Thế nào là số hữu tỉ? Ví dụ về số hữu tỉ? Lý thuyết và bài tập về số hữu tỉ? Số hữu tỉ có âm không?… Đây là một trong nhiều câu hỏi trên các diễn đàn toán học được các em học sinh rất quan tâm. Nhằm phục vụ cho các em có thêm nguồn thông tin để tham khảo, trong phạm vi bài viết dưới đây, DINHNGHIA.COM.VN sẽ cung cấp những kiến thức về số hữu tỉ cùng các nội dung liên quan.
Nội dung bài viết
Định nghĩa số hữu tỉ là gì?
Số hữu tỉ là các số có thể biểu diễn dưới dạng phân số (thương) (frac{a}{b}), trong đó a và b là các số nguyên với (bneq a).
Tập hợp số hữu tỉ là tập hợp đếm được.
Các số thực không phải là số hữu tỉ được gọi là các số vô tỉ.
Tuy nhiên, tập hợp các số hữu tỉ không hoàn toàn đồng nhất với tập hợp các phân số (frac{p}{q}), vì mỗi số hữu tỷ có thể biểu diễn bằng nhiều phân số khác nhau. Chẳng hạn các phân số (frac{1}{3}), (frac{2}{6}), (frac{3}{9}),… cùng biểu diễn một số hữu tỷ. Tập hợp số hữu tỉ được kì hiệu là Q trong đó:
Q = (a,b in Z, bneq 0)
Có thể bạn quan tâm:
- 1 g bằng bao nhiêu mg? Cách đổi g về các đơn vị đo khối lượng
- Cách đổi inch sang m cực chính xác, nhanh chóng bằng công cụ
- Mét vuông đổi ra mét bằng bao nhiêu? Có đổi được không?
Tính chất số hữu tỉ là gì?
Sau khi tìm hiểu về định nghĩa số hữu tỉ, bạn cũng cần nắm được tính chất của số hữu tỉ như sau:
Nhân số hữu tỉ
(frac{a}{b}).(frac{c}{d}) = (frac{a.c}{b.d})
Ví dụ:
(frac{2}{3}) . (frac{4}{5}) = (frac{2.4}{3.5}) = (frac{8}{15})
Chia số hữu tỉ
(frac{a}{b}) : (frac{c}{d}) = (frac{a.d}{b.c})
Ví dụ:
(frac{2}{3}) : (frac{4}{5}) = (frac{2.5}{4.3}) = (frac{10}{12})
Mỗi số hữu tỉ có thể biểu diễn bằng một số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn.
Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ
(left | x right |) = x nếu (xgeq 0)
(left | x right |) = -x nếu (x< 0)
Số đối của số hữu tỉ
Số đối của số hữu tỉ là một số hữu tỉ mà tổng của nó với số hữu tỉ này bằng 0.
Nếu số hữu tỉ là số hữu tỉ âm thì số đối của nó là số hữu tỉ dương.
Nếu số hữu tỉ là số hữu tỉ dương thì số đối của nó là số hữu tỉ âm.
Lũy thừa của một số hữu tỉ bằng tích của các lũy thừa.
Lũy thừa của một tích bằng tích các lũy thừa:
((x.y)^{n}) = (x^{n}).(y^{n})
Lũy thừa của một thương bằng thương các lũy thừa:
((frac{x}{y})^{n}) = (frac{x^{n}}{y^{n}})
Định nghĩa số vô tỉ là gì?
Số vô tỉ là số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn.
Trong toán học, số vô tỉ là số thực không phải là số hữu tỉ, nghĩa là không thể biểu diễn được dưới dạng tỉ số (frac{a}{b}) (và a, b là các số nguyên).
Một số thực là số vô tỷ khi và chỉ khi biểu diễn liên phân số của nó là vô hạn.
Tập hợp các số vô tỉ được kí hiệu là II.
Ví dụ số vô tỉ
Số thập phân vô hạn có chu kỳ thay đổi: 0,1010010001000010000010000001… (Số thập phân vô hạn không tuần hoàn).
Số căn bậc hai = 1,414213…
Số pi = 3,141592653589793…
Số logarit tự nhiên e = 2,718281…
Xem thêm:
- R là gì trong toán học? Các tập số trong toán học bạn cần ghi nhớ
- Hỗn số là gì? Cách cộng trừ hỗn số? Cấu tạo của hỗn số?
- Định nghĩa số nguyên tố là gì? Số siêu nguyên tố? 2 số nguyên tố cùng nhau?
Như vậy bài viết trên đây đã cung cấp cho các em nội dung về định nghĩa thế nào là số hữu tỉ, định nghĩa số vô tỉ là gì, lý thuyết và bài tập về số hữu tỉ cũng như số vô tỉ. Hy vọng những kiến thức trên đây sẽ là nguồn tham khảo hữu ích phục vụ cho các bạn trong quá trình học tập. Chúc bạn luôn học tốt!