gắm thông qua ngòi bút tài hoa của mình.
Xem thêm:
- Soạn bài Tức nước vỡ bờ và Phân tích nhân vật chị Dậu
- Soạn bài và Tóm tắt Uy Lít Xơ trở về – Ngữ Văn 10
- Soạn bài Lão Hạc Ngắn Gọn HAY NHẤT và tóm tắt tác phẩm lão Hạc lớp 8
Soạn bài Hai cây phong đã giúp người đọc thấy được vẻ đẹp nội dung cũng như nghệ thuật của đoạn trích nói riêng và toàn bộ tác phẩm nói chung. Đây là thiên truyện mang nội dung sâu sắc đầy cảm động, được lồng ghép cùng với những hoài niệm tuổi thơ ngọt ngào và kí ức về người thầy đầu tiên. Qua đó, tác giả Ai-ma-tốp muốn gửi đến bạn đọc cần trân trọng tình yêu quê hương đất nước cũng như tình yêu thiên nhiên cây cỏ. Nếu có đóng góp gì cho chủ đề Soạn bài hai cây phong, mời bạn để lại nhận xét bên dưới để chúng mình cùng trao đổi thêm nhé!