Chúng ta thường nghe đến môi trường kiềm trong cơ thể nhưng môi trường kiềm là gì? Làm sao để tạo môi trường kiềm trong cơ thể hiệu quả? Hãy cùng DINHNGHIA tìm hiểu bên dưới bài viết này nhé!
Nội dung bài viết
Môi trường kiềm là gì? Môi trường kiềm trong cơ thể là gì?
Kiềm là những hợp chất có nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH) trong phân tử. Môi trường kiềm là môi trường có độ pH lớn hơn 7. Nếu độ pH càng cao thì tính kiềm càng mạnh.
Môi trường kiềm trong cơ thể là yếu tố quan trọng nhất để cơ thể khỏe mạnh. Khi ở trạng thái cân bằng (pH của cơ thể là kiềm 7.365) sẽ giúp cơ thể sản sinh ra các hormone có lợi, từ đó cơ thể bạn có thể luôn khỏe mạnh, vui vẻ và sảng khoái. Môi trường kiềm cơ thể có nghĩa là tăng tính kiềm đồng thời cân bằng độ axit hay còn gọi là kiềm trong cơ thể.

Vai trò của môi trường kiềm trong cơ thể
Ngoài những tác dụng tích cực như sản sinh ra các hormone có lợi và giúp cơ thể khỏe mạnh, môi trường kiềm còn là chìa khóa giúp cơ thể vô hiệu hóa các tác nhân dẫn đến các bệnh nguy hiểm như ung thư và dạ dày.

Tác hại khi cơ thể thiếu môi trường kiềm
Theo một nghiên cứu, cơ thể không thể tự chữa lành vết thương trừ khi độ pH của nó hơi kiềm (tương đương với độ pH 7,4). Nếu cơ thể bạn đang trong cơ thể thiếu kiềm thì khả năng hấp thụ khoáng chất và chất dinh dưỡng của cơ thể sẽ làm giảm khả năng chữa lành và tái tạo tế bào.
Đồng thời, khả năng giải độc và tiêu diệt tế bào ung thư trong cơ thể sẽ bị suy giảm khiến bạn mệt mỏi và dễ mắc bệnh hơn, nếu trong cơ thể không giữ được ngưỡng kiềm lý tưởng.
Đặc biệt, nếu giá trị pH dưới 7,2 trong máu là cơ thể bạn đang ở mức độ kiềm nguy hiểm. Ngoài ra, các tế bào hồng cầu có xu hướng kết dính với nhau gây tắc nghẽn mao mạch cục bộ, khiến tế bào bị thiếu oxy, dẫn đến biến dạng, mệt mỏi và thậm chí tử vong.

Cách tạo môi trường kiềm hiệu quả
Ăn uống lành mạnh
Thông thường các chuyên gia sẽ khuyến cáo người dùng nên áp dụng chế độ ăn kiêng 80% kiềm và 20% axit để duy trì cơ thể khỏe mạnh. Các thực phẩm có nồng độ axit cao nên hạn chế như:
- Các loại thịt động vật như thịt bò, thịt lợn chứa một lượng lớn axit uric và axit lactic. Do đó, ăn quá nhiều thịt đỏ có thể dẫn đến bệnh gút, suy tim,…
- Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt có ga, nước tăng lực, chất kích thích thường chứa lượng axit cao vì nó có khả năng làm tăng khả năng mắc bệnh gan và bệnh gút.
- Ngoài ra, socola, đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh cũng chứa một lượng lớn axit có hại. Do đó, nên tiêu thụ vừa phải và không quá dư thừa để tránh những bệnh tật không mong muốn.
Thực phẩm sức khỏe có tính kiềm nên ăn nhiều hơn:
- Các loại dầu oliu, dừa, thực vật rất giàu vitamin E, vitamin K, chất chống oxy hóa, đồng thời chứa nhiều khoáng chất giúp ích cho cơ thể.
- Các loại trái cây và nước ép nhiều nước như cam, quýt, bưởi, dưa hấu rất giàu vitamin C giúp tăng cường khả năng phòng vệ của cơ thể trước những tác nhân gây hại của môi trường.
- Các loại rau lá xanh, trái cây và rau xanh rất giàu chất xơ, có thể giúp ngăn ngừa ung thư và bệnh tim, chống táo bón và duy trì làn da đẹp.
- Sữa và các sản phẩm tự nhiên rất giàu canxi và khoáng chất có lợi cho cơ thể, giúp duy trì và hình thành xương.

Bổ sung nước ion kiềm giàu hydro mỗi ngày
Nước đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển và giải độc các chất và ion trong cơ thể. Vì vậy, bạn nên tạo thói quen uống 8-10 ly nước lọc mỗi ngày để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, đẩy lùi bệnh tật.
Nước điện giải ion kiềm giàu Hydro giúp trung hòa các gốc tự do và cung cấp các khoáng chất có lợi cho cơ thể. Vì vậy, nên ưu tiên sử dụng nước điện giải ion kiềm nếu có điều kiện.

Sinh hoạt hợp lý
- Bạn nên ngủ 8 tiếng mỗi ngày, cùng với đó là hít thở sâu khi ngủ giúp cơ thể đào thải axit dư thừa và tạo ra môi trường kiềm lý tưởng cho cơ thể.
- Để giữ sức khỏe, hãy tập thể dục thường xuyên, 30 phút tập thể dục vừa phải mỗi ngày. Hạn chế tối đa những căng thẳng do stress, học tập, làm việc,… để ngăn chặn sự mất cân bằng axit dư thừa trong cơ thể.
- Nếu có thời gian, hãy thử thiền hoặc đọc sách để thư giãn đầu óc bạn nhé. Vì đây sẽ giúp bạn thư giãn, ổn định tâm trạng và tạo nên được môi trường kiềm lý tưởng cho cơ thể!

Xem thêm:
- Nước tinh khiết là gì? Nên dùng nước khoáng hay nước tinh khiết?
- Nước cứng là gì? Tìm hiểu dấu hiệu nhận biết và cách làm mềm
- Nước muối sinh lý là gì? Công dụng và cách sử dụng chuẩn nhất
Sau khi đọc xong bài viết trên, hy vọng bạn đã biết môi trường kiềm là gì rồi. Bạn thích cách tạo môi trường kiềm nào nhất cho cơ thể? Đừng ngần ngại bình luận bên dưới để DINHNGHIA biết nhé!