Quản trị kinh doanh là một trong những ngành học được săn đón nhiều nhất mỗi mùa tuyển sinh đại học. Bạn đã biết ngành quản trị kinh doanh là gì, có những môn học chuyên ngành nào chưa? Hãy cùng DINHNGHIA tìm hiểu ngay trong bài viết hôm nay nhé!
Nội dung bài viết
Ngành quản trị kinh doanh là gì?
Quản trị kinh doanh là ngành học trang bị các kiến thức liên quan đến quản trị trong kinh doanh, từ đó tập trung phát triển và đẩy mạnh công việc kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm nhiều hoạt động: Cân nhắc, lên kế hoạch, tối đa hóa “hiệu suất”,…
Ngành quản trị kinh doanh học gì?
Ngành quản trị kinh doanh bao gồm rất nhiều chuyên ngành khác nhau, tùy vào năng lực và định hướng thì sinh viên sẽ lựa chọn đi sâu vào một nhánh nhỏ trong quản trị kinh doanh hoặc học bao quá mỗi thứ một ít. Dưới đây là một số chuyên ngành nhỏ bạn có thể tham khảo:
- Chuyên ngành quản trị kinh doanh tổng hợp
- Chuyên ngành quản trị chất lượng
- Chuyên ngành thương mại
- Chuyên ngành kinh doanh quốc tế
- Chuyên ngành ngoại thương
Ưu điểm và nhược điểm của ngành quản trị kinh doanh
Ưu điểm
Chuyên ngành quản trị kinh doanh giúp sinh viên trang bị tư duy để trở thành nhà quản lý, quản trị viên tương lai. Không những vậy, bạn sẽ có nền tảng kiến thức vững nếu lựa chọn khởi nghiệp và cơ hội được tiếp cận nhiều mảng kiến thức đa dạng.
Nhược điểm
Nếu không được thực tập hoặc trải nghiệm thực tế, sinh viên sẽ dễ học trước quên sau vì kiến thức có phần lan man và đa dạng. Nếu không chủ động học tập, rất dễ rơi vào cảnh thất nghiệp vì cạnh tranh cao.
Chuyên ngành đòi hỏi người học thái độ nghiêm túc, chăm chỉ, chủ động và rất nhiều bản lĩnh. Bạn phải thực sự có khát khao kinh doanh, khởi nghiệp nếu không sẽ rất dễ rơi vào cảnh phân vân không biết được con đường phù hợp với mình.
Cơ hội việc làm của cử nhân quản trị kinh doanh
Cơ hội việc làm của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này khá cao do sự đa dạng của ngành học cùng với sự ứng dụng cao của kiến thức ngành.
Đây là ngành học năng động, rất thích hợp với những ai thích làm việc trong môi trường cạnh tranh, phát huy thế mạnh của bản thân. Nếu được đào tạo bài bản và có chuyên môn cao, đây chính là ngành học giúp bạn đạt được vị trí rất cao trong doanh nghiệp.
Mức lương của ngành quản trị kinh doanh
Mức lương trung bình
Mức lương trung bình của ngành sẽ dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau. Mức lương cho các vị trí sẽ dao động trong khoảng 4.000.000 – 20.000.000 đồng/tháng. Con số này sẽ thay đổi dựa vào kinh nghiệm thực tế và cấp bậc của mỗi người.
Dựa vào kinh nghiệm
- Đối với sinh viên vừa tốt nghiệm: Mức lương là 3.000.000 – 4.000.000 đồng/tháng.
- Đối với nhân viên từ 1 – 2 năm kinh nghiệm: Mức lương là 5.000.000 – 8.000.000 đồng/tháng.
- Đối với nhân viên có trên 2 năm kinh nghiệm: Mức lương là 7.000.000 – 10.000.000 đồng/tháng.
- Đối với vị trí từ 2 năm kinh nghiệm trở lên: Mức lương từ 15.000.000 – 20.000.000 đồng/tháng.
Dựa vào vị trí công việc
Đối với vị trí công việc, người có chức vụ càng cao sẽ có mức lương càng hấp dẫn. Đây là bảng lương tham khảo của ngành quản trị kinh doanh cho từng vị trí:
- Nhân viên thử việc: với các cử nhân vừa ra trường, mức lương được chi trả chỉ từ 3.000.000 – 4.000.000 đồng/tháng.
- Nhân viên kinh doanh: thu nhập trung bình từ 5.000.000 – 7.000.000 đồng/tháng và còn được hưởng thêm các khoản tiền hoa hồng nếu có số lượng bán hàng đạt hiệu suất hoạt động.
- Chuyên viên: mức lương 8.000.000 – 15.000.000 đồng/tháng.
- Trưởng phòng: thu nhập của vị trí trưởng phòng dao động từ 10.000.000 – 15.000.000 đồng/tháng.
- Giám đốc: sẽ có mức lương trung bình khoảng 20.000.000 đồng/tháng, mức lương của giám đốc có thể thay đổi tuỳ vào lợi nhuận doanh nghiệp từng tháng.
Xem thêm:
- Ngành Kinh doanh quốc tế là gì? Học trường nào, ra trường làm gì
- Ngành thương mại điện tử là gì? Cơ hội việc làm? Mức lương?
- Ngành Tài chính – Ngân hàng là gì? Tổ hợp xét tuyển và cơ hội việc làm
Trên đây là những gì bạn cần biết để trả lời cho thắc mắc ngành quản trị kinh doanh là gì? Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích và cần thiết!