Queerbaiting là gì? Mồi câu cho ngành giải trí trong, ngoài nước

0
(0)

Queerbaiting là một phương thức tiếp thị được nhiều chương trình tại Việt Nam và các nước khác trên thế giới. Gây được sự hứng thú nhất thời nhưng là một mặt tối khác của ngành giải trí điện ảnh mà ít người thật sự nhận ra. Cùng Dinhnghia tìm hiểu Queerbaiting là gì và những bí mật “câu view” tinh vi này!

Queerbaiting là gì?

Queerbaiting là từ chỉ một phương thức tiếp thị có nội dung liên quan đến cộng đồng LGBTQ plus (lesbian, gay, bisexual, transgender, queer/questioning,…) nhằm mục đích thu hút và câu kéo người xem. Từ này được kết hợp giữa “queer” (người nằm ngoài hệ nhị nguyên giới) và “bait” (mồi câu).

Trong xã hội hiện đại không khó để bắt gặp Queerbaiting ở nhiều hình thức khác nhau. Dễ thấy nhất là ở trong những bộ phim điện ảnh, những clip TikTok của giới trẻ, game show trên YouTube,…

Những hành động mập mờ, đôi khi là ân ái nhưng không thừa nhận rõ ràng về xu hướng tính dục cứ tưởng là vô tình nhưng mọi thứ đều có tính toán. Người làm tiếp thị như thế này họ cố ý dẫn dắt suy nghĩ và sự tò mò của người xem, đôi khi người xem sẽ cảm thấy đó là sự sáo rỗng, lố lăng.

Queerbaiting
Queerbaiting

Nguồn gốc của Queerbaiting

Xuất hiện vào những năm 1950, Queerbaiting được dùng như một từ chỉ sự phân biệt đối xử và kỳ thị người đồng tính trong chính trị và pháp luật hiện thời. Trước đây, Queerbaiting là một chiến thuật (bao gồm tống tiền, dụ dỗ) để tìm ra những người có xu hướng tính dục khác với tiêu chuẩn thời đó.

Ở hiện đại, Queerbaiting xuất hiện trong chương trình “hot hit” tại Việt Nam. Trước những màn biểu diễn được đầu tư để khán giả và khách mời phỏng đoán ai là “giới tính thứ 3” để loại ra khỏi danh sách tìm người yêu cho nữ chính/nam chính và cũng là cách gây tò mò và chú ý cho chương trình .

Queerbaiting trong bộ phim huyền thoại Harry Potter được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên được tác giả JK Rowling tuyên bố vào năm 2007 rằng một nhân vật tên Dumbledore trong câu chuyện là người đồng tính và nhân vật này được miêu tả là kỳ dị. Dù được hỏi rất nhiều nhưng tác giả vẫn mập mờ về giới tính của cụ Dumbledore, tận tới khi phim từ tác phẩm của bà phát triển mạnh.

Cụ Dumbledore
Cụ Dumbledore

Vì sao Queerbaiting trở nên phổ biến trong ngành giải trí?

Hiện nay, xu hướng Queerbaiting trở nên khá phổ biến, đặc biệt ở phía trời tây, ngành công nghiệp giải trí Hollywood có cái nhìn thoáng hơn về LGBTQ+ lại càng xuất hiện nhiều ấn phẩm chứa Queerbaiting.

Hoặc tại Kpop, trai xinh – gái đẹp các oppa, mỹ nữ Hàn Quốc trong các nhóm nhạc nam, nhóm nhạc nữ Kpop được công ty chủ quản đem ra làm mồi câu, chiều lòng người hâm mộ bằng những điệu nhảy hay vũ đạo có động chạm da thịt được cho là Queerbaiting. Rất dễ để thấy được những hình ảnh thân mật nam – nam hay nữ – nữ tạo nên những trào lưu đẩy thuyền, ghép cặp các idol. Điều này mang lại nhiều chỉ trích vì sự quá lố bất chấp để thu hút người hâm mộ.

Không ngoại lệ, một số nghệ sĩ, TikToker, Youtuber tại Việt nam cũng lợi dụng Queerbaiting để nổi tiếng, câu kéo fan bằng video, show truyền hình thực tế mập mờ giới tính. Việc phát hiện ra tiềm năng dựa trên xu hướng tính dục để trục lợi, fan Việt bình thường khó mà nhận ra.

Queerbaiting trở nên phổ biến trong ngành giải trí
Queerbaiting trở nên phổ biến trong ngành giải trí

Điểm giống và khác nhau của Queerbaiting và Queer Coding

Queerbaiting và Queer Coding đều đề cập đến các yếu tố hoặc nhân vật liên quan đến cộng đồng LGBTQ+ hoặc biểu thị tính cách “queer”. Đồng thời, Queerbaiting và Queer Coding đều có xu hướng sử dụng các ám chỉ, tương tác để thể hiện tính cách hoặc quan điểm đồng tính mà không thể hiện chúng một cách rõ ràng, gợi lên sự kì lạ, gây tò mò, có thể mang đến những tác động tích cực và lẫn tiêu cực.

Về sự khác nhau Queerbaiting và Queer Coding:

  • Queer coding tồn tại trong không gian trung lập, thường không dễ dàng nhận biết, cần phân tích sâu hơn để hiểu rõ các ám chỉ, hành động.
  • Queerbaiting chỉ được sử dụng để thu hút khán giả kỳ lạ vào một phần của phương tiện truyền thông và mục đích, thường dễ nhận biết, vì nó dựa vào việc tạo ra sự tò mò và thu hút sự quan tâm của cộng đồng LGBTQ+.
Cả hai đều gợi về sự kì lạ gây tò mò có thể gây nên tác động tiêu cực
Cả hai đều gợi về sự kì lạ gây tò mò có thể gây nên tác động tiêu cực

Xem thêm:

Bài viết trên Dinhnghia đã giải đáp chi tiết Queerbaiting là gì, những bí mật của ngành công nghiệp giải trí cũng như về Queerbaiting. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, theo dõi Dinhnghia để đọc thêm những bài viết bổ ích khác nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Mạng 5G là gì? Mạng 5G khi nào phủ sóng toàn quốc?

Mạng 5G là bước tiến vượt bậc trong công...

Mạng 4G là gì? Có nhanh không? 4G và LTE khác gì nhau?

Mạng 4G, ra đời vào năm 2010, là thế...

3G là gì? Tốc độ của mạng 3G là bao nhiêu? Khác gì với 2G và 4G

Mạng 3G, ra đời vào đầu những năm 2000,...

Mạng 2G là gì? Tại sao cắt mạng 2G? Khi nào cắt?

Mạng 2G, công nghệ di động phổ biến từ...